Giáo trình Kinh tế vi mô - Phí Mạnh Hồng

Lời nói đầu . 05

Chương 1: Giới thiệu chung về Kinh tế học . 08

1.1. Hoạt động kinh tế và những vấn đề cơ bản của nó . 08

1.1.1 Hoạt động kinh tế-một dạng thái hoạt động đặc biệt của đời sống xã

hội . 08

1.1.2 Đường giới hạn khả năng sản xuất . 12

1.1.3 Các vấn đề kinh tế cơ bản của xã hội . 19

1.1.4 Các hệ thống kinh tế . 21

1.2. Kinh tế học là gì? . 27

1.2.1 Định nghĩa về kinh tế học . 27

1.2.2 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô . 28

1.2.3 Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc trong kinh tế học . 31

1.3. Các công cụ phân tích kinh tế. 34

Chương 2: Thị trường : cầu, cung và giá cả. 47

2.1. Thị trường – Khái niệm và phân loại . 48

2.1.1. Khái niệm thị trường . 48

2.1.2. Phân loại thị trường . 49

2.2. Cầu, cung và giá cả thị trường . 50

2.2.1. Cầu . 51

2.2.2. Cung . 55

2.2.3. Cân bằng cầu-cung . 58

2.3. Sự thay đổi giá cân bằng . 63

2.3.1. Những yếu tố làm dịch chuyển đường cầu . 63

2.3.2. Những yếu tố làm dịch chuyển đường cung . 70

2.3.3. Di chuyển dọc theo đường cầu và dịch chuyển đường cầu . 77

2.4. Độ co giãn của cầu và cung . 79

2.4.1. Độ co giãn của cầu . 80

2.4.2. Độ co giãn của cung . 89

pdf379 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô - Phí Mạnh Hồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gành phản 
ánh mối quan hệ giữa sản lượng mà toàn ngành sẵn sàng cung ứng với 
mức giá. Về nguyên tắc, sản lượng mà ngành cung ứng tại một mức giá 
nhất định chính là tổng sản lượng mà các doanh nghiệp trong ngành sẵn 
sàng cung ứng tại mức giá này. Tuy nhiên, có sự phân biệt giữa ngắn hạn 
và dài hạn. Trong dài hạn, ngoài những điều ta đã biết, sự gia nhập ngành 
và rút lui ra khỏi ngành làm cho số lượng doanh nghiệp trong ngành trong 
dài hạn không giống như trong ngắn hạn. 
5.3.1. Đường cung ngắn hạn của ngành 
 Đặc điểm của ngành xét trong ngắn hạn thể hiện ở hai điểm: Thứ 
nhất, mỗi doanh nghiệp chỉ có khả năng điều chỉnh hạn chế một số yếu tố 
đầu vào và bị ràng buộc bởi một số yếu đầu vào cố định. Thứ hai, số 
lượng các doanh nghiệp trong ngành được xem là cố định, với những 
doanh nghiệp hiện hành đang hoạt động. 
Đặc điểm thứ nhất quy định tính chất của đường cung ngắn hạn của 
từng doanh nghiệp, thể hiện ở hình dạng các đường chi phí biên ngắn 
hạn, với một điểm đóng cửa cụ thể nào đó. Đặc điểm thứ hai cho thấy có 
thể xây dựng đường cung ngắn hạn của ngành bằng cách cộng theo chiều 
ngang các đường cung ngắn hạn của các doanh nghiệp mà số lượng 
chúng là đã xác định. Cụm từ “cộng theo chiều ngang” ở đây hàm nghĩa 
rằng: sản lượng mà ngành sẵn sàng cung ứng tại mỗi mức giá chính là 
tổng sản lượng mà các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng tại mức giá đó. 
Giả sử tại mức giá Pi sản lượng mà doanh nghiệp j sẵn sàng cung ứng là 
qij, thì lượng cung tương ứng Qi của ngành là: Qi = ∑qij. Mỗi cặp (Qi,Pi) 
cho ta một điểm xác định trên đường cung của ngành. 
Có thể minh họa nguyên tắc trên bằng đồ thị ở hình 5.7, với giả 
định đơn giản là trong ngành chỉ có 2 doanh nghiệp A và B. 
 184
5.3.2. Đường cung dài hạn của ngành 
Xét về dài hạn, ngành có hai đặc điểm cần lưu ý: Thứ nhất, các 
doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh mọi yếu tố đầu vào. Đặc điểm này 
khiến cho các đường chi phí dài hạn, trong đó có cả chi phí biên, của mỗi 
doanh nghiệp không hoàn toàn giống các đường chi phí ngắn hạn. Thứ 
hai, số lượng doanh nghiệp trong ngành không hoàn toàn là cố định. Do 
đây là ngành cạnh tranh hoàn hảo nên việc gia nhập ngành hay rút lui ra 
khỏi ngành của các doanh nghiệp là khá dễ dàng, xét cả về phương diện 
pháp lý lẫn kinh tế. Khi các doanh nghiệp hiện hành trong ngành đang 
hoạt động trong tình trạng thuận lợi, thu được lợi nhuận kinh tế dương, 
ngành trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn đối với mọi doanh nghiệp tiềm 
năng đang ở ngoài ngành (những người đang chuẩn bị thành lập doanh 
nghiệp hay những doanh nghiệp đang hoạt động ở các ngành khác). Lợi 
nhuận kinh tế dương chứng tỏ doanh nghiệp đang thu được lợi nhuận kế 
toán siêu ngạch, vượt quá mức lợi nhuận kế toán thông thường ở các 
ngành khác. Điều này tạo ra động cơ thu hút các doanh nghiệp mới nhập 
ngành, khi mà sự tham gia vào ngành là hoàn toàn tự do. Ngược lại, nếu 
các doanh nghiệp trong ngành đang ở trong tình trạng thua lỗ, việc dễ 
dàng rút lui khỏi ngành một cách không tốn kém sẽ khiến cho một số 
doanh nghiệp sẽ rời ngành. Như vậy, đường cung dài hạn của ngành phải 
D 
C 
O 
P 
Q 
SA 
SB 
E 
Hình 5.7: Đường cung của ngành (đường CDE) được 
tổng hợp từ đường cung của các doanh nghiệp 
 185
phản ánh được sự dao động về số lượng doanh nghiệp hoạt động trong 
ngành, gắn liền với động thái gia nhập ngành và rút lui khỏi ngành đó. 
Về nguyên tắc, đường cung dài hạn của ngành cũng phải là đường 
tổng hợp theo chiều ngang từ các đường cung dài hạn của các doanh 
nghiệp. Chỉ có điều ở đây số lượng các doanh nghiệp trong ngành là 
không cố định, mà lại thay đổi theo từng mức giá. Tại một mức giá mà 
các doanh nghiệp hiện hành chỉ thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0 (các 
doanh nghiệp ở trạng thái hòa vốn), các doanh nghiệp mới không có xu 
hướng nhập ngành, các doanh nghiệp hiện hành trong ngành cũng đủ hài 
lòng để không rút lui khỏi ngành. Tại mức giá này, lượng cung của ngành 
chính bằng tổng lượng cung của các doanh nghiệp hiện hành. Ở các mức 
giá cao hơn, một mặt, các doanh nghiệp hiện hành sẽ gia tăng sản lượng 
bằng cách trượt theo đường cung dài hạn của mình. Mặt khác, do mức giá 
cao hơn làm cho các doanh nghiệp hiện hành thu được lợi nhuận kinh tế 
dương, các doanh nghiệp mới sẽ nhảy vào ngành. Tại những mức giá này, 
lượng cung của ngành không chỉ bao gồm lượng cung của tất cả các 
doanh nghiệp hiện hành cộng lại mà còn bao gồm cả sản lượng cung ứng 
của các doanh nghiệp mới vào ngành. Tại một mức giá thấp hơn so với 
mức giá hòa vốn, các doanh nghiệp hiện hành trong ngành rơi vào tình 
trạng thua lỗ. Một số doanh nghiệp sẽ rút lui khỏi ngành (nhờ động thái 
này mà cung của ngành sẽ giảm xuống và điều này sẽ kích thích giá lại 
tăng lên, khiến cho không phải tất cả doanh nghiệp đều rút lui khỏi 
ngành). Tương ứng với mức giá đó, lượng cung của ngành sẽ bằng tổng 
lượng cung ban đầu của các doanh nghiệp hiện hành trừ đi sản lượng của 
các doanh nghiệp đi ra khỏi ngành. 
Phân tích nói trên cho thấy đường cung dài hạn của ngành thường 
thoải hơn so với đường cung ngắn hạn của nó. Trong dài hạn, một sự thay 
đổi tương tự trong mức giá có thể dẫn đến sự thay đổi về sản lượng lớn 
hơn so với ngắn hạn vì: một mặt, các đường LMC của các doanh nghiệp 
thường thoải hơn so với các đường SMC (do khả năng lựa chọn đầu vào 
trong dài hạn phong phú hơn khiến cho chi phí tăng thêm để sản xuất 
thêm một đơn vị sản lượng có khuynh hướng thấp hơn, ở những mức sản 
lượng mà doanh nghiệp có thể sản xuất được); mặt khác, vì xu hướng 
 186
nhập (làm sản lượng của ngành tăng lên nhanh chóng do sự xuất hiện của 
các doanh nghiệp mới) hoặc xuất ngành (làm sản lượng của ngành giảm 
xuống nhanh do việc một số doanh nghiệp rời khỏi ngành). 
*Trạng thái cân bằng dài hạn của ngành 
Cân bằng thị trường chỉ trạng thái mà thị trường tương đối ổn định 
do không tồn tại những áp lực buộc nó phải thay đổi. Trong ngắn hạn, thị 
trường chỉ cân bằng khi tổng lượng cung của ngành bằng tổng lượng cầu 
của những người tiêu dùng, đồng thời sản lượng mà các doanh nghiệp 
đang cung ứng chính là sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, một 
trạng thái cân bằng ngắn hạn có thể không duy trì được lâu dài. Nếu mức 
giá cân bằng thị trường tương đối cao, các doanh nghiệp hiện hành trong 
ngành thu được lợi nhuận kinh tế dương, thì về dài hạn, điều đó sẽ kích 
thích các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành. Cung của ngành sẽ tăng, 
đường cung (ngắn hạn) của ngành sẽ dịch chuyển sang phải và xuống 
dưới. Giá cân bằng thị trường dần dần hạ xuống. Quá trình nhập ngành 
này chỉ dừng lại khi giá thị trường hạ xuống đến mức lợi nhuận kinh tế 
của các doanh nghiệp trong ngành chỉ bằng 0, tức là các doanh nghiệp đạt 
được mức lợi nhuận kế toán thông thường. 
Ngược lại, nếu giá thị trường tương đối thấp, các doanh nghiệp 
hiện hành trong ngành sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ. Lợi nhuận kinh tế âm 
khiến cho một số doanh nghiệp sẽ rút lui ra khỏi ngành. Đường cung của 
ngành sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên, biểu thị sự sụt giảm về nguồn 
cung. Giá cả trên thị trường dần dần lại tăng lên. Mức thua lỗ của các 
doanh nghiệp trong ngành giảm dần. Quá trình chạy ra khỏi ngành và 
cùng với nó là giá cả tăng dần chỉ dừng lại khi lợi nhuận kinh tế của các 
doanh nghiệp bằng 0. 
Như vậy, khi lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp trong ngành 
bằng 0, số lượng doanh nghiệp là ổn định vì các doanh nghiệp mới không 
có động cơ đi vào ngành, còn các doanh nghiệp hiện hành vẫn có thể hài 
lòng với mức lợi nhuận kế toán thông thường để không rút lui khỏi 
ngành. Ngược lại, khi lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp khác 0, tùy 
theo trạng thái cụ thể mà có sự nhập ngành của các doanh nghiệp mới 
 187
hoặc sự rút lui khỏi ngành của các doanh nghiệp cũ. Sự tự do xuất, nhập 
ngành này làm cho lợi nhuận kinh tế của các doanh nghiệp thay đổi theo 
hướng hội tụ dần về mức bằng 0. Tóm lại, tại mức lợi nhuận kinh tế bằng 
0, ngành đạt đến trạng thái cân bằng dài hạn. Nói một cách khác, cân 
bằng dài hạn của ngành chỉ đạt được khi thị trường thỏa mãn được điều 
kiện cân bằng ngắn hạn, đồng thời tại đó, lợi nhuận kinh tế của các doanh 
nghiệp bằng 0. Mức giá cân bằng dài hạn như vậy bằng mức chi phí bình 
quân dài hạn (P = LAC). 
Ta có thể thấy quá trình chuyển đến cân bằng dài hạn của một thị 
trường cạnh tranh hoàn hảo qua đồ thị ở hình 5.8 và 5.9. 
Ở hình 5.8, chúng ta chỉ biểu thị phản ứng của một doanh nghiệp 
trong dài hạn. Thoạt tiên, với mức giá thị trường là P1, lựa chọn sản 
lượng ngắn hạn của doanh nghiệp là q1, tương ứng với điểm A, điểm cắt 
của đường chi phí biên ngắn hạn SMC với đường nằm ngang tại mức giá 
P1. Nếu mức giá này được duy trì lâu dài, doanh nghiệp sẽ mở rộng quy 
mô nhà máy một cách thích hợp để có thể sản xuất được sản lượng q2, sao 
 188
cho tại đó chi phí biên dài hạn LMC bằng mức giá P1. Tại mức giá P1, 
doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương cả trong ngắn hạn và dài hạn (ví 
dụ, trong ngắn hạn, lợi nhuận của doanh nghiệp được biểu thị bằng diện 
tích của hình chữ nhật bị gạch chéo). Nếu mức giá hạ xuống thành P2 
(bằng với mức chi phí bình quân dài hạn tối thiểu), xét về dài hạn, sản 
lượng tối ưu của doanh nghiệp sẽ là q3. Tại sản lượng đó, doanh nghiệp 
chỉ thu được lợi nhuận (kinh tế) bằng 0. 
Trên đồ thị ở hình 5.9, ở phần a, ta thấy nếu mức giá cân bằng thị 
trường là P1, được duy trì trong một thời gian dài, sản lượng tối ưu mà 
doanh nghiệp lựa chọn là q1 (tại đó, LMC = P1). Tại trạng thái này, doanh 
nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương. Điều đó sẽ lôi cuốn các doanh nghiệp 
mới gia nhập ngành. Vì thế, điểm A trên hình 5.9 b, chưa phải là một 
điểm cân bằng dài hạn của ngành. Sự nhập ngành của những người sản 
xuất mới sẽ khiến đường cung thị trường dịch chuyển từ đường S1 dần 
dần thành đường S2 và giá thị trường sẽ hạ xuống dần dần thành P2, 
ngang bằng với mức LACmin. Khi giá là P2, sản lượng tối ưu mà doanh 
nghiệp lựa chọn là q2

File đính kèm:

  • pdfdiendan.StudentZone.vn-Giao-trinh-kinh-te-vi-mo-dh-kinh-te.pdf