Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 20: Lực hấp dẫn. định luật vạn vật hấp dẫn

1. Kiến thức:

- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản

3. Thái độ:

- Giúp học sinh có thêm kiến thức vật lí về cuộc sống xung quanh

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4745 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 10- tiết 20: Lực hấp dẫn. định luật vạn vật hấp dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng được cơng thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản
3. Thái độ: 
- Giúp học sinh có thêm kiến thức vật lí về cuộc sống xung quanh
B. Chuẩn bị
	1. Giáo viên: Giáo án lên lớp, một bức tranh mô tả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời và của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất
2. Học sinh: Đọc trước bài mới, ôn lại kiến thức về sự rơi tự do và trọng lực
C. Phương pháp
	- Diễn giảng, vấn đáp, 
- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
D. Tiến trình lên lớp
	1. Ổn định tổ chức
- Ổn định lớp, điểm danh
2. Kiểm tra bài củ
Câu 1: Phát biểu và viết biểu thức của định luật III Niutơn ?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Tìm hiểu về định luật vạn vật hấp dẫn
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực hấp dẫn
GV: Trong cơ học, lực thường gặp là lực đàn hồi, lực ma sát, lực hấp dẫn. Bài này ta khảo sát về lực hấp dẫn
- Niutơn đã kết hợp những quan sát thiên văn, những nghiên cứu về sự rơi của các vật, ông đã phát hiệân ra “mọi vật đều hút nhau với 1 lực” gọi là lực hấp dẫn
HS: Lấy các ví dụ
GV: Chú ý cho học sinh điểm khác biệt giữa lực hấp dẫn và các loại lực khác 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về định luật vạn vật hấp dẫn
GV: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến lực hấp dẫn?
HS: Khối lượng của vật và khoảng cách giữa chúng
GV: Phát biểu định luật
HS: Viết biểu thức
GV: Chú ý cho học sinh trường hợp áp dụng
Hoạt động 3: Tìm hiểu về trọng lực
HS: Xem hình vẽ 11.3 SGK
GV: Hãy nhắc lại các đặc điểm của trọng lực?
Viết công thức tính trọng lực về phương diện trọng lực là lực hấp dẫn?
HS: 
HS: Xem hình vẽ 11.3 SGK
GV: Cho học sinh rút ra biểu thức của gia tốc rơi tự do
HS: Thảo luận tìm ra công thức tính gia tốc của vật rơi tự do
GV: Chú ý cho học sinh khi vật ở gần mặt đất: 
I. Lực hấp dẫn:
 - Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với 1 lực gọi là lực hấp dẫn
 - Lực đàn hồi, lực ma sát là lực tiếp xúc, còn lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật
II. Định luật vạn vật hấp dẫn:
 1. Định luật:Lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích 2 khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
 2. Hệ thức:
+ G = 6,67*10-11N.m/kg2 : hằng số hấp dẫn 
+ m1 ,m2 : khối lượng của 2 vật (kg)
r : khoảng cách giữa 2 vật (m)
Fhd :lực hấp dẫn (N)
*. Hệ thức trên áp dụng cho 2 trường hợp
+ Khoảng cách giữa 2 vật rất lớn so với kích thước của chúng 
( vật xem là chất điểm)
+ Các vật đồng chất có dạng hình cầu. Khi đó r là khoảng cách giữa 2 tâm. Lực hấp dẫn nằm trên đường nối 2 tâm và đặt vào tâm đó
III. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn:
 1/ Trọng tâm của vật: là điểm đặt của trọng lực
 2/ Gia tốc rơi tự do: 
 Trọng lực của một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó: 
+ m: khối lượng của vật (kg)
+ M:khối lượng của Trái Đất (kg)
+ R : Bán kính Trái Đất (m)
+ h: độ cao của vật so với mặt đất(m)
Mặt khác : P = mg => 
Vật ở gần mặt đất thì: h << R. Khi đó : 
	4. Củng cố và luyện tập.
	- Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK
- Hướng dẫn trả lời câu 3 và làm bài tập 4,5 SGK/69
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học lý thuyết và làm bài tập 6,7 SGK/70
- Chuẩn bị bài: “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc”

File đính kèm:

  • docTiet 20.doc
Giáo án liên quan