Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 25: Chuyển động ném ngang

1. Kiến thức:

- Diễn đạt được các khái niệm: phân tích chuyển động , chuyển động thành phần

- Viết được các phương trình của 2 chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang

- Nêu được một vài đặc điểm quan trọng nhất của chuyển động ném ngang

2. Kĩ năng:

- Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang

3. Thái độ: Giúp học sinh hiểu chuyển động ném để áp dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3380 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 25: Chuyển động ném ngang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Diễn đạt được các khái niệm: phân tích chuyển động , chuyển động thành phần
- Viết được các phương trình của 2 chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang
- Nêu được một vài đặc điểm quan trọng nhất của chuyển động ném ngang
2. Kĩ năng: 
- Giải được bài tốn về chuyển động của vật ném ngang
3. Thái độ: Giúp học sinh hiểu chuyển động ném để áp dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày
B. Chuẩn bị
1.Giáo viên: thí nghiệm kiểm chứng hình 15.2 SGK
2. Học sinh: các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều và của sự rơi tự do, học sinh quan sát đường đi của dòng nước phụt ra khỏi vòi nước nằm ngang
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
- Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài củ
Câu 1: Phát biểu và viết công thức của lực hướng tâm ?
Câu 2: Nêu các ứng dụng của lực li tâm ?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về chuyển động của vật bị ném ngang và các ứng dụng của nó
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Khảo sát chuyển động ném ngang
GV: Nêu khái niệm về chuyển động ném ngang
Đặt vấn đề để khảo sát chuyển động
GV: Để khảo sát chuyển động ta phải chọn hệ quy chiếu như thế nào ?
HS: Chọn hệ tọa độ Oxy
GV: Vẽ hình phân tích chuyển động 
HS: Vẽ hình vào để khảo sát
GV: Trắc vấn:
- Phương Ox, vật chuyển động có chịu tác dụng của lực nào không? (bỏ qua lực cản của không khí)
=> Phương Ox, vật chuyển động như thế nào?
- Phương Oy, vật chuyển động chịu tác dụng của lực gì?
- Phương Oy, vật chuyển động như thế nào?
HS: Phân tích các chuyển động thành phần
GV: Cho học sinh thảo luận trả lời câu C1
HS: Trả lời C1
Hoạt động 2: Xác định chuyển động của vật
GV: Hướng dẫn học sinh tìm ra phương trình quỹ đạo
HS: Viết phương trình của quỹ đạo 
GV: Vậy quỹ đạo chuyển động của vật bị ném ngang như thế nào ?
HS: Quỹ đạo chuyển động của vật chuyển động ném ngang là một nửa đường parabol
GV: Cho học sinh xác định thời gian chuyển động, tầm ném xa của vật
HS: Xác định thời gian chuyển động,tầm ném xa:
GV: Cho học sinh thảo luận và trả lời câu C2
HS: Thảo luận trả lời C2
Hoạt động : Thí nghiệm kiểm chứng 
GV: Giới thiệu về thí nghiệm kiểm chứng
HS: Rút ra kết luận từ thí nghiệm kiểm chứng
GV: Cho học sinh thảo luận và trả lời câu C3
HS: Thảo luận trả lời C3
I. Khảo sát chuyển động ném ngang
 - Ném vật ngang vật với vận tốc đầu từ điểm O ở độ cao h so với mặt đất
1.Chọn hệ toạ độ:
- Hệ toạ độ Đề các, gốc tại O, Ox hướng theo , Oy hướng theo 
2. Phân tích chuyển động ném ngang:
- Chuyển động của các hình chiếu Mx , My gọi là các chuyển động thành phần của vật M:
+ Mx chuyển động thẳng đều
+ My chuyển động rơi tự
3. Xác định các chuyển động thành phần:
 - Chuyển động thành phần của Mx theo trục Ox:
 ax = 0 , vx = v0 , x = v0 t
- Chuyển động thành phần của My theo trục Oy:
 ay = g , vy = g t , 
II. Xác định chuyển động của vật:
1. Dạng của quỹ đạo:
 x = v0 t
 => 
gọi là phương trình quỹ đạo của vật chuyển động ném ngang 
Quỹ đạo chuyển động của vật chuyển động ném ngang là một nửa đường parabol
2. Thời gian chuyển động: 
Khi vật chạm đất thì y = h
 => 
3. Tầm ném xa: 
III. Thí nghiệm kiểm chứng:
- Cùng một độ cao,cùng lúc cho 1 vật ném ngang, vật khác cho rơi tự do. Kết quả cả 2 vật chạm đất cùng lúc
	4. Củng cố và luyện tập.
- Hướng dẫn trả lời câu 4, 5 SGK/88
- Nắm lại các công thức về chuyển động ném ngang
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Làm bài tập : 6,7 SGK/88
- Tiết sau: Thực hành:” Đo hệ số ma sát”( mục đích, dụng cụ, tiến hành)

File đính kèm:

  • docTiet 25.doc
Giáo án liên quan