Giaùo trình Địa lý kinh tế Việt Nam - Trần Duy Liên

MỤC LỤC.- 1 -

MỞ ĐẦU : ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỊA

LÝ KINH TẾ HỌC.- 5 -

A - Đối tượng nghiên cứu của môn học : .- 5 -

B - Nhiệm vụ nghiên cứu của địa lý kinh tế học : .- 6 -

C - Mối quan hệ giữa địa lý kinh tế và các môn khoa học khác:.- 6 -

Chương I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ.- 7 -

I.I KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC.- 7 -

1.1.1 Các nguyên tắc phân bố sản xuất.- 7 -

I.1.2 Các vùng kinh tế.- 7 -

I.1.3 Các TEC - tổng thể sản xuất lãnh thổ.- 10 -

I.1.4 Phân vùng kinh tế .- 11 -

I.1.5 Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của đất nước .- 12 -

I.1.6 Qui hoạch vùng.- 12 -

I.2 HỆ THỐNG LÃNH THỔ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM.- 14 -

I.2.1 Sự hình thành các vùng kinh tế - hành chính .- 14 -

I.2.2 Sự hình thành các vùng chuyên môn hóa lớn .- 17 -

Chương II . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LÃNH THỔ.- 19 -

II.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP CỔ TRUYỀN VÀ HIỆN ĐẠI .- 19 -

II.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỐ TỐI ƯU NGÀNH VÀ XÍ NGHIỆP .- 22 -

II.2.1 Phương pháp lợi thế so sánh.- 22 -

II.2.2 Tính toán chi phí qui đoi.- 23 -

II.2.3 Xác định vùng tiêu thụ .- 24 -

II.3. PHÂN TÍCH VÀ LUẬN CHỨNG VỀ CƠ CẤU CỦA TỔNG THỂ SẢN

XUẤT VÙNG.- 25 -

II.3.1 Đánh giá hiệu quả chuyên môn hóa vùng.- 25 -

II.3.2 Các chỉ tiêu phát triển tổng hợp vùng vùng.- 26 -

Chương III . MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA

VIỆT NAM.- 28 -

III.1 MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN.- 28 -

III.1.1 Khái niệm về môi trường .- 28 -

III.1.2 Khái niệm về tài nguyên.- 29 -

III.1.3 Quan hệ giữa môi trường và phát triển .- 30 -

III.1.4 Chiến lược bảo vệ môi trường.- 31 -

III.2 ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VIỆT

NAM.- 32

 

pdf136 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giaùo trình Địa lý kinh tế Việt Nam - Trần Duy Liên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hích đáng giữa nhiệt điện và thủy điện. 
 TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch 
Địa lý kinh tế Việt Nam - 66 -
 c) Tình hình phát triển ngành công nghiệp điện lực và nhiên liệu - năng lượng ở 
nước ta : Công nghiệp năng lượng - nhiên liệu gồm hai ngành chính có liên quan 
chặt chẽ với nhau: công nghiệp nhiên liệu và công nghiệp điện lực. Hai ngành này 
ở nước ta hiện nay chiếm 22,7% giá trị tổng sản lượng công nghiệp (1993) với 3,0% 
tổng số lao động công nghiệp, và đang có xu hướng tăng mạnh. Ngành nhiên liệu ở 
nước ta hiên nay ngoài khai thác than, đã có thêm dầu mỏ. 
Sản lượng điện, than và dầu thô của Việt Nam 
 1930 1976 1980 1986 1993 
Điện (triệu KWh) 65,20 3064,2 5230,0 
8790,0 
10 
926 
Than (triệu tấn) 1,96 5,7 5,70 4,6 5,4 
Dầu thô (tr.tấn) - - 0,04 2,7 6,3 
 Riêng về dầu thô, ngoài mỏ Bạch Hổ hiện nay chúng ta đã bắt đầu khai thác 
tại 2 mỏ dầu nữa là Rồng, Đại Hùng. Theo dự kiến lượng dầu thô khai thác (triệu 
tấn) tại các mỏ này là : 
Mỏ 1993 1994 1995 199
6 
199
7 
1998 199
9 
2000 
Bạch Hổ 6,5 6,8 7,0 7,0 7,0 6,8 6,7 6,2 
Rồng 0,1 1,0 1,6 2,4 3,3 3,8 3,8 
Đại Hùng 0,2 1,1 2,4 4,9 8,1 11,2 11,1 
Tổng cộng 6,5 7,1 9,1 11,0 14,3 18,2 21,7 21,1 
 * Khai thác than : Các xí nghiệp khai thác than lớn nằm tập trung ở vùng 
than Quảng Ninh (Vàng danh, Cẩm Phả, Hòn Gai...) chiếm khoảng 90% sản lượng 
than các loại của cả nước. Ngoài khu vực than tập trung ở trên, ta còn có những xí 
nghiệp khai thác than ở Thái Nguyên, Nông Sơn, Na Dương. Chúng ta phấn đấu 
đưa sản lượng than lên 8-9 triệu tấn/năm. 
 * Dầu mỏ : Cơ sở lọc dầu đầu tiên ở Tuy Hạ (cách thành phố Hồ Chí Minh 
15km về phía Đông) đã đi vào hoạt động năm 1988 với công suất 40 vạn tấn/năm 
và đang còn tiếp tục được mở rộng, đưa công suất lên trên 1 tr.tấn/năm, đồng thời 
có các nhà máy hóa dầu tại Dung Quất, Vũng Tàu sẽ được xây dựng trong tương 
lai. 
 * Khí đốt : Ngoài dầu thô, hàng năm chúng ta còn có khả năng khai thác tới 
1000 triệu m3 khí đốt (song hiện nay đến 80% khí đồng hành này bị đốt bỏ); hiện 
nay chúng ta đã hoàn thành xong việc xây dựng đường dẫn khí từ biển vào đất liền. 
 Trong tương lai chúng ta sẽ hàng loạt các nhà máy: nhà máy lọc dầu, nhà 
máy khí hóa lỏng, nhà máy sản xuất nhựa đường và dầu nhờn - đó là các cơ sở vật 
chất kỹ thuật ban đầu của công nghiệp hóa dầu ở Việt Nam. 
 TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch 
Địa lý kinh tế Việt Nam - 67 -
 * Sản xuất điện : điện lực là ngành đặc biệt phát triển với tốc độ nhanh trong 
các ngành công nghiệp ở miền Bắc nước ta từ năm 1955. 
 y Trong thời gian 25 năm (1930-1955), sản lượng điện chỉ tăng có 3,9 lần, 
còn trong thời gian 35 năm gần đây (1955-1990) sản lượng điện của ta đã tăng gấp 
36 lần. 
 y Số lượng các nhà máy nhiệt điện dưới thời Pháp thuộc chỉ có 7 cái chạy 
bằng than, phân bố ở Hải Phòng (2 cái), Hà Nội, Nam Định (trong nhà máy dệt), 
Hòn Gai, Vinh và Sài Gòn: tổng công suất không quá 50. 000 kW và cái lớn nhất, 
công suất cũng chỉ tới 10.000 kW mà thôi. Ngoài ra, còn có hai trạm thủy điện nhỏ 
Tà Sa, Nà Ngần công suất không đáng kể (1.500 kW). 
 Trong thời gian gần đây, với chủ trương đẩy mạnh sản xuất điện, tiến tới 
điện khí hóa toàn quốc, chúng ta đã có gắng cải tạo - nâng công suất và xây dựng 
mới nhiều nhà máy điện, bao gồm cả nhiệt điện, thủy điện. 
 † Về nhiệt điện 
 y Các nhà máy nhiệt điện sử dụng than đã được xây dựng mới ở các tỉnh 
phía Bắc là : nhà máy điện Vinh, Hàm Rồng, Cổ Định (Thanh Hóa); Lào Cai, Việt 
Trì, Phả Lại, Uông Bí, Bắc Giang, Cao Ngạn (Thái Nguyên), Ninh Bình. 
 Các nhà máy này đều có thiết bị hiện đại và công suất mỗi cái đều trên dưới 
50.000 kW, có cái 100.000 kW (riêng nhà máy nhiệt điện Phả Lại lớn nhất lớn với 
công suất thiết kế là 600.000 Kwh). 
 y Khu vực Nam bộ có các nhà máy nhiệt điện chạy dầu: Chợ Quán (53.180 
Kwh), Chợ Lớn (20.995 Kwh), Cầu Kho (5.360 Kwh), Thủ Đức (165.000 Kwh), Trà 
Nóc (35.000 Kwh). 
 † Về thủy điện : 
 y Thủy điện Thác Bà (trên sông Chảy): có công suất thiết kế 114.000 Kwh, 
hàng năm có thể sản xuất ra từ 414 triệu đến 800 triệu Kwh điện. Trạm thủy điện 
này hoạt động vào năm 1962, có 3 tuyếc bin mỗi cái 38.000 Kw và 2 đường dây 
cao thế. Có tác dụng cung cấp điện cho các vùng xung quanh, tưới tiêu cho vùng 
nông nghiệp Hà Tuyên, Lào Cai,..., nuôi trồng thủy sản và điều tiết một phần mực 
nước sông Hồng. 
 y Thủy điện Hoà Bình (trên sông Đà): có đập chính cao 120m, rộng 700 m, 
hồ chứa 200 km2 và dài 200km, có nhiều đập phụ. Riêng đập chính có 8 tuyếc bin, 
mỗi cái 20 vạn Kw, tổng công suất lên tới 1,6 triệu Kwh; hàng năm sản xuất ra từ 7 
đến 10 tỷ kwh. Cung cấp nước tưới tiêu cho các vùng, đồng thời điều tiết mực nước 
sông Hồng. 
 y Thủy điện Trị An (trên sông Đồng Nai): có công suất 320.000 Kwh, sản 
lượng điện hàng năm khoảng 1,5 tỷ Kwh điện. 
 y Thủy điện Đa Nhim (trên sông Đồng Nai): có công suất là 160.000Kwh, 
hàng năm sản xuất ra khoảng 1 tỷ Kwh điện. Trạm thủy điện này có 4 tuyếc bin, 4 
phát điện, 4 máy biến thế. Máy phát điện sản xuất điện hạ thế 13,2 Kv, được biến 
thành điện cao thế 230 Kv, rồi chuyển về trạm biến điện Thủ Đức trên đoạn đường 
252 km từ Sông Pha đến Thủ Đức. 
 TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch 
Địa lý kinh tế Việt Nam - 68 -
 Ngoài các nhà máy thủy điện lớn trên, chúng ta cũng đang xây dựng và 
chuẩn bị đưa vào sử dụng các nhà máy thủy điện có công suất vừa và nhỏ như: 
Hàm Thuận (360.000 kW), Vĩnh Sơn, Dray H'Linh , Thác Mơ, Yaly,... 
 Cơ cấu sản xuất điện ở nước ta hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sở các nguồn 
than (đối với các nhà máy nhiệt điện ở các tỉnh phía Bắc), nguồn dầu (đối với các 
nhà máy nhiệt điện ở các tỉnh phía Nam) và thủy điện chiếm 3/4 tổng công suất. 
Việc khai thác dầu khí ở phía Nam sẽ có tác dụng to lớn trong việc thay đổi cơ cấu 
nguồn nhiên liệu cung cấp cho các nhà máy điện và góp phần mở rộng diện phân 
bố các nhà máy nhiệt điện tới nhiều vùng. 
V.5.2 Công nghiệp luyện kim: 
 a) Vai trò của công nghiệp luyện kim : Công nghiệp luyện kim là một trong 
những ngành công nghiệp nặng quan trọng nhất. Sản phẩm của ngành này phục vụ 
cho các ngành chế tạo cơ khí, vật liệu xây dựng, giao thông vận tải và nhiều ngành 
kinh tế quốc dân khác. 
 Sự phân bố các xí nghiệp luyện kim - đặc biệt là luyện kim đen - thường 
quyết định bộ phận chuyên môn hóa của cả khu vực, do đó ảnh hưởng tới sự phân 
bố của nhiều ngành kinh tế khác cũng như ảnh hưởng tới sự phân bố nhân khẩu 
nữa. Một trung tâm gang thép lớn có thể thu hút hàng chục vạn công nhân, cán bộ 
kỹ thuật, đòi hỏi nhiều công trình văn hóa xã hội, màng lưới dịch vụ. 
 Ngành luyện kim đã có từ lâu đời ở nước ta, nghề luyện đồng, thiếc,... đã 
xuất hiện cách đây 4000 năm trước công nguyên. Nghề luyện sắt đã có trên 2000 
năm ở châu thổ Sông Hồng và ngày nay đóng vai trò ngày càng quan trọng trong 
nền kinh tế quốc dân. 
 b) Các đặc điểm của ngành luyện kim : 
 1) Luyện kim đen 
 y Ngành luyện kim đen sử dụng một khối lượng nguyên liệu, nhiên liệu và 
động lực rất lớn, 
 y Ngành luyện kim đen gồm nhiều giai đoạn sản xuất phức tạp đòi hỏi phải 
được phân bố thành loại hình xí nghiệp liên hợp có quy mô lớn thì giá thành mới rẻ. 
 2) Luyện kim màu 
 y Hàm lượng kim loại trong quặng kim loại màu nói chung thấp. 
 y Nguyên liệu của ngành luyện kim màu là các quặng kim loại nhưng 
thường ở dưới dạng đa kim. 
 y Luyện kim màu cần có nguồn điện dồi dào, rẻ. 
 y Ngành luyện kim màu, khi phân bố người ta thường chia làm hai khâu: 
làm giàu quặng (sơ chế) và tinh luyện kim loại. Các xí nghiệp làm giàu quặng được 
phân bố ngay tại nơi khai thác, còn các xí nghiệp tinh luyện kim loại thì tùy theo 
phương pháp tinh luyện mà có thể đặt ở gần nơi làm giàu quặng hoặc gần trung tâm 
thuỷ điện rẻ tiền, hoặc gần các trung tâm khoa học kỹ thuật. 
 TS.Trần Duy Liên Khoa Du lịch 
Địa lý kinh tế Việt Nam - 69 -
c) Tình hình phát triển và phân bố ngành luyện kim ở Việt Nam 
 * Thời pháp thuộc: Suốt thời kỳ Pháp thuộc ngành công nghiệp luyện kim ở 
nước ta không được phát triển. 
 y Một số mỏ kim loại đã được thăm dò và tiến hành khai thác, nhưng các xí 
nghiệp luyện kim màu thì rất ít và xí nghiệp luyện gang thép thì không có. 
 y Năm 1939 số lượng quặng sắt khai thác được 138,2 ngàn tấn (trong đó có 
83.325 tấn được xuất cảng sang Nhật, còn một số ít quặng nghèo thì được đưa về 
Hải Phòng làm nguyên liệu cho nhà máy xi măng). 
 Trong thời kỳ này có một số nhà máy luyện kim nhỏ : 
 y Năm 1941, xây dựng một lò gang tại Đáp Cầu, chạy bằng than củi; công 
uất 1o tấn/ngày (song chỉ ít lâu thì phá sản). 
 y Năm 1942, xây dựng một lò cao (có kèm theo lò luyện thép Besme) tại 
Bắc Sơn (song cũng chẳng bao lâu thì đóng cửa). 
 y Nhà máy luy

File đính kèm:

  • pdfĐịa lý kinh tế VN- ĐH Đà Lạt.pdf