Giáo dục đạo đức học sinh thông qua giờ dạy học Ngữ Văn
MỤC LỤC
trang
A.Phần mở đầu.2
I.Bối cảnh của đề tài 2
II.Lí do chọn đề tài .2
III.Phạm vi nghiên cứu .3
IV.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu . .3
B.Phần nội dung .3
I.Cơ sở lí luận của vấn đề . .3
II.Thực trạng ở trường Trung học cơ sở . 4
III.Số liệu trước khi thực hiện .5
IV.Giải pháp đã tiến hành . .5
V.Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm .12
C.Phần kết luận .13
I.Những bài học kinh nghiệm .13
II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm .14
III.Khả năng ứng dụng triển khai .14
IV.Những kiến nghị ,đề xuất . .15
V.Kết luận kinh nghiệm 16
Tài liệu tham khảo 16
Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính của các em. Đối với từng em, học sinh gái, học sinh trai cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên đối xử sư phạm đồng loạt với mọi học sinh. Muốn vậy người thầy phải sâu sát học sinh, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những biện pháp giáo dục phù hợp. Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường Trung học cơ sở phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của thầy cô giáo. Lời dạy của thầy cô dù hay đến đâu, phương pháp sư phạm dù khéo léo đến đâu cũng không thay thế được những ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy với học sinh. Lúc sinh thời Bác Hồ đã có lời dạy chúng ta về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân: “ Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đứcCho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. ( trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân). Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội. * Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 7: Đã xuất hiện một chuyển biến đáng kể về năng lực cảm thụ văn học. Sự đánh giá nhìn nhận của các em đã bắt đầu hình thành, các em gái đã bắt đầu tập làm thơ, viết nhật kí, tình cảm yêu đương. Tư chất cá nhân từng học sinh đã hình thành khá rõ nét, năng khiếu của các em bộc lộ rất dễ nhận ra. Với tập thể các em đã biết đoàn kết, bao che cho nhau kể cả những sai trái. Từ những đặc điểm tâm lí của học sinh người giáo viên phải đề ra cho mình những phương hướng cụ thể, ngoài công tác chủ nhiệm như thông qua giờ chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt thông qua các giờ học ngữ văn giáo viên lồng giáo dục đạo đức một cách khéo léo, linh hoạt để uốn nắn các em. 2. Giáo viên đứng lớp trong giờ học Ngữ văn: phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phải tạo tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng cho học sinh trên nhiều phương diện: giọng nói nhẹ nhàng, lượng kiến thức nhẹ nhàng, lượng câu hỏi vừa phải, học sinh có giây phút được lắng đọng trong cảm xúc của tác phẩm, được suy nghĩ về một vấn đề mà các em muốn tự mình khám pháhoạt động của giờ học phải diễn ra thật tự nhiên không hề gò ép, miễn cưỡng. Giáo viên phải làm sao khơi gợi hứng thú say mê, có nhu cầu khám phá cho học sinh. Nói như nhà văn Tạ Duy Anh thì “ bản chất của việc học văn là khám phá những bí mật về vẻ đẹp, khám phá những bí mật về con người, khám phá sự kì lạ của ngôn ngữ khi đó mỗi giờ học văn giống như một cuộc thám hiểm vào những miền đất mới luôn hứa hẹn vô số bất ngờ, thú vị”. Người thầy phải là người hướng các em đi đến những miền đất ấy. Giáo viên phải gây cho học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn trước những con người, sự việc, vấn đềmà tác phẩm đề cập, phản ánh. Đó là những tình cảm, thái độ: vui-buồn, yêu-ghét, ca ngợi-phê phán. Sau đây là một vài ý tưởng trong các giờ dạy của mình mà bản thân tôi đúc kết được. ĐỐI VỚI VĂN BẢN NHẬT DỤNG: “ Cổng trường mở ra”: Học sinh thấy được tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con, kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường luôn là kỉ niệm đẹp, khó phai trong lòng mỗi con người và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. “Mẹ tôi”: Học sinh thấy được sự hi sinh to lớn của cha mẹ trong việc nuôi nấng , dạy bảo con cái. Từ đó con cái phải yêu thương , kính trọng cha mẹ không nên có những hành vi thiếu lễ độ đối với cha mẹ. Bất bình trước những hành vi vô lễ của con cái trước cha mẹ mình. “Cuộc chia tay của những con búp bê”:Học sinh biết thương hoàn cảnh của Thành và Thủy . Anh em phải xa nhau vì bố mẹ chia tay, buồn vì người lớn sống ích kỉ không nghĩ đến cảm xúc của trẻ thơ Biết thông cảm, chia sẻ với những bạn không may rơi vào hoàn cảnh như thế “ Ca Huế trên Sông Hương”: Học sinh thêm yêu những khúc dân ca quê mình, trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa có từ bao đời ĐỐI VỚI VĂN BIỂU CẢM - Qua các tác phẩm ca dao-dân ca : + Học sinh thấy được công ơn sinh thành , tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt qua lời ru nồng ấm của bà, của mẹ mặc dù đơn sơ nhưng ấm áp nghĩa tình qua những câu hát về tình cảm gia đình + Sự am hiểu của nhân dân ta về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng vùng đất qua lời hỏi đáp ngọt ngào, lời chào mời, nhắn nhủ. Từ đó khơi gợi lòng tự hào, yêu quê hương , đất nước của các em qua các bài dân ca về tình yêu quê hương, đất nước. + Cảm thông với nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân , đặc biệt là thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Phê phán xã hội phong kiến bất công với số phận con người, những thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười qua bài ca dao những câu hát than thân và châm biếm. - Các tác phẩm thơ: Học sinh thấy được vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người , thiên nhiên. Từ đó thêm yêu quí, tự hào những tình cảm, những con người chí khí như Lý Thường Kiệt, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi Cảm xúc trước nỗi buồn của người phụ nữ như Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan, tự hào về tình bạn đậm đà thắm thiết của Nguyễn Khuyến, hay yêu thiên nhiên đẹp trong thơ của Lí Bạch, Hồ Chí Minh, lòng yêu thương con người đến độ quên mình của Đỗ Phủ. ĐỐI VỚI VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; Đức tính giản dị của Bác Hồ : Giáo dục học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, giáo dục lối sống giản dị thanh cao theo gương Bác Hồ bằng cách đưa thêm những dẫn chứng sinh động như những câu thơ, lời văn, lời nói của Bác nhằm bồi đắp thêm phần nào tình cảm của các em đối với Bác. Sự giàu đẹp của tiếng Việt; Ý nghĩa văn chương: Giáo dục học sinh phải biết trân trọng và giữ gìn tiếng nói dân tộc, thấy được sức mạnh của văn chương và sự cần thiết của văn chương đối với con người.. ĐỐI VỚI CÁC BÀI TIẾNG VIỆT VÀ TẬP LÀM VĂN Tùy từng tác phẩm văn học, từng bài tiếng Việt và tập làm văn giáo viên vận dụng vào bài học của mình những kiến thức cho phù hợp để học sinh cảm thụ và tiếp nhận . BÀI MINH HỌA MẸ TÔI Trích những tấm lòng cao cả EÙt-moân-ñoâ-ñô A-mi-xi Tuần 1 Tiết: 2 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Sơ giản về tác giả Ét-môn –đô đơ A-mi-xi. - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị , có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 2. Kĩ năng - Đọc –hiểu 1 văn bản viết dưới hình thức một bức thư - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư. - Giao tiếp,tự nhận thức 3. Thái độ : Yêu thương, kính trọng cha mẹ. II. CHUẨN BỊ: - GV: Giaùo aùn, phaán maøu, baûng phuï - HS: Ñoïc vaø traû lôøi caâu hoûi theo höôùng daãn, ñoïc caùc chuù thích. III. PHƯƠNG PHÁP Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, gợi tìm, bình giảng. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. KTBC -Nêuê nội dung VB “Coång tröôøng môû ra”. - Qua VB “Coång tröôøng môû ra” em ñaõ ruùt ra ñöôïc baøi hoïc saâu saéc gì? 2.Baøi môùi: HĐ 1: Giới thiệu bài Trong cuộc đời của mỗi người khi mới sinh ra, ai cũng được nằm trong vòng tay chăm sóc yêu thương của cha và mẹ. Cha mẹ là người nuôi nấng, dạy dỗ, dìu dắt chúng ta trên suốt quãng đường đời. Thật bất hạnh cho những mảnh đời thiếu sự dìu dắt của cha và mẹ. Vì vậy , tình cảm cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi con người. Đó là nội dung bức thư cảm động của người bố gửi cho con khi thấy con vô lễ với mẹ trước mặt cô giáo. HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GIAÙO VIEÂN VAØ HOÏC SINH PHAÀN HS GHI HÑ2: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VB - GV höôùng daãn HS tìm hieåu chuù thích (keát hôïp ñoïc). ? Em haõy neâu vaøi neùt chính veà taùc giaû? ? Em biết gì về cuốn sách những tấm lòng cao cả? - GV höôùng daãn ñoïc VB vaø tìm hieåu kieåu loaïi VB: Ñoïc gioïng chaäm raõi, tình caûm, tha thieát, trang nghieâm. Chuù yù caùc caâu caûm, caâu caàu khieán, ñoïc vôùi gioïng thích hôïp. ? Theo em, VB ñöôïc vieát theo kieåu loaïi naøo?Vì sao? à Thư từ - biểu cảm àĐây là bức thư người cha gửi cho con. ? Em hieåu theá naøo laø tröôûng thaønh, löông taâm, vong aân boäi nghóa? (HS: Ñoïc vaø giaûi thích caùc chuù thích). ? VB gồm mấy phần?Nội dung mỗi phần à2 phần- từ đầu xúc động vô cùng - Còn lại HÑ3: TÌM HIỂU CHI TIẾT VB ? Người bố viết thư trong hoàn cảnh nào? à ? Người bố viết thư để làm gì? à ?Thảo luận: Tại sao người cha không nói trực tiếp với con mà lại chọn hình thức viết thư ? à Có những chuyện nói trực tiếp thì không có kết quả nhưng có những chuyện phải nói gián tiếp thì mới có kết quả. GV: Bằng hình thức viết thư, người cha có điều kiện vừa dạy bảo vừa tâm tình với con 1 cách tỉ mĩ , cặn kẽ, đầy đủ cho con có thời gian suy ngẫm. Mặc khác qua thư người con sẽ ít xấu hổ. ? Trước lỗi lầm của con người cha có tâm trạng ntn? à_ Rất đau đớn và bực bội ? Sự đau đớn và bực bội của người bố được diễn tả ntn? Câu văn sử dụng NT gì? à Sự hỗn láo của con như 1 nhát dao đâm vào tim bố vậyà NT so sánh àTrong lòng người cha lúc này đã bùng lên cơn tức giận thật khó kìm nén khi nghĩ đến tình yêu thương , sự hi sinh vô bờ của người mẹ bị đứa con chà đạp. ? Quan sát phần 2 và cho biết điều gì khiến En-ri –cô xúc động? à Những lời lẽ của người cha ? Câu “Trước mặt cô giáo.tái phạm nữa” người bố viết lời này để làm gì?--> ? Sau lời cảnh cáo con người bố viết gì khiến En-ri-cô xúc động?--> ? Hình ảnh người mẹ hiện lên qua các chi tiết nào trong VB? àThức suốt đêm khicứu sống con ? Người bố nhắc lại như vậy để làm gì? à Để đứa con thấy được sự hi sinh vô bờ của người mẹ đối với con mà nhận ra lỗi lầm của chính mình. àThời thơ ấu mẹ đã hi sinh tất cả để nuôi con, khi khôn lớn mẹ vẫn là người che chở, là chỗ dựa tinh thần là nguồn an ủi động viên con Vì vậy nhà thơ Chế Lan Viên đã viết « Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn the
File đính kèm:
- SKKN HỒ DUYÊN 2011.doc