Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lý- THCS

- Biện pháp GDBVMT:

+ Trong xây dựng (đường ray xe lửa, nhà cửa, cầu,.) cần tạo ra khoảng cách nhất định giữa các phần để các phần đó dãn nở.

+ Cần có biện pháp bảo vệ cơ thể, giữ ấm vào mùa đông và làm mát về mùa hè để tránh bị sốc nhiệt, tránh ăn uống thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

 

doc19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn vật lý- THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có cơ năng.
- Khi một vật chuyển động, vật có động năng. Vận tốc và khối lượng của vật càng lớn thì động năng của vật càng lớn.
- Khi tham gia giao thông, phương tiện tham gia có vận tốc lớn (có động năng lớn) sẽ khiến cho việc xử lý sự cố gặp khó khăn, nếu xảy ra tai nạn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Các vật rơi từ trên cao xuống bề mặt Trái Đất có động năng lớn nên rất nguy hiểm đến tính mạng con người và các công trình khác.
- Giải pháp: Mọi công dân cần tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông và an toàn trong lao động.
Bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
- Trong quá trình cơ học động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
- Thế năng của dòng nước từ trên cao chuyển hóa thành động năng làm quay tuabin của các máy phát điện. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện có tác dụng điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt và dự trữ nước, bảo vệ môi trường.
- Biện pháp GDBVMT: Việt Nam là nước có nhiều nhà máy thủy điện với công suất lớn. Cần có kế hoạch xây dựng nhà máy thủy điện một cách hợp lý nhằm phát triển kinh tế quốc dân.
Bài 23: Đối lưu và bức xạ nhiệt
- Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
- Sống và làm việc lâu trong các phòng không có đối lưu không khí sẽ cảm thấy rất oi bức, khó chịu.
- Biện pháp GDBVMT:
+ Tại nhà máy, nhà ở, nơi làm việc cần có biện pháp để không khí lưu thông dễ dàng (bằng các ống khói).
+ Khi xây dựng nhà ở cần chú ý đến mật độ nhà và hành lang giữa các phòng, các dãy nhà đảm bảo không khí được lưu thông.
- Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
- Nhiệt truyền từ Mặt Trời qua các cửa kính làm nóng không khí trong nhà và các vật trong phòng.
- Biện pháp GDBVMT:
+ Tại các nước lạnh, vào mùa đông, có thể sử dụng các tia nhiệt của Mặt Trời để sưởi ấm bằng cách tạo ra nhiều cửa kính. Các tia nhiệt sau khi đi qua cửa kính sưởi ấm không khí và các vật trong nhà. Nhưng các tia nhiệt này bị mái và các cửa kính giữ lại, chỉ một phần truyền trở lại không gian vì thế nên giữ ấm cho nhà.
+ Các nước xứ nóng không nên làm nhà có nhiều cửa kính vì chúng ngăn các tia nhiệt bức xạ từ trong nhà truyền trở lại môi trường. Đối với các nhà kính, để làm mát cần sử dụng điều hòa, điều này làm tăng chi phí sử dụng năng lượng. Nên trồng nhiều cây xanh quanh nhà.
Bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu
- Công thức tính nhiệt lượng của nhiên liệu bị đốt cháy Q = m.q
- Các loại nhiên liệu đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay: than đá, dầu mỏ, khí đốt. Các nguồn năng lượng này không vô tận mà có hạn.
- Việc khai thác dầu mỏ có thể gây ra những xáo trộn về cấu tạo địa chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường (ô nhiễm đất, sạt lở, ô nhiễm khói bụi của nhà sản xuất than, ô nhiễm đất, nước không khí do dầu tràn và rò rỉ khí gas).
- Dù sử dụng các biện pháp an toàn nhưng các vụ tai nạn mỏ, cháy nổ nhà máy lọc dầu, nổ khí gas vẫn xảy ra. Chúng gây ra các thiệt hại rất lớn về người và tài sản.
- Việc sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch, sử dụng các tác nhân làm lạnh đã thải ra môi trường nhiều chất khí gây hiệu ứng nhà kính.
- Các chất khí này bao bọc lấy Trái Đất, ngăn cản sự bức xạ của các tia nhiệt khỏi bề mặt Trái Đất, là nguyên nhân khiến khí hậu Trái Đất ấm lên.
- Biện pháp GDBVMT:
+ Các nước cần có biện pháp sử dụng năng lượng hợp lý, tránh lãng phí.
+ Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch và bền vững hơn như: năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời; tích cực nghiên cứu để tìm ra các nguồn năng lượng khác thay thế năng lượng hóa thạch sắp can kiệt.
Bài 27: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt
- Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
- Trong tự nhiên và kỹ thuật, việc chuyển hóa từ cơ năng thành nhiệt năng thường dễ hơn việc chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng. Trong các máy cơ, luôn có một phần cơ năng chuyển thành nhiệt. Nguyên nhân xuất hiện đó là do ma sát. Ma sát không những làm giảm hiệu suất của các máy móc mà còn làm cho các máy móc nhanh hỏng.
- Biện pháp GDBVMT: Cần cố gắng làm giảm những tác hại của ma sát.
Bài 28: Động cơ nhiệt
- Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển thành cơ năng.
- Các kiến thức:
+ Động cơ xăng bốn kỳ có một kỳ đốt nhiên liệu, bugi đánh lửa. Các tia lửa điện do bugi tạo ra làm xuất hiện các chất khí NO, NO2 có hại cho môi trường, ngoài ra sự hoạt động của bugi gây nhiễu sóng điện từ, ảnh hưởng đến hoạt động của tivi, radio.
+ Động cơ diezen không sử dụng bugi nhưng lại gây ra bụi than, làm nhiễm bẩn không khí. Các động cơ nhiệt sử dụng nguồn năng lượng là: than đá, dầu mỏ, khí đốt. Sản phẩm cháy của các nhiên liệu này là khí CO, CO2 SO2, NO, NO2 … các chất khí này là tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.
+ Hiện nay hiệu suất của các động cơ nhiệt là: 
Động cơ xăng 4 kỳ: 30-35%; 
Động cơ diezen: 35-40%; Tua bin khí: 15-20%.
- Biện pháp GDBVMT:
+ Việc nâng cao hiệu suất động cơ là một vấn đề quan trọng của ngành công nghiệp chế tạo máy nhằm giảm thiểu sử dụng nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ môi trường.
+ Trong tương lai khi các nguồn năng lượng hóa thạch cạn kiệt thì việc sử dụng các động cơ nhiệt dùng nguồn năng lượng sạch (nhiên liệu sinh học-ethanol) là rất cần thiết.
Lớp 9
Bài 9: 
Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
- Công thức tính điện trở dây dẫn:
 R = r 
- Các nội dung kiến thức:
+ Điện trở của dây dẫn là nguyên nhân làm tỏa nhiệt trên dây. Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn là nhiệt vô ích, làm hao phí điện năng.
+ Mỗi dây dẫn làm bằng một chất xác định chỉ chịu được một cường độ dòng điện xác định. Nếu sử dụng dây dẫn không đúng cường độ dòng điện cho phép có thể gây ra hỏa hoạn và những hậu quả môi trường nghiêm trọng.
- Biện pháp GDBVMT: Để tiết kiệm năng lượng, cần sử dụng dây dẫn có điện trở suất nhỏ. Ngày nay, người ta đã phát hiện ra một số chất có tính chất đặc biệt, khi giảm nhiệt độ của chất thì điện trở suất của chúng giảm về giá trị bằng không (siêu dẫn). Nhưng hiện nay việc ứng dụng vật liệu siêu dẫn vào trong thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do các vật liệu đó chỉ là siêu dẫn khi nhiệt độ rất thấp (dưới O0C rất nhiều).
Bài 12: Công suất điện
- Số oát ghi trên một dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.
- Khi sử dụng các dụng điện trong gia đình cần thiết sử dụng đúng công suất định mức. Để sử dụng đúng công suất định mức cần đặt vào dụng cụ điện đó hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức.
- Biện pháp GDBVMT: 
+ Đối với một số dụng cụ điện thì việc sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế định mức không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng đối với một số dụng cụ khác nếu sử dụng dưới hiệu điện thế định mức có thể làm giảm tuổi thọ của chúng.
+ Nếu đặt vào dụng cụ hiệu điện thế lớn hơn hiệu điện thế định mức, dụng cụ sẽ đạt công suất lớn hơn công suất định mức. Việc sử dụng như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ của dụng cụ hoặc gây ra cháy nổ rất nguy hiểm.
+ Sử dụng máy ổn áp để bảo vệ các thiết bị điện.
Bài 16: Định luật Jun-Len xơ
- Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn:
Q = I2Rt.
Đối với các thiết bị đốt nóng như: bàn là, bếp điện, lò sưởi việc tỏa nhiệt là có ích. Nhưng một số thiết bị khác như: động cơ điện, các thiết bị điện tử gia dụng khác việc tỏa nhiệt là vô ích
- Biện pháp GDBVMT: Để tiết kiệm điện năng, cần giảm sự tỏa nhiệt hao phí đó bằng cách giảm điện trở nội của chúng
Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
- Cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, nhất là với mạng điện dân dụng, vì mạng điện này có hiệu điện thế 220V nên có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Sông gần các đường dây cao thế rất nguy hiểm, người sống gần các đường dây cao thế thường bị suy giảm trí nhớ, bị nhiễm điện do hưởng ứng. Mặc dù ngày càng được nâng cấp nhưng đôi lúc sự cố lưới điện vẫn xảy ra. Các sự cố có thể là: chập điện, rò điện, nổ sứ, đứt đường dây, cháy nổ trạm biến áp, … Để lại hậu quả nghiêm trọng.
- Biện pháp an toàn: Di dời các hộ dân sống gần các đường điện cao áp và tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. 
- Cần lựa chọn sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp và chỉ sử dụng chúng trong thời gian cần thiết.
Các bóng đèn sợi đốt thông thường có hiệu suất phát sáng rất thấp: 3%, các bóng đèn neon có hiệu suất cao hơn: 7%. Để tiết kiệm điện, cần nâng cao hiệu suất phát sáng của các bóng đèn điện.
- Biện pháp GDBVMT: Thay các bóng đèn thông thường bằng các bóng đèn tiết kiệm năng lượng.
Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện-Từ trường
- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường. Nam châm hoặc dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên nam châm đặt gần nó.
- Các kiến thức về môi trường:
+ Trong không gian, từ trường và điện trường tồn tại trong một trường thống nhất là điện từ trường. Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biến thiên trong không gian.
+ Các sóng radio, sóng vô tuyến, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia gamma cũng là sóng điện từ. Các sóng điện từ truyền đi mang theo năng lượng. Năng lượng sóng điện từ phụ thuộc vào tần số và cường độ sóng.
- Biện pháp GDBVMT:
+ Xây dựng các trạm phát sóng điện từ xa khu dân cư.
+ Sử dụng điện thoại di động hợp lý, đúng cách; không sử dụng điện thoại di động để đàm thoại quá lâu (hàng giờ) để giảm thiểu tác hại của sóng điện từ đối với cơ thể, tắt điện thoại khi ngủ hoặc để xa người.
+ Giữ khoảng cách giữa các trạm phát sóng phát thanh truyền hình một cách thích hợp.
+ Tăng cường sử dụng truyền hình cáp, điện thoại cố định; chỉ sử dụng điện thoại di động khi thật cần thiết.
Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt và thép-Nam châm điện
- Sắt, thép, niken, cooban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.
- Các biện pháp GDBVMT: 
+ Trong các nhà máy cơ kh

File đính kèm:

  • docTICH HOP BVMT VAO VAT LY.doc
Giáo án liên quan