Giáo án Vật lý 8 Tiết 16 – bài 13 công cơ học

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Sau bài học, HS:

- Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

- Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.

2. Kĩ năng:

Sau bài học, HS:

- Sử dụng thành thạo công thức công cơ học A = F.s để giải được một số bài tập đơn giản và giải thích được một số hiện tượng liên quan

3. Thái độ:

+ HS:

- Biết vận dụng vào thực tế.

II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG:

- Những câu hỏi nhấn mạnh đến sự hiểu biết, đem lại sự thay đổi của quá trình học tập:

- Những câu hỏi mà bài học có thể trả lời: & C

- Những câu hỏi bao quát để HS ứng dụng KT, KN vào thực tế:

III. ĐÁNH GIÁ:

Bằng chứng đánh giá:

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4396 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 Tiết 16 – bài 13 công cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
8A:
8B:
8C:
TIẾT 16 – BÀI 13
CÔNG CƠ HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau bài học, HS:
- Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.
- Viết được công thức tính công cơ học cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.
2. Kĩ năng:
Sau bài học, HS:
- Sử dụng thành thạo công thức công cơ học A = F.s để giải được một số bài tập đơn giản và giải thích được một số hiện tượng liên quan 
3. Thái độ:
+ HS:
- Biết vận dụng vào thực tế.
II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG:
- Những câu hỏi nhấn mạnh đến sự hiểu biết, đem lại sự thay đổi của quá trình học tập:Ì
- Những câu hỏi mà bài học có thể trả lời:Ò & C
- Những câu hỏi bao quát để HS ứng dụng KT, KN vào thực tế:ß
III. ĐÁNH GIÁ:
Bằng chứng đánh giá:
* 
- Cách mà HS thể hiện mức độ hiểu của mình:
Trong bài giảng
Sau bài giảng
+ Làm
+ Nói, giải thích
x
x
+ Đọc
x
+ Viết
x
*
- Các hình thức đánh giá:
Trong bài giảng
Sau bài giảng
+ Bài tập ứng dụng
x
x
+ Quan sát
x
+ Bài tập viết1
x
+ Bài tập viết2
x
*
- Các công cụ đánh giá:
Trong bài giảng
Sau bài giảng
+ Đánh giá theo thang điểm
x
+ Đánh giá bằng điền phiếu(có/không)
+ Đánh giá theo sơ đồ học tập
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ Tư liệu:
+ Đồ dùng:
- GV:+Tranh vẽ con bò kéo xe; vận động viên cử tạ; máy xúc đất làm việc.
- HS:
+ Trang thiết bị:
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
ïHoạt động 1: Ổn định tổ chức – Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề vào bài mới:
- Mục tiêu: 
- Thời gian:(5 phút)
- Phương pháp:+ Khuyến khích – Tham gia:(Đàm thoại; Tìm tòi từng phần; làm sáng tỏ giá trị; Thảo luận tham gia; Tình huống quan hệ )
- Phương tiện, tư liệu:
- Diễn biến:
u Ổn định tổ chức: 
v Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
HS1: lên trả lời
HS2: Giải bài trên bảng
HS khác nhận xét
?1: bài 12.2(SBT)
Do lực dẩy ác si mét trong cả 2 trường hợp đều có độ lớn bằng trọng lượng của miếng gỗ và quả cầu, nên thể tích nước bị chiếm chỗ trong 2 trường hợp đó cũng bằng nhau và mực nước trong bình không thay đổi.
?2 bài 12.6:
 Trọng lượng của xà lan có độ lớn bằng độ lớn của lực đẩy Ac-Si-Mét tác dụng lên xà lan:
 P = FA= dV = 1000.4.2.0,5 = 40 000 N
w Đặt vấn đề vào bài mới:
Nêu câu hỏi tình huống: 
Ì “Trong đời sống hàng ngày ngưòi ta quan niệm rằng: Người HS ngôì học, người nông dân cấy lúa ….đều đang thực hịên công nhưng không phải là công cơ học. Vậy công cơ học là gì” ?
²HS: Nghe câu hỏi tình huống.
 Dự kiến trả lời....
ïHoạt động 2: Hình thành kháí niệm công cơ học. 
- Mục tiêu: 
- Thời gian:(13phút)
- Phương pháp:
+ Thông báo – Thu nhận:(Trình bày tài liệu; Giải thích minh họa; Thuyết trình; Giảng giải; Dặn dò giao nhiệm vụ)
+ Khuyến khích – Tham gia:(Đàm thoại; Tìm tòi từng phần; làm sáng tỏ giá trị; Thảo luận tham gia; =Vấn đáp, quan sát, phân tích, qui nạp và rút kết luận.
- Phương tiện, tư liệu:
- Diễn biến:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
²Từng HS quan sát tranh trả lời câu hỏi:
 - Con bò kéo xe (xe chuyển động, có lực tác dụng) như vậy có thực hiện công. 
-Ngưòi lực sĩ bê quả tạ( có lực nâng, nhưng không có quãng đường dịch chuyển) như vậy không có công.
² Từng HS trả lời câu C1.
C1: Khi có lực tác dụng vào vật, mà vật chuyển động thì khi đó lực thực hiện công.
²Hoàn thành C2 và ghi vở. 
C2: (1) Lực
 (2) Chuyển dời
²Treo tranh hình 13.1; 13.2 nêu câu hỏi:
Ì Người lực sĩ bê quả tạ không chuyển động có thực hiện công không? 
Ì Con bò kéo xe chuyển động có thực hiện công không?
Ì Khi nào có công cơ học?
²Yêu cầu HS trả lời C1 và hoàn thành C2=> rút kết luận.
I. Khi nào có công cơ học?
1. Nhận xét.
2. Kết luận. 
* Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển rời. 
ïHoạt động 3: Củng cố kiến thức về công cơ học. 
- Mục tiêu: 
- Thời gian:(10 phút). 
- Phương pháp:
+ Thông báo – Thu nhận:(Trình bày tài liệu; Giải thích minh họa; Thuyết trình; Giảng giải; Dặn dò giao nhiệm vụ)
+ Khuyến khích – Tham gia:(Đàm thoại; Tìm tòi từng phần; làm sáng tỏ giá trị; Thảo luận tham gia; =Vấn đáp, quan sát, phân tích, qui nạp và rút kết luận.
- Phương tiện, tư liệu:
- Diễn biến:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
² Thảo luận nhóm câu C3 và C4 .Cử đại diện trả lời.
C3: Trường hợp a,d,c có công cơ học.
C4:Lực thực hiện công:
-Lực kéo đầu tầu hỏa.
-Lực hút của trái đất làm quả bưởi rơi.
-Lực kéo của người công nhân
²Tổ chức HS thảo luận câu C3 và C4.
*Câu hỏi gợi ý:
Ì Trường hợp nào có công?
Ì Lực nào sinh công?
² Gọi đại diện HS hoàn thành C3; C4.
3.Vận dụng.
*Ví dụ về trường hợp có công cơ học:
- Máy xúc đất đang làm việc.
- Người lực sĩ nâng quả tạ từ thấp lên cao. 
- Đầu tầu đang kéo các toa tầu chuyển động. 
ïHoạt động 4: Xây dựng công thức tính công.
- Mục tiêu: 
- Thời gian:(7phút):
- Phương pháp:
+ Thông báo – Thu nhận:(Trình bày tài liệu; Giải thích minh họa; Thuyết trình; Giảng giải; Dặn dò giao nhiệm vụ)
+ Khuyến khích – Tham gia:(Đàm thoại; Tìm tòi từng phần; làm sáng tỏ giá trị; Thảo luận tham gia; =Vấn đáp, quan sát, phân tích, qui nạp và rút kết luận.
- Phương tiện, tư liệu:
- Diễn biến:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
²Từng HS đọc thông tin mục 1:
- Nêu công thức tính công. 
- Nêu đơn vị đo của công khi quãng đường đo là m và lực đo bằng N.
-Từ công thức tính công suy ra cách tính S và F.
- Đổi 1 KJ = ? J
²Từng HS ghi nhớ kiến thức GV mở rộng.
²Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1(phần II), tìm hiểu công thức tính công 
Ì ²Từ công thức tính công, em hãy cho biết cách tính S và F khi biết hai trong 3 đại lượng còn lại.
²Mở rộng:
-Nếu vật chuyển rời không theo phương của lực thì công được tính bằng công thức khác:
 ( A = F.S .coS)
- Nếu vật chuyển rời theo phương vuông góc với phương của lực thì A = 0( không thực hiện công)
II. Công thức tính công. 
1.Công thức tính công cơ học: 
 A = F. S
*Trong đó:
-A là công thực hiện.
-S là quãng đường dịch chuyển.
-F là lực tác dụng vào vật.
* Đơn vị của công là Jun(J) khi lực F = 1N và S = 1m. 
* 1J = 1N. 1m = 1Nm
ïHoạt động 5: Củng cố - Vận dụng
- Mục tiêu: 
- Thời gian:(7phút):
- Phương pháp:+ Khuyến khích – Tham gia:(Đàm thoại; Tìm tòi từng phần; làm sáng tỏ giá trị; Thảo luận tham gia; 
- Phương tiện, tư liệu:
- Diễn biến:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
²Từng HS vận dụng trả lời các câu C5, C6, C7.
² Hai HS lên bảng làm C5 và C7, học sinh còn lại làm vào bảng phụ.
C5: Công của lực kéo tầu:
 A = F.S = 5000.1000
 = 5000000J = 5000KJ
C6: Trọng lực thực hiện công là: A = P. S = 20.6 =120J 
C7: Do trọng lực có phương thẳng đứng vuông góc với phương chuyển động của vật nên không có công cơ học của trọng lực.
²Từng HS trả lời câu hỏi, chốt lại kiến thức bài học.
² Yêu cầu HS nhóm 1,2 làm C5, nhóm 3,4 làm câu C7, HS còn lại làm bảng phụ cá nhân.
²Yêu cầu HS trao đổi bài cho nhau, tự đánh giá kết quả của mình và cho bạn.
² Hướng dẫn HS tóm tắt đề bài theo kí hiệu vật lí.
C5: Cho F = 5000N
 S = 1000m
 Tính A =?
C6: Cho m =2kg => P =20N
 S = 6m
 Tính A =?
 *Gợi ý câu C7.
-Nhận xét gì về phương của trọng lực so với phương ngang? 
-Kết luận gì công trong trường hợp này? 
²Nêu câu hỏi, chốt lại kiến thức bài học.
ß Nêu điều kiện để có công cơ học?
ß Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào? Nêu công thức tính công và cho biết đơn vị của công ?
2. Vận dụng.
C5: 
C6: 
C7: 
*Ghi nhớ(SGK/48)
ïHoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
- Mục tiêu: 
- Thời gian:( 3 Phút):
- Phương pháp: + Thông báo – Thu nhận:(Trình bày tài liệu; Giải thích minh họa; Thuyết trình; Giảng giải; Dặn dò giao nhiệm vụ)
- Phương tiện, tư liệu:
- Diễn biến:
Hoạt động của trò
Hoạt động của thầy
+Làm bài tập từ(13.1-> 13.4)
+Học thuộc ghi nhớ và đọc phần có thể em chưa biết(SGK/48)
+Chuẩn bị giờ sau: Ôn tập và làm bài tập SBT để giờ sau chữa bài tập
²Giao bài cho HS.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
SGK Vật lí 8; SGV Vật lí 8; SBT Vật lí 8...
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
8A
8B
8C
- Thời gian giảng toàn bài:
- Thời gian dành cho từng phần, hoạt động
- Nội dung kiến thức:
- Phương pháp dạy học:
- Đồ dùng dạy – học:
- Tình hình lớp-HS
- RKN Khác:
ð PHẦN KÍ, DUYỆT:

File đính kèm:

  • docT16 - B13.doc
Giáo án liên quan