Giáo án Vật lý 8 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012

 I - Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Nêu được một số ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.

- Nêu được một số ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái đối với mỗi vật so với vật mốc.

- Nêu được trạng thái, các dạng chuyển động cơ học thường gặp, chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh rút ra kết luận.

 3. Thái độ:

 - Có thái độ nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học.

 II - Chuẩn bị:

 - Tranh vẽ hình 1.1 SGK, hình 1.2 SGK hình 1.3 SGK.

 

doc39 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3334 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động của GV
 Hoạt động của HS
HĐ 2 : Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.(7phút)
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1, trả lời các câu hỏi C1và C2.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2, trả lời các câu hỏi C3 và C4.
Rút ra kết luận.
1) Thí nghiệm 1: 
Câu C1: Qua thí nghiệm chứng tỏ có áp suất tác dụng lên đáy bình và thành bình.
2) Thí nghiệm 2:
Câu C2: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật trong lòng nó.
3) Kết luận:
Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật bên trong lòng nó.
 HĐ 3 : Công thức tính áp suất (7 phút)
GV yêu cầu hoc sinh vận dụng kiến thức chứng minh công thức
P = dh.
GV: hướng dẫn hoc sinh làm bài
GV đưa ra công thức 
?. Chứng minh: từ p = ta có P = dh.
Chú ý: Từ công thức trên ta có áp suất gây ra tại các điểm trong chất lỏng ở cùng độ sâu luôn luôn bằng nhau.
GV gọi học sinh đọc bài
HS: thảo luận nhóm
HS: ghi chép
P = dh trong đó p là áp suất ở đáy cột chất lỏng, d là trọng lượng riêng của cột chất lỏng, h là chiều cao của cột chất lỏng.
P tính ra đơn vị Pa, d tính ra đơn vị N/m3, h tính ra đơn vị m.
HS: đọc bài
 HĐ4 : Củng cố (2phút)
Viết công thức tính áp suất trong chất lỏng, nêu ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức, đơn vị đo của các đại lượng đó?
 HĐ 5 : Hướng dẫn về nhà (1 phút)
 - Làm bài tập trong SBT. 
 - Đọc tìm hiểu về máy nén chất lỏng
Soạn: 27/10/2011
Giảng: 28/10/2011
 Tiết 9:bình thông nhau-máy nén thuỷ lực
A . Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng
2. Kỹ năng:
Vận dụng được công thức tính áp xuất trong lòng chất lỏng để giải thích được một số bài tập đơn giản.
3. Thái độ : - Cẩn thận , nghiêm túc và lòng yêu thích môn học
B. Chuẩn bị: 
*GV: bình thông nhau, chậu nước, tranh vẽ máy nén chất lỏng 
*HS: - Đọc tìm hiểu trước bài ở nhà
C. Tổ chức dạy, học trên lớp.
HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề (8phút)
 * Kiểm tra bài cũ.
Viết công thức tính áp suất chất lỏng, giải thích các đại lượng đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức
*Đặt vấn đề: GV đặt vấn đề như SGK 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
HĐ 2 : Tìm hiểu về bình thông nhau.(15phút)
GV: treo tranh vẽ bình thông nhau yêu cầu học sinh quan sát
GV: yêu cầu học sinh làm thí nghiệm
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 3
GV: yêu cầu học sinh.
 trả lời câu hỏi C5.
GV :Rút ra kết luận.
HS: Đọc và trả lời các câu hỏi phần vận dụng.
HS : Làm thí nghiệm 3 theo nhóm, thảo luận trả lời câu C5
 HS: Rút ra kết luận. Trong bình thông nhau chứa cùng chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở các nhánh luôn có cùng một độ cao.
HS: đọc kết luận
 HĐ 3 :Tìm hiểu máy nén thuỷ lực (15 phút)
GV giới thiệu cho học sinh về ứng dụng của bình thông nhau làm máy nén chất lỏng
GV cho học sinh quan sát hình vẽ về nguyên lý hoạt động của máy nén thuỷ lực
GV: yêu cầu học sinh nêu câú tạo của máy nén thuỷ lực
GV: đưa ra kết luận về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén thuỷ lực
GV đua ra công thức:
f=p.s và F=P.S
Từ đó suy ra:F/f=S/s
Cấu tạo:là bình thông nhau gồm một nhánh lớn và một nhánh nhỏ
Nguyên tắc:Dựa trên nguyên tắc bình thônh nhau. khi tác dụng một lực f lên pittông nhỏ có diện tích s, lực này gây áp suất p=f/s lên chất lỏng. áp suất này được chất lỏng truyền nguyên vẹn tới pittông lớn có diện tích S và gây nên lực nâng F lên pittông này:
F=p.S=f/S/s suy ra:F/f=S/s
 HĐ4 : Củng cố (5phút)
 Giáo viên yêu cầu học sinh khái quát những nội dung đã học
 Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ
 HĐ 5 : Hướng dẫn về nhà (2 phút)
 - Làm bài tập trong SBT. 
 - Đọc tìm hiểu về máy nén chất lỏng
Soạn:02/11/2011
Giảng: 05/11/2011
 Tiết 10: áp suất khí quyển.
A- Mục tiêu: 
 1. Kiến thức : 
Giải thích được sự tồn tại lớp khí quyển, áp suất khí quyển.
Giải thích được thí nghiệm Tô - ri - xe - li và một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
Hiểu vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường tính theo chiều cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi từ đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2.
 2. Kỹ năng : HS biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức đã học để giải thích sự tồn tại áp suất khí quyển.
 3. Thái độ : - Cẩn thận , nghiêm túc và lòng yêu thích môn học
B - Chuẩn bị: 
* GV: Bảng phụ, thước thẳng,giáo án,SGK.
* Mỗi nhóm HS: - ống thuỷ tinh dài 10 - 15 cm, tiết diện 2- 3 mm, cốc nước màu, hai miếng hút cao xu, tranh vẽ hình 9.5.
 C - Tổ chức dạy, học trên lớp.
 HĐ 1 : Kiểm tra bài cũ – Tổ chức tình huống học tập (10’)
 * Kiểm tra bài cũ.
HS1: Viết công thức tính áp suất trong chất lỏng, nêu ký hiệu của các đại lượng có mặt trong công thức, đơn vị đo của các đại lượng đó? Làm bài tập 8.1 SBT.
HS2: Nêu nguyên lý bình thông nhau? Làm bài tập 8.2 SBT.
 * Tổ chức tình huống học tập: GV đặt vấn đề như SGK 
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
HĐ2 : Nghiên cứu về sự tồn tại của áp suất khí quyển(20’)
GV: Y/C HS tự đọc thông báo SGK
GV: Thông báo về sự tồn tại của áp suất khí quyển.
GV: Cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm chứng minh và nêu các câu hỏi giải thích.
GV: Tại sao hộp lại bị bẹp về nhiều phía?
GV: Tại sao cột chất lỏng không bị tụt xuống?
GV: Tại sao khi thả tay cột chất lỏng lại tụt xuống?
GV: Giới thiệu thí nghiệm 3
GV: Hãy giải thích tại sao hai bán cầu không rời ra được?
GV: Qua các thí nghiệm trên hãy rút ra kết luận về sự tồn tại của áp suất khí quyển?
HS hoạt động cá nhân: Đọc thông báo SGK
HS: Các nhóm tự làm thí nghiệm
HS: Trả lời câu hỏi C1
HS: Trả lời câu hỏi C2
HS:Trả lời câu hỏi C3
1HS: Đọc to thí nghiệm 3
HS: Trả lời C4..
HS: Rút ra kết luận 
Do không khí có trọng lượng nên không khí tác dụng lên trái đất và mọi vật trên trái đất một áp suất theo mọi phương. áp suất này được gọi là áp suất khí quyển.
HĐ 3: Vận dụng – Củng cố:(12’)
GV yêu cầu HS: Đọc và trả lời các câu hỏi phần vận dụng.
GV gợi ý cho những HS không làm được.
HS trả lời.
GV đánh giá kết quả.
GV: Củng cố lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài học.
III -Vận dụng.
C8: áp suất khí quyển tác dụng vào tờ giấy từ dưới lên lớn hơn áp suất của cột chất lỏng gây ra nên tờ giấy không bị rơi.
C12: Vì độ cao cột không khí không xác định một cách chính xác và trọng lượng riêng của không khí cũng thay đổi theo độ cao.
HĐ 5 : Hướng dẫn về nhà (3 phút)
 - Làm bài tập trong SBT.
 - Học thuộc phần ghi nhớ. Đọc phần có thể em chưa biết
 - Đọc tìm hiểu tất cả các kiến thức từ đầu năm tới nay để tiết sau ôn tập
Soạn: 10/11/2011
Giảng: 12/11/2011
 Tiết 11: ôn tập
A- Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Ôn lại phần kiến thức đã học.
- Vận dụng vào làm các bài tập có liên quan
2. Kĩ năng: - Kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, kĩ năng làm bài.
3. Thái độ: - Kiên trì, cẩn thận, ham tìm.
B. Chuẩn bị:
-Gv: Các câu hỏi và nội dung ôn tập. Bảng phụ hoặc máy chiếu đa năng.
-Hs: ôn các bài đã học
C- Tổ chức cho học sinh ôn tập:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1: Ôn lại kiến thức đã học (10’)
GV đưa ra hệ thống câu hỏi để củng cố ôn tập phần kiến thức đã học.
Yêu cầu HS trả lời.
? Chuyển động cơ học là gì?
? Tại sao nói chuyển động hay đứng yên chỉ mang tính tương đối?
? Vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động?
? Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động?
? Chuyển động đều là gì? chuyển động không đều là gì?
? Hãy nêu cách biểu diễn lực?
? Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào?
? Kể tên các loại lực ma sát và cho biết chúng xuất hiện khi nào? Lấy VD?
? Hãy nêu công thức tính áp suất chất rắn, nói rõ các đại lương trong công thức?
? áp suất chất lỏng có đặc điểm gì?
- Sau mỗi câu GV cho HS nhận xét và chốt lại vấn đề.
HS nhớ lại kiến thức đã học trả lời theo yêu cầu của GV.
HĐ2: Làm bài tập (19’)
GV đưa ra một số dạng bài tập yêu cầu HS làm.
Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu sau.
1-Vật chỉ chịu tác dụng của cặp lực nào sau đây thì đang đứng yên vẫn tiếp tục đứng yên?
Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
Hai lực cùng cùng phương, ngược chiều.
Hai lực cùng cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
Hai lực cùng đặt lên một vật cùng cường độ, phương cùng nằm trên một đường thẳng, chiều ngược nhau.
2 - Hiện tượng nào dưới đây là do áp suất khí quyển gây ra.
A - Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước lại phồng lên như cũ.
B - Săm xe đạp bơn căng để ngoài trời nắng dễ bị nổ.
C - Dùng ống nhựa nhó có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.
D - Thổi hơi vào quả bóng bay quả bóng phồng lên.
3 - Muốn làm tăng (giảm) áp suất trong các cách sau, cách nào không đúng.
 a- Muốn làm tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
 b- Muốn làm tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
 c-Muốn làm giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
 d-Muốn làm giảm áp suất thì tăng diện tích bị ép.
Câu 2:
Một người đi bộ trên đoạn đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s; Đoạn đường dài 1,9km đi hết 0,5 giờ. Tính vận tốc TB của người trên cả hai đoạn đường đó.
Câu 3: Một bao gạo nặng 90kg đặt lên một cái ghế 4 chân có khối lượng 4 kg. Diện tích tiếp xúc của mỗi chân ghế với mặt đất là 10cm2. Tính áp suất của các chân ghế tác dụng lên mặt đất.
GV hướng dẫn nếu HS gặp khó khăn.
+ Tính được khối lượng cả gạo và ghế.
 90 + 4 = 94 kg.
+ Tính được áp lực của cả gạo và ghế tác dụng lên mặt sàn.
 F = P = 94.10 = 940N.
+ Tính được diện tích tiếp xúc (mặt bị ép) .
 S = 10.4 = 40cm2.
+ Tính được áp suất..
HĐ 3:Tổng kết hướng dẫn học ở nhà (1’)
 - Làm lại các bài tập.
 - Ôn lại nội dung kiến thức đã học, chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết
 - GV Y/C HS lấy giấy ra kiểm tra 15’
Soạn: 24/11/2011
Giảng: 25/11/2011
 Tiết 12: ôn tập
A- Mục tiêu: 
- Ôn lại phần kiến thức đã học.
- Vận dụng vào làm các bài tập có liên quan
- Kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, kĩ năng làm bài.
- Kiên trì, cẩn thận, ham tìm.
B. Chuẩn bị:
-Gv: Các câu hỏi và nội dung ôn tập. 
-Hs: ôn các bài đã học
C- Tổ chức cho học sinh ôn tập:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của 

File đính kèm:

  • docvat ly 8hoc ky 1.doc
Giáo án liên quan