Giáo án Vật lý 10-Ban Cơ bản

* Kiến thức:

 - Trình bày được các khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động.

 - Nêu được những ví dụ cụ thể về:chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.

 - Phân biệt được hệ toạ độ và hệ quy chiếu.

 - Phân biệt được thời điểm với thời gian (khoảng thời gian).

* Kĩ năng:

 -Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên một mặt phẳng.

 - Giải được bài toán mốc thời gian.

II. CHUẨN BỊ

* Giáo viên: Xem SGK Vật lí 8 để biết HS đã được học những gì ở THCS.

 Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho học HS thảo luận. Ví dụ: Hãy tìm cách hướng dẫn một khách du lịch về vị trí của một địa danh ở địa phương.

 

doc43 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2372 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 10-Ban Cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cho mỗi nhóm học sinh
	- Đồng hồ đo thời gian hiện số.
	- Hộp công tắc đóng ngắt điện một chiều cấp cho nam châm điện và bộ đếm thời gian.
	- Nam châm điện N.
	- Cổng quang điện E.
	- Trụ hoặc viên bi (bằng thép) làm vật rơi tự do.
	- Quả dọi.
	- Giá đỡ thẳng đứng có vít điều chỉnh thăng bằng.
	- Hộp đựng cát khô.
	- Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị.
	- Kẽ sẵn bảng ghi số liệu theo mẫu trong bài 8 SGK.
III. tiến trình dạy - học
Hoạt động 1 : Hoàn chỉnh cơ sở lí thuyết của bài thực hành.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Xác định quan hệ giữa quãng đường đI được s và khoảng thời gian t của chuyển động rơi tự do.
- Gợi ý chuyển động rơi tự do là CĐTNDĐ có vận tốc ban đầu bằng 0 và gia tốc g.
Hoạt động 2: tìm hiểu bộ dụng cụ.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Tìm hiểu bộ dụng cụ.
- Tìm hiểu chế độ làm việc của đồng hồ hiện số sử dụng trong bài thực hành.
- Giới thiệu các chế độ làm việc của đồng hồ hiện số.
Hoạt động 3 : Xác định phương án thí nghiệm.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Một nhóm trình bày phương án thí nghiệm với bộ dụng cụ.
- Các nhóm khác bổ sung.
- Hoàn chỉnh phương án thí nghiệm chung.
Hoạt động 4 : Tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Đo thời gian rơi ứng với các quãng đường khác nhau.
- Ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 8.1.
- Giúp đỡ các nhóm.
Hoạt động 5 : Xử lí kết quả.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Hoàn thành bảng 8.1.
- Vẽ đồ thị s theo t2 và v theo t.
- Nhận xét dạng đồ thị thu được và xác định gia tốc rơI tự do bằng đồ thị.
- Tính sai số phép đo và ghi kết quả.
- Hoàn thành báo cáo thực hành.
- Hướng dẫn: Đồ thị là đường thẳng thì hai đại lượng là tỉ lệ thuận.
- Có thể xác định: g = 2tana với a là góc nghiêng của đồ thị.
Hoạt động 6 : Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Chương II
Động lực học chất điểm
Tiết 16 (Ngày soạn: 22-10-2006)
Bài 9
cân bằng lực. tổng hợp và phân tích lực
I. mục tiêu
	* Kiến thức:
	- Phát biểu được: Định nghĩa lực, định nghĩa của phép tổng hợp lực và phép phân tích lực.
	- Nắm được quy tắc hình bình hành.
	- Hiểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm.
	* Kĩ năng:
	- Vận dụng được quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy hoặc phân tích một lực thành hai lực đồng quy.
II.Chuẩn bị
	* Giáo viên:
	- Thí nghiệm hình 9.4 SGK.
	* Học sinh:
- Ôn tập các công thức lượng giác đã học.
	- Gợi ý sử dụng CNTT:
	- Biểu diễn các lực tác dụng và mô phỏng các thao tác của phép tổng hợp và phân tích lực.
II.tiến trình dạy – học
Hoạt động 1 (5 phút): Ôn tập khái niệm lực và cân bằng lực.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Nhớ lại khái niệm lực ở THCS
- Quan sát hình 9.1 và trả lời C1.
- Ôn lại về hai lực cân bằng.
- Quan sát hình 9.2 và trả lời C2
- Nêu và phân tích định nghĩa lực và cách biểu diễn một lực.
- Nêu và phân tích điều kiện cân bằng của hai lực và đơn vị của lực
- Nhận xét câu trả lời.
Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu quy tắc đồng hợp lực.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Quan sát thí nghiệm và biểu diễn các lực tác dụng lên vòng O 
- Xác định lực F thay thế cho F1 và F2 để vòng O vẫn cân bằng.
Biểu diễn đúng tỉ lệ các lực và rút ra 
quan hệ giữa F1, F2 và F.
- Vận dụng quy tắc hình bình hành cho trường hợp nhiều lực đồng quy.
- Bố trí thí nghiệm hình 9.4.
- Lưu ý điều kiện hai lực cân bằng.
- Nêu và phân tích quy tắc tổng hợp lực
- Nêu và phân tích điều kiện cân bằng của một chất điểm.
Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu qui tắc phân tích lực.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK
- Phân tích một lực thành hai lực thành phần theo hai phương vuông góc cho trước.
- Đặt vấn đề giải thích lại sự cân bằng của vòng tròn O trong thí nghiệm.
- Nêu và phân tích khái niệm: phân tích lực, lực thành phần.
- Nêu cách phân tích một lực thành hai lực thành phần theo hai phương cho trước.
Hoạt động 4 (10 phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Xác định khoảng giá trị có thể của hợp lực F khi biết độ lớn F1 và F2.
Xác định công thức tính độ lớn hợp 
 đ đ
lực khi biết góc giữa F1 và F2.
 đ
Xét hai trường hợp giới hạn khi F1 cùng phương, cùng chiều hoặc ngược 
 đ
chiều với F2.
- Sử dụng công thức lượng giác.
Hoạt động 5 (5 phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 17-18 (Ngày soạn: 26-10-2006)
Bài 6 
ba định luật niu – tơn
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Phát biểu được: Định nghĩa quán tính, ba định luật Niu – tơn, định nghĩa của khối lượng và nêu được tính chất của khối lượng.
	- Viết được công thức của định luật II, định luật III Niu – tơn và của trọng lực.
	- Nêu được những đặc điểm của cặp “lực và phản lực”.
2. Kĩ năng:
	- Vận dụng được định luật I Niu – tơn và khái niệm quán tính để giải thích một số hiện tượng vật lý đơn giản và để giải các bài tập trong bài.
Chỉ ra được điểm đặt của cặp “lực và phản lực”. Phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng.
Vận dụng phối hợp định luật II và III Niu – tơn để giải các bài trong bài.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên:
	Chuẩn bị thêm một số thí dụ minh hoạ ba đinh luật.
2. Học sinh:
	- Ôn lại kiến thức đã học về lực, cân bằng lực và quán tính.
	- Ôn lại quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.
	- Gợi ý sử dụng CNTT:
	- Mô phỏng thí nghiệm của Ga-li-lê và tương tác giữa hai vật (ví dụ tương tác của hai hòn bi).
III.tiến trình dạy – học
Tiết 1
Hoạt động 1: (10 phút): Tìm hiểu thí nghiệm của Ga-li-lê.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Nhận xét về quảng đường hòn bi lăn được trên máng nghiêng 2 khi thay đổi độ nghiêng của máng này.
- Xác định các lực tác dụng lên hòn bi khi máng 2 nằm ngang.
- Trình bày ý tưởng thí nghiệm của Ga-li-lê với 2 máng nghiêng.
- Trình bày dự đoán của Ga-li-lê.
Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu định luật I Niu-tơn và khái niệm quán tính.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK, tìm hiểu định luật I
- Vận dụng khái niệm quán tính để trả lời C1.
- Nêu và phân tích định luật I Niu-tơn.
- Nêu khái niệm quán tính.
Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu định luật II Niu-tơn.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Viết biểu thức định luật II cho trường hợp có nhiều lực tác dụng lên vật.
- Trả lời C2, C3.
- Nhận xét các tính chất của khối lượng.
- Nêu và phân tích định luật II Niu-tơn.
- Nêu và phân tích định nghĩa khối lượng dựa trên mức quán tính.
Hoạt động 4 (5 phút): Nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- Yêu câu: HS chuẩn bị bài sau
 Tiết 2
Hoạt động 1 (5 phút): Phân biệt trọng lực và trọng lượng.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Nhớ lại các đặc điểm của trọng lực và biểu diễn trọng lực tác dụng lên một vật
- Xác định công thức tính trọng lực
- Trả lời C4
- Giới thiệu kháI niệm trọng tâm của vật.
- Gợi ý: phân biệt trọng lực và trọng lượng.
- Suy ra từ bài toán vật rơi tự do.
- Vận dụng công thức vật rơi tự do.
Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu định luật III Niu-tơn.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Quan sát hình 10.1, 10.2, 10.3 và 10.4, nhận xét về lực tương tác giữa hai vật.
- Viết biểu thức của định luật.
- Nêu các đặc điểm của cặp lực và phản lực
- Phân biệt cặp lực và phản lực với cặp lực cân bằng.
- Trả lời C5
- Nhấn mạnh tính chất hai chiều của sự tương tác giữa các vật.
- Nêu và phân tích định luật III.
- Nêu khái niệm lực, tác dụng và phản lực.
- Phân tích ví dụ về cặp lực và phản lực ma sát.
Hoạt động 3 (20 phút): Vận dụng, củng cố.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Làm bài tập 11, 14 trang 62 SGK.
- Hướng dẫn áp dụng định luật II và III.
Hoạt động 4 (5 phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 20 (Ngày soạn: -09-2006)
Bài 11
lực hấp dẫn. định luật vạn vật hấp dẫn
I. mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được công thức của lực hấp dẫn.
	- Nêu được định nghĩa trọng tâm của một vật.
2. Kĩ năng:
	- Giải thích được một cách định tính về sự rơi tự do và chuyển động của các hành tinh, vệ tinh bằng lực hấp dẫn.
	- Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn dể giải được các bài tập đơn giản như ở trong bài học.
II. chuẩn bị
1. Giáo viên:
	- Tranh miêu tả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời và của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất (hình 11.1).
2. Học sinh:
	- Ôn lại kiến thức về sự rơi tự do và trọng lực.
	- Gợi ý CNTT:
	- Mô phỏng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
III. tiến trình dạy - học
Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu về lực hấp dẫn và định luật vạn vật hấp dẫn.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Quan sát mô phỏng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời để rút ra lự hấp dẫn là lực tác dụng từ xa.
- Biểu diễn lực hấp dẫn giữa hai chất điểm.
- Viết công thức tính lực hấp dẫn cho trường hợp 2 hình cầu đồng chất.
- Giới thiệu về lực hấp dẫn.
- Yêu cầu học sinh quan sát mô phỏng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và nhận xét về đặc điểm của lực hấp dẫn.
- Nêu và phân tích định luật vạn vật hấp dẫn.
- Mở rộng phạm vi áp dụng cho các vật khác chất điểm.
Hoạt động 2 (10 phút): Xét trọng lực như trường hợp riêng của lực hấp dẫn.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
- Nhắc lại về trọng lực.
- Viết biêu thức tính trọng lực tác dụng lên vật như một trường hợp riêng của lực hấp dẫn.
- Chứng minh biểu thức 11.2 và 11.3.
- Gợi ý: trọng lực là lực hấp 

File đính kèm:

  • docGiao an ly 10 co ban.doc
Giáo án liên quan