Giáo án Vật lý 8 Trường THCS Ngô Quyền

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

 -Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ.

 -Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.

 -Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.

 -Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.

 2/ Kĩ năng:

 - Biết vận dụng các kiến thức để giải các bài tập.

3/ Thái độ :

 - Có ý thức trong giải quyết các vấn đề.

4/ Tích hợp: Không có

II/ Phương pháp dạy học:

 Dùng PP giải quết vấn đề và diễn giải.

III/ Chuẩn bị:

 1/ GV:

Cho cả lớp:

Tranh vẽ hình 1.2, 1.4, 1.5. Phóng to thêm để học sinh rõ. Bảng phụ ghi rõ nội dung điền từ C6.

Cho mỗi nhóm học sinh:

1 xe lăn, 1 khúc gỗ, 1 con búp bê, 1 quả bóng bàn.

 2/ HS:

 SGK, bài mới.

IV/ Các hoạt động dạy học:

 1.Ổn định lớp (1’)

 2. Kiểm tra sự chuản bị của học sinh cho bài mới :

 3. Tình huống bài mới:

 Giới thiệu qua cho học sinh rõ chương trình vật lý 8.

 Tình huống bài mới : Các em biết rằng trong tự nhiên cũng như trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có rất nhiều vật đang chuyển động dưới nhiều hình thức khác nhau. Những chuyển động đó sẽ như thế nào? Hôm nay ta vào bài mới “Chuyển động cơ học”.

 

doc93 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 Trường THCS Ngô Quyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.................................................................................................................................................................................
Tuần:
20
Ngày soạn: 
02/1/2012
Tiết:
20
Ngày dạy: 
12/1/2012
Bài 15: CÔNG SUẤT
I/ Mục tiêu:
 1/ Kiến thức:
-Nêu được công suất là gì ?
-Viết được công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất.
-Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.
 2/ Kĩ năng:
-Vận dụng được công thức: 
 3/ Thái độ:
 Trung thực, cẩn thận, biết sáng tạo .
 4/ Tích hợp:
II/ Chuẩn bị:
 1/ Giáo viên: 
Tranh vẽ hình 15.1 sgk
 2/ Học sinh: 
Nghiên cứu kĩ sgk
III/ Phương pháp dạy học:
 Trực quan thực hành và thảo luận nhóm.
IV/ Giảng dạy:
Ổn định lớp
Kiểm tra:
Bài cũ:
GV: Hãy phát biểu định lụâ công? Làm BT 14.2 SBT?
HS: Thực hiện
GV: Nhận xét, ghi điểm
Sự chuẩn bị của hs cho bài mới
Bài mới:
Hai người cùng kéo một thùng hàng từ dưới đất lên, người thứ nhất kéo nhanh hơn người thứ hai. Như vậy người nào làm việc có công suất lớn hơn.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN& HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
 HOẠT ĐỘNG 1(15’) 
 Tìm hiểu ai làm việc khỏe hơn
GV: Cho hs đọc phàn giới thiệu ở sgk
HS: Thực hiện
GV: Như vậy ai làm việc nhanh hơn
HS: Trả lời
GV:Hãy tính công thực hiện của anh An và anh Dũng?
HS: Anh An: A = F.S
 = 160.4 = 640 (J)
Anh Dũng: A = F.S = 240.4 = 960 (J)
GV: Vậy ai thực hiện công lớn hơn?
HS: A. Dũng
GV: Cho hs thảo luận C3
Sau đó gọi1 hs đứng lên trả lời.
HS: Phương án C và d là đúng nhất
GV: Em hãy tìm những từ để điền vào chỗ trống C3?
HS: (1) Dũng ; (2) Trong cùng một giây Dũng thực hiện công lớn hơn.
GV: Giảng cho hs hiểu cứ 1J như vậy thì phải thực hiện công trong một khoảng thời gian là bao nhiêu.
 HOẠT ĐỘNG 2: ( 10’)
 Tìm hiểu công suất
GV: Cho hs đọc phần “giới thiệu” sgk
HS: Thực hiện
GV: Như vậy công suất là gì?
HS: Là công thực hiện trong một đưon vị thời gian.
GV: Hãy viết công thức tính công suất?
HS: P = 
GV: Hãy cho biết đơn vị của công suất?
HS: Jun/giây hay Oát (W)
GV: Ngoài đơn vị oát ra còn có đưon vị KW, MW.
 HOẠT ĐỘNG 3: ( 15’)
 Tìm hiểu bước vận dụng:
GV: Hãy tính công suất của anh An và anh Dũng ở đầu bài học?
HS: lên bảng thực hiện
GV: Cho hs thảo luận C5
HS: Thảo luận trong 2 phút
GV: Em nào giải được C5?
HS: Lên bảng giải
GV: Cho hs thảo luận C6 
HS: Thảo luận trong 3 phút
GV: Gọi hs lên bảng giải
HS: Lên bảng thực hiện
GV: chấn chỉnh và cho hs ghi vào vở 
I/ Ai làm việc khỏe hơn:
C2: C và d đều đúng
C3: (1) Dũng 
 (2) Trong cung 1 giây dũng thực hiện công lớn hơn.
II/ Công suất:
P=
* Đơn vị công suất:
Đơn vị của công suất là Jun/ giây (J/s) được gọi là oát, kí hiệu là W
1W = 1 J/s
1KW = 1000 W
1MW = 1000 KW
III/ Vận dụng:
C4: - Công suất của anh An:
P = = = 12,8 W
- Công suất của anh Dũng:
P = = = 16 W
C5: - 2giờ = 120 phút (trâu cày)
Máy cày chỉ mất 20p
=> Máy có công suất lớn hơn trâu.
V/ Củng cố và hướng dẫn tự học ( 5’)
Củng cố:
Hệ thống lại kiến thức cho hs rõ hơn
Cho hs giải 2 BT 15.1 SBT
Hướng dẫn tự học:
Bài vừa học thuộc “ghi nhớ” SGK
Làm BT 15.2, 15.3 , 15.4 SBT
Bài sắp học “KIỂM TRA HỌC KÌ”
Các em cần xem kĩ lại các bài: Bài 1, bài 2, bài 6, bài 7, bài 9, bài 10, bài 12, bài 13.
VI/ Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần:
18
Ngày soạn: 
Tiết:
18
Ngày dạy: 
ÔN TẬP HK I
I/Mục tiêu:
 1/ Kiến thức:
	Giúp hs nhớ lại những kiến thức đã học.
 2/ Kĩ năng:
	Làm được tất cả Các bài tập đã học
 3/ Thái độ:
	Tập trung, tư duy trong học tập.
 4/ Tích hợp:
II/ Chuẩn bị:
 1.Giáo viên:
	Chuẩn bị một số câu lí thuyết và bài tập có liên quan.
 2. Học sinh:
	Nghiên cứu kĩ sgk
III/ Phương pháp dạy học:
 	Dùng PP thảo luận và giả quyết vấn đề.
IV/ Giảng dạy:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs cho bài mới
Bài mới:
Để ôn lại những kiến thức mà các em đã học ở chương trình lớp 9, hôm nay chúng ta vào tiết “ôn tập”.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN& HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
 HOẠT ĐỘNG 1: (20’)
 Tìm hiểu phần lí thuyết.
GV: Chuyển động cơ học là gì?
HS: Khi vị trí vật thay đổi so với vật mốc.
GV: Hãy nêu một số chuyển động thường gặp
HS: Trả lời
GV: Hãy lấy VD về chuyển động đều và không đều?
HS: Lấy ví dụ
GV: Khi nào có lực ma sát trượt? lặn? nghỉ?
HS: Trả lời
GV: Hãy nêu một số VD về lực ma sát?
HS: Lấy VD
GV: Áp suất là gì? Công thức tính, đơn vị?
HS: Trả lời
GV: Hãy viết công thức tính áp suất chất lỏng
HS: P = d.h
GV: Hãy viết công thức tính lực đẩy Ácsimét.
HS: F = d.v
GV: Khi vật nổi thì F như thế nào với trọng lực của vật?
HS: Bằng nhau
GV: Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính?
HS: Thực hiện
GV: Hãy phát biểu định luật về công?
HS: Nêu định luật
 HOẠT ĐỘNG 2: (15’)
 Tìm hiểu bước vận dụng:
GV: Cho hs thảo luận 5 phút các câu hỏi ở phần vận dụng trang 63 sgk
HS: Thực hiện
GV: Em nào hãy giải câu 1 sgk?
HS: câu B đúng
GV: Em nào giải được câu 2?
HS: câu D đúng.
GV: Em nào giải C3
HS: Thực hiện
GV: tương tự hướng dẫn hs giải các BTở phần BT trang 65 sgk
HS: Lắng nghe và lên bảng thực hiện
A. Lí thuyết
1.Chuyển động cơ học là gì?
2. Hãy nêu một số chuyển động thường gặp?
3. Hãy viết công thức tính vận tốc? đơn vị?
4. Hãy nêu VD về chuyển động đều? không đều?
5. Khi nào có lực ma sát trượt? nghỉ? lặn?
6. Nêu một số VD về lực ma sát?
7. Áp suất là gì? Công suất tính
8. Công thức tính áp suất chất lỏng
9. Lực đẩy Ácsimét là gì?
10. Khi nào có công cơ học?
11. Phát biểu định luật công.
B/ Vận dụng:
Bài 1: Vận tốc đoạn một là:
V1 = = = 4 m/s
Vận tốc đoạn 2 là:
V2 = = = 2,5 m/s
Vận tốc cả quãng đường
V = = = = 3,3 m/s
Tuần:
17
Ngày soạn: 
Tiết:
17
Ngày dạy: 
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Kiểm tra toàn bộ những kiến thức mà hs đã học ở lớp 8 nhằm đánh giá mức độ hiểu biết của hs như thế nào.
Kĩ năng:
Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập và giải thích các hiện tượng.
Thái độ:
Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.
II/ Ma trận đề kiểm tra:
Tổng
CƠ HỌC
Tổng
Chuyển động
Vận tốc
Lực ma sát
Áp suất
Lực đẩy A’
Sự nổi
Công
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
NB
1
1
1
3
TH
1
1
1
3
VD
1
1
1
1
1
5
Tổng
1
1
1
1
1
1
1
1
1
11
III/ Đề kiểm tra:
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan:
Hãy khoanh tròn vào những câu trả lời đúng nhất của các câu sau:
Câu 1: Một ôtô đang chạy trên đường thì ôtô sẽ chuyển động:
So với mặt đường
So với hành khách ngồi trên xe
So với tài xế ngồi trên xe
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: 	Đơn vị của vận tốc là:
	A. Kilômét giờ (kmh)	B. Mét giây (m.s)
	C.kilômét trên giờ (Km/h)	D. Giây trên mét (s/m)
Câu 3: 	Cách làm nào sau đây làm giảm lực ma sát
Tăng độ nhám mặt tiếp xúc
Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc
Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc
Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
Câu 4: Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất?
Người đứng co 1 chân
Người đứng cả 2 chân
Người đứng cả 2 chân nhưng cúi gập
Người đứng cả 2 chân, tay cầm quả tạ
Câu 5: Một vật có trọng lượng 50N đặt trên nền nhà có mặt tiếp xúc với nền nhà là 1m2 thì áp suất tác dụng lên nền nhà là:
	A. 40N/m2	C. 60 N/m2
	B. 50N/m2	D. 70 N/m2
Câu 6: Một vật có thể tích 1m3 nhúng trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m2 thì lực dẩy ácsimét là:
	A. 8000N	B. 9000N	C. 10.000N	D.11.000
Câu 7: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy ácsimét có cường độ là:
Bằng trọng lượng phần vật chìm trong nước
Bằng trọng lượng phần vật không chìm trong nước
Bằng trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ
Cả A, B , C đều đúng
Câu 8: Trường hợp nào sau đây có công cơ học?
Khi có lực tác dụng vào vật
Khi không có lực tác dụng vào vật
Khi có lực tác dụng vào vật và làm vật dịch chuyển theo hướng chuyển động của vật.
Khi 
PHẦN 2: TỰ LUẬN
	Câu 1: Một ôtô khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng mất 2 giờ. Tính vận tốc của ôtô? Biết quảng đường HN -> HP là 100km.
	Câu 2: Một vật có thể tích là 0,5m3 nhúng vào trong nước. Tính lực đẩy Ácsimét tác dụng lên vật đó? Biết trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3
	Câu 3: Một quả dừa có trọng lượng là 20N rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực?
IV/ Hướng dẫn tự học
* Bài sắp học: “cơ năng”
Câu hỏi soạn bài
Khi nào vật có cơ năng? Khi nào có động năng?
Cơ năng phụ thuộc vào gì?
V/ Bổ sung:
	Phần: “Bài sắp học”: Tiết tiếp theo đó không phải là bài “cơ năng” mà là tiết “ôn tập”. Các em cần nghiên cứu các bài từ bài 1 đến bài 15 để ta ôn tập được tốt.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (4đ)
Câu 1: 	A	(0,5đ)
Câu 2:	C	(0,5đ)
Câu 3:	C	(0,5đ)
Câu 4:	D	(0,5đ)
Câu 5:	B	(0,5đ)
Câu 6: 	C	(0,5đ)
Câu 7:	C	(0,5đ)
Câu 8:	C	(0,5đ)
PHẦN 2: TỰ LUẬN: (6đ)
Câu 1:(2đ)	Vận tốc của ôtô là:
	V = = = 50 km/h
Câu 2: (2đ)	Lực đẩy ácsimét tác dụng lên vật là:
	F = d.v =10.000 . 0,5 = 5000N
Câu 3:(2đ)	Công của trọng lực là: 
	A = F.S = 20.6 = 120 J
Tuần:
21
Ngày soạn: 
27/01/2012
Tiết:
21
Ngày dạy: 
01/02/2012
BÀI TẬP
I/Mục tiêu:
 1/ Kiến thức:
	Giúp hs nhớ lại những kiến thức đã học ở chương trình lớp 8.
 2/ Kĩ năng:
	Làm được tất cả những TN đã học
 3/ Thái độ:
	Tập trung, tư duy trong học tập.
 4/ Tích hợp:
II/ Chuẩn bị:
 1.Giáo viên:
	Chuẩn bị một số câu lí thuyết và bài tập có liên quan.
 2. Học sinh:
	Nghiên cứu kĩ sgk
III/ Phương pháp dạy học:
 	Dùng PP thảo luận và giả quyết vấn đề.
IV/ Giảng dạy:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs cho bài mới
Bài mới:
Để ôn lại những kiến thức mà các em đã học ở chương trình lớp 9, hôm nay chúng ta vào tiết “ôn tập”.
HOẠT

File đính kèm:

  • docVật lí 8.doc
Giáo án liên quan