Giáo trình Nghề điện dân dụng THCS

 Chuẩn bị giặt.

 Chuyển chế độ giặt.

 Bảo dưỡng máy giặt

Cẩn trọng khi giặt bằng nước nóng

Nếu cần phải giặt bằng nước nóng, tùy theo loại vải mà lựa chọn nhiệt độ nước thích

hợp. Thông thường nhiệt độ thích hợp sử dụng là khoảng 40 độ C. Ở nhiệt độ này, bột giặt

sẽ ngấm tốt hơn vào đồ giặt, giúp đánh tan những vết bẩn. Nếu giặt nước nóng quá sẽ làm

quần áo dễ biến dạng và mất tính đàn hồi. Một vài lưu ý chung:

- Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, để sử dụng máy giặt được bền lâu và hiệu quả,

người sử dụng nên trang bị cho mình những “mẹo” nhỏ sau đây:

- Không giặt quần áo đã dính xăng, dầu vì có thể gây ra cháy, nổ. Những quần áo không

thấm nước cũng nên có cách giặt riêng (giặt tay hoặc giặt khô).

- Không nên đặt máy giặt ở những nơi ẩm ướt vì có thể gây rò rỉ điện. Để tránh tình trạng

rò rỉ điện nên nối đất. Nên đặt máy ở những nơi khô thoáng.

- Phải kê máy giặt thật vững chắc, trên bề mặt phẳng, bốn chân đều nhau tránh cập kênh.

Khi giặt hay vắt phải phân bố quần áo đều tránh tình trạng dồn sang một bên làm máy bị

rung, lắc, phát ra nhiều tiếng ồn.

- Tránh sử dụng máy giặt trong một thời gian dài (giặt liên tục từ mẻ đồ này đến mẻ đồ

khác).

- Sau 1 hoặc 2 tháng nên vệ sinh bên ngoài máy giặt cũng như lồng giặt. Điều này giúp ta

bảo quản tốt hơn cũng như tránh vi khuẩn sinh sôi.

pdf35 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Nghề điện dân dụng THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y ráp, băng cách điện. b. Dụng cụ: Dao thợ điện, kìm cắt dây và tuốt dây, bút thử điện, tuanơvít, thước lá. 3. Nội dung thực hành: Có thể chọn một số mạch đèn chiếu sáng từ đơn giản đến phức tạp cho học sinh thực hành a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý: Tìm hiểu mạch điện chính, mạch nhánh, các mối nốicủa mạch điện, các mối liên hệ về điện của các thiết bị trong mạch điện. b. Vẽ sơ đồ lắp đặt: Căn cứ vào nguyên lý, xây dựng sơ đồ lắp đặt bảo đảm các yêu cầu: an toàn điện, chắc chắn và đẹp c. Thống kê các thiết bị điện và vật liệu: TT TÊN THIẾT BỊ, VẬT LIỆU ĐIỆN SỐ LƯỢNG d. Lắp đặt mạch điện: Lắp đặt mạch điện theo các bước sau: - Vạch dấu vị trí các thiết bị điện. - Lắp mạch chính. - Lắp mạch nhánh. - Bọc cách điện các mối nối. e. Kiểm tra đánh giá sản phẩm V. TH - Lắp mạch hai đèn sợi đốt: (Mạch điện hai cầu chì, hai công tắc điều khiển hai bóng đèn) 1. Yêu cầu: - Vẽ được sơ đồ lắp đặt. - Lắp đặt được mạch điện điều khiển hai đèn sợi đốt. - Làm việc cẩn thận, nghiêm túc khoa học và an toàn lao động 
“ Học, học nữa – học mãi” 
Điện dân dụng - THCS Trang 17/35 2. Chuẩn bị: a. Vật liệu: Bảng điện, 02 công tắc hai cực, 02 cầu chì, 02 báng đèn, đui đèn, dây dẫn, bằng cách điện, giấy nhám b. Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốc dây, khoan tay(hoặc khoan điện cầm tay), tuanơvít, bút thử điện, thước lá, dao nhỏ 3. Nội dung thực hành: a. Xây dựng sơ đồ lắp đặt: từ sơ đồ nguyên lý tiến hành vẽ sơ đồ lắp đặt b. Thống kê thiết bị, vật liệu vào bảng: Thống kê số lượng công tắc, cầu chì, bóng đèn, dây dẫnvào bảng sau: TT TÊN THIẾT BỊ, VẬT LIỆU ĐIỆN SỐ LƯỢNG c. Lắp đặt mạch điện: - Vạch dấu vị trí các thiết bị điện. - Lắp đặt các thiết bị điện vào bảng điện, nối dây đui đèn. - Đi dây theo sơ đồ lắp đặt. - Kiểm tra lại mạch điện để nối nguồn. d. Kiểm tra, đánh giá sản phẩm: e. Tổng kết buổi thực hành: VI. TH - Lắp mạch đèn cầu thang: 1. Yêu cầu:  Hiểu được nguyên lý hoạt động của mạch đèn cầu thang.  Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch đèn cầu thang.  Lắp được mạch đèn cầu thang. 2. Chuẩn bị: a. Vật liệu: Dây dẫn điện, bóng đèn, công tắc ba cực, cầu chì, bảng điện, băng dính cách điện b. Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốc dây, dao nhỏ, tuanơvít. 3. Nội dung thực hành: a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý: Mạch điện này được sử dụng thích hợp với trường hợp muốn đóng ngắt đèn ở hai nơi như hành lang, cầu thang, buồng ngủCó hai cách lắp kiểu đèn này b. Vẽ sơ đồ lắp đặt và lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị điện: Có thể xây có nhiều phương án xây dựng sơ đồ lắp đặt nhưng phải chọn được phương án bảo đảm yêu cầu về an toàn điện và độ bền cơ học. Thống kê số lượng thiết bị điện và vật liệu vào bảng sau: TT TÊN THIẾT BỊ, VẬT LIỆU ĐIỆN SỐ LƯỢNG c. Lắp đặt mạch điện:  Vạch dấu vị trí các thiết bị điện.  Lắp đặt thiết bị, nối dây vào đui đèn, xác định cực chung của công tắc.  Đi dây theo sơ đồ.  Kiểm tra lại mạch điện để nối với nguồn d. Kiểm tra, đánh giá sản phẩm: 
“ Học, học nữa – học mãi” 
Điện dân dụng - THCS Trang 18/35 e. Tổng kết buổi thực hành./. VII. TH - Lắp mạch đèn huỳnh quang: 1. Yêu cầu: - Hiểu và nhận biết nguyên lý hoạt động của mạch đèn huỳnh quang. - Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch đèn huỳnh quang. - Lắp đặt được mạch đèn huỳnh quang. 2. Chuẩn bị: a. Vật liệu: bộ đèn huỳnh quang, dây dẫn. b. Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tuanơvít 3. Nội dung thực hành: a. Tìm hiểu đèn huỳnh quang:  Cấu tạo đèn huỳnh quang: Đèn huỳnh quang gồm một ống thủy tinh mặt trong được phủ một lớp mỏng chất huỳnh quang. Hai đầu ống bịt kín, bên trong rút hết không khí và có nạp một lượng nhỏ khí agon và thủy ngân. Hai đầu ống lắp hai điện cực bằng dây vônfram có tráng một lớp bari-ôxít để sau khi điện cực nóng lên sẽ phát xạ điện tử. Màu của ánh sáng đèn phụ thuộc vào loại bột huỳnh quang khác nhau tráng trong ống( hỗn hợp của huỳnh quang, canxi, manhê và kẽm được chế tạo đặt biệt). Vì vậy, cần phải chọn một loại bột huỳnh quang thích hợp để ánh sáng có quang phổ gần với quang phổ của ánh sáng tự nhiên. Bộ đèn huỳnh quang còn có: Chấn lưu, tắcte và tụ điện( để nâng cao hệ số công suất của mạch điện) Tắcte có hai loại: Tắcte có khí: được dùng rất thông dụng trong chế độ mồi chậm. Tắcte điện tử: được dùng để mồi nhanh và có các ưu điểm sau: - Mồi ngay nên đèn không nhấp nháy. - Đèn hỏng bị loại trừ khỏi mạch. - Tự động mồi lại trong trường hợp bị cắt điện. - Tăng tuổi thọ của đèn.  Nguyên lý làm việc: - Khi đóng mạch điện, toàn bộ điện áp đặt vào hai đầu của Tắcte làm xảy ra phóng điện trong tắcte. Thanh lưỡng kim của tắcte biến dạng do nhiệt và tiếp xúc với điện cực kia, dòng điện chạy qua tắcte và đốt nóng các điện cực của đèn. Sau khi xảy ra hồ quang giữa các điện cực của tắcte, thanh lưỡng kim nguội đi và “mở mạch”. Hở mạch dẫn đến việc tạo nên quá điện áp cảm ứng (do chấn lưu) làm đèn thắp sáng. Khi làm việc bình thường, chấn lưu hạn chế dòng điện và ổn định phóng điện. - Khi lắp đèn huỳnh quang cần chú ý chấn lưu, tắctephải phù hợp với công suất đèn nếu không đèn không sáng, thậm chí còn cháy đèn và các phụ kiện.  Một số vấn đề tồn tại khi dùng đèn huỳnh quang: - “Hiệu ứng nhấp nháy” của đèn huỳnh quang dễ gây cho con người khi nhìn những vật chuyển động hoặc quay với tốc độ cao sự nhầm lẫn tưởng đứng yên, dễ gây nên tai nạn nghiêm trọng. Để khắc phục, người ta mắc bộ hai hoặc ba đèn làm cho hiệu ứng nhấp nháy bù trừ lẫn nhau và giảm xuống đến mức thấp nhất. 
“ Học, học nữa – học mãi” 
Điện dân dụng - THCS Trang 19/35 - Đèn huỳnh quang rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ xuống thấp hiệu suất phát sáng giảm. - Tuổi thọ của đèn huỳnh quang phụ thuộc vào số lần khởi động. Để kéo dài tuổi thọ của đèn, ta không nên tùy tiện bật công tắc đèn huỳnh quang liên tục. b. Xây dựng sơ đồ lắp đặt và lập bảng dự trù vật liệu:  Từ sơ đồ nguyên lý ta xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch đèn huỳnh quang.  Lập bảng dự trù vật liệu: TT TÊN THIẾT BỊ, VẬT LIỆU ĐIỆN SỐ LƯỢNG c. Lắp đặt mạch điện:  Vạch dấu vị trí các thiết bị điện.  Lắp đặt bảng điện.  Đấu mạch điện đèn trong máng đèn.  Kiểm tra lại mạch điện.  Nối với nguồn điện. d. Kiểm tra, đanh giá sản phẩm: e. Tổng kết buổi thực hành: Chương - III. MÁY BIẾN ÁP Bài Một số vấn đề chung về máy biến áp. I. Định nghĩa Máy biến áp: - Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều mà vẫn giữ nguyên tần số. - Máy biến đổi tăng điện áp được gọi là Máy biến áp tăng áp. - Máy biến đổi giảm điện áp được gọi là Máy biến áp giảm áp. II. Công dụng Máy biến áp: - Tùy theo công dụng mà mỗi loại máy biến áp có cấu tạo khác nhau. - Cùng một công suất truyền tải trên đường dây nếu tăng được điện áp thì dòng điện truyền tải sẽ giảm xuống, từ đó giảm tiết diện và trọng lượng dây dẫn, dẫn đến hạ giá thành. - Khoảng cách càng xa càng cần điện áp cao. Để truyền tải điện năng công suất lớn đi xa người ta phải dùng hệ thống truyền dây tải điện có điện áp cao. - Trong thực tế phát điện từ 3÷21kV. Do đó cần phải có thiết bị để tăng điện áp ở đầu đường dây lên tới điện áp truyền tải. Mặt khác, các hộ tiêu thụ dùng từ 0,2÷6kV. Do vậy đến cuối đường dây lại cần phải có thiết bị giảm điện áp. Chính vậy thiết bị Tăng và giảm áp được gọi là MBA.(biến đổi điện áp) - Trong điện tử, dùng MBA để ghép nối tín hiệu giữa các tầng, khuếch đại trong các bộ lọc như: loa, mành, dòng, trung tần, đảo pha, cuộn chặn - Máy biến áp điều chỉnh, máy biến áp tự ngẫu. III. Phân loại Máy biến áp: 1. Theo công dụng, máy biến áp gồm những loại chính sau:  Máy biến áp điện lực: Dùng trong truyền tải và phân phối điện năng.  Máy biến áp điều chỉnh loại công suất nhỏ : Dùng nhiều ở gia đình và có thể điều chỉnh điện áp thứ cấp phù hợp với đồ dùng điện khi điện áp sơ cấp thay đổi.  Các máy biến áp đặc biệt: Máy đo lường, luyện kim , hàn điện, máy dùng trong thí nghiệm. 
“ Học, học nữa – học mãi” 
Điện dân dụng - THCS Trang 20/35  Máy biến áp công suất nhỏ dùng ở các thiết bị điện tử.  Các máy biến áp đặc biệt: đo lường (biến điện áp) – làm nguồn cho lò luyện kim(chỉnh lưu, điện phân) – Hàn điện – thí nghiệm 2. Theo số pha của dòng điện được biến đổi: Một pha và ba pha. 3. Theo vật liệu làm lõi: Gồm lõi thép và lõi không khí. 4. Theo phương pháp làm mát: Bằng không khí và bằng dầu. IV. Cấu tạo Máy biến áp: Gồm ba bộ phận chính: Mạch dẫn từ (lõi thép), Phần dẫn điện( dây quấn) và Vỏ bảo vệ ( Vỏ máy). Ngoài ra còn có cách điện, đồng hồ đo, bộ phận điều chỉnh, bảo vệ, chuông, đèn báo 1. Mạch dẫn từ l(õi thép): Được chế tạo bằng thép kỹ thuật điện, có nhiệm vụ làm mạch dẫn từ đồng thời làm khung dây quấn. Thép kỹ thuật điện là thép hợp kim có thành phần silic, được cán thành các lá thép dày nhiều cỡ khác nhau, có cách điện; nhằm giảm tổn hao năng lượng Hàm lượng silic càng nhiều thì tổn thát càng ít, nhưng dễ gãy 2.Bộ phận dẫn điện (dây quấn)Thường làm bằng dây đồng là loại dây điện mềm, có độ bền cơ học cao khó đứt, dẫn điện tốt. Máy biến áp có hai cuộn dây lồng vào nhau gọi là dây quấn sơ cấp và thứ cấp. Dây quấn nối với nguồn gọi là dây quấn sơ cấp. Dây nối với phụ tải gọi là dây quấn thứ cấp Dây quấn sơ cấp và thứ cấp không nối điện với nhau gọi là MBA cảm ứng. Dây quấn sơ cấp và thứ cấp nối điện với nhau gọi là MBA tự ngẫu.( tiết kiệm được lõi thép, dây quấn và tổn hao công suất nhỏ hơn MBA cảm ứng; hai dây quấn nối điện với nhau nên ít an toàn. 3.Vỏ máy : Thường làm bằng kim loại để bảo vệ máy. Ngoài ra vỏ máy còn làm gá lắp đồng hồ, bộ phận chuyển mạch... 4.Vật liệu cách điện của máy biến áp: Cách điện giữa các vòng dây; dây quấn và lõi thép; giữa phần dẫn điện và phần không dẫn điện.Nếu cách điện không tốt sẽ gây sự cố, cách điện nhiều sẽ tăng kích thướcGiấy cách điện, vải thuỷ tinh, bông, sơn cách điện V. Các số liệu định mức của Máy biến áp: - Công suất định mức Sđm : là công suất toàn phần đưa ra ở dây quấn thứ cấp MBA đơn vị: (V.A) hoặc bội số của nó là (kVA). - Điện áp sơ cấp định mức U1đm là điện áp của dây quấn sơ cấp tính bằng Vôn(V) hoặc kilôvôn(kV) - Dòng điện sơ cấp định mức I1đm là dòng điện của dây quấn sơ cấp ứng với công suất và điện áp định mức, có đơn vị là

File đính kèm:

  • pdfGT 70 tiet.pdf
Giáo án liên quan