Giáo án Vật lý 8 học kỳ 1

1) Mục Tiêu:

a) Kiến thức: - Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ

 - Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.

b) Kĩ năng: Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ

c) Thái độ: Có ý thức tìm hiểu thông tin.

2) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a) Chuẩn bị của học sinh: Xem và soạn nội dung bài ở nhà.

b) Chuẩn bị của giáo viên:

- Dự kiến phương pháp : Đặt và giải quyết vấn đề, quan sát, hoạt động nhóm, . . . .

-Biện pháp: GDHS HT nghiêm túc, ý thức nhận biết các loại chuyển động trong thực tế

-Phương tiện: Tranh vẽ H.1.1; H. 1.2, H.1.3 SGK

- Yêu cầu học sinh: Học bài 1 và làm câu hỏi SGK, bài tập SBT .

- Tài liệu tham khảo: + GV: Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu tham khảo. + HS: SGK.

 3) Tiến trình bài dạy :

 a) Kiểm tra bài cũ (4p):Dặn dò học sinh cho chương trình vật lý 8.

b) Dạy bài mới (36p):

 Lời vào bài (03p): Mặt trời mọc đằng Đông, Lặn đằng Tây. Như vậy có phải MT chuyển động còn trái đất đứng yên không? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

Hoạt động 1 (14p): Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?

 

doc36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 8 học kỳ 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độc hại ảnh hưởng đến môi trường, ngoài ra còn gây ra các vụ sập, sạt lở đá ảnh hưởng đến tính mạng công nhân. 
- Biện pháp an toàn: Những người thợ khai thác đá cần được đảm bảo những điều kiện về an toàn lao động (khẩu trang, mũ cách âm, cách li các khu vực mất an toàn…)
c) Củng cố - luyện tập (03p): 	Yêu cầu vài HS đọc phần ghi nhớ.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2p): về nhà học bài và làm các bài tập 7.1 ® 7.6 trong SBT.
e) Bổ sung:
Tuần:
8
Ngày soạn: 
21/09/2011
Tiết:
8
Ngày dạy: 
27/09/2011
Tuần 8 Ngày soạn:08/08/2012
Tiết 8 Ngày dạy: /08/2012
Bài 8 : ÁP SUẤT CHẤT LỎNG - BÌNH THÔNG NHAU ( tiết 1)
1) Mục Tiêu:
a) Kiến thức: Mô tả được hiện tượng chứng tỏ áp suất có trong lòng chất lỏng; Nếu được công thức tính áp suất chất lỏng.
b) Kĩ năng: 	Quan sát được các hiện tượng của TN, rút ra nhận xét.
c) Thái độ: Học sinh tích cực, tập trung trong học tập
2) Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của học sinh: Xem và soạn nội dung bài ở nhà.
b) Chuẩn bị của giáo viên: 
- Dự kiến phương pháp : Đặt và giải quyết vấn đề, quan sát, hoạt động nhóm, . . . . 
-Biện pháp: GDHS HT nghiêm túc, ý thức nhận biết các loại chuyển động trong thực tế
-Phương tiện: Một chậu nhựa đựng cát hạt nhỏ; ba miếng kim loại hình chữ nhật.
- Yêu cầu học sinh: bình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình bịt bằng màng cao su mỏng; bình trụ thủy tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy; một bình thông nhau.
- Tài liệu tham khảo: + GV: Nghiên cứu SGK, SGV, các tài liệu tham khảo. + HS: SGK. 
 3) Tiến trình bài dạy :
a) Kiểm tra bài cũ (4p): Phát biểu ghi nhớ bài 7; chữa bài tập 7.1; 7.2; 7.3; 7.4 (TLM).
b) Dạy bài mới (36p):
 Lời vào bài (03p): Các em hãy quan sát hình 8.1 và cho biết hình đó mô tả gì? Tại sao người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn? Nếu không mặc bộ áo đó thì có nguy hiểm gì đối với người thợ lặn không? 
Hoạt động 1: Tìm hiểu áp suất tác dụng lên đáy bình và thành bình (11 phút)
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Nhắc lại về áp suất của vật rắn tác dụng lên mặt bàn nằm ngang (hình 8.2) theo phương của trọng lực.
- Với chất lỏng thì sao? Khi đổ chất lỏng vào bình thì chất lỏng có gây áp suất lên bình không? Và lên phần nào của bình?
- Các em làm thí nghiệm (hình 8.3) để kiểm tra dự đoán và trả lời C1, C2.
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm
- Mục đích thí nghiệm: Kiểm tra xem chất lỏng có gây ra áp suất như chất rắn không?
- Thảo luận nhóm đưa ra dự đoán (Màng cao su ở đáy biến dạng, phồng lên)
Các nhóm làm thí nghiệm thảo luận
C1. các màng cao su biến dạng. Chứng tỏ chất lỏng gây P lên đáy bình và thành bình C2 : CLà P theo mọi phương.
I. Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng
1)Thí nghiệm:
C1: Màng cao su ở đáy và thành bình đều biến dạng ® chất lỏng gây ra áp suất lên cả đáy và thành bình.
C2: Chất lỏng gây ra áp suất theo nhiều phương, khác với chất rắn chỉ theo phương của trọng lực.
- Dự đoán:
+ Có, theo phương thẳng đứng và phương ngang.
+ Không.
Hoạt động 2: Tìm hiểu áp suất tác dụng lên các vật đặt trong lòng chất lỏng (9 phút)
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
- Chất lỏng gây ra áp suất lên đáy và thành bình. Vậy chất lỏng có gây ra áp suất trong lòng nó không? Và theo những phương nào?
- Để kiểm tra dự đoán ta làm thí nghiệm 2.
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm (hình 8.4)
- Mục đích: Kiểm tra sự gây ra áp suất trong lòng chất lỏng.
- Đĩa D được lực kéo tay ta giữ lại, khi nhúng sâu ống có đĩa D vào chất lỏng, nếu buông tay ra thì điều gì xảy ra với đĩa D?
- Các em hãy làm thí nghiệm và đại diện nhóm cho biết kết quả thí nghiệm.
- Trả lời C3.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2, các em hãy điền vào chỗ trống ở C4.
- Đĩa bị rơi.
- Đĩa không rời, tách rời khi quay.
- Các nhóm làm thí nghiệm, thảo luận.
Trong mọi trường hợp đĩa D không rời khỏi đáy.
C3: Chất lỏng tác dụng áp suất lên các vật đặt trong nó và theo nhiều hướng.
3. Kết luận:
(1): Đáy bình; (2): thành bình; (3) ở trong lòng chất lỏng.
2) Thí nghiệm 2:
3) Kết luận: (SGK)
C3: CL gây ra theo phương lên các vật trong lòng nước.
C4: (1) thành, (2) đáy, (3) trong lòng
Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính áp suất (5 phút)
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KTCĐ
- Yêu cầu: 1 HS nhắc lại công thức tính áp suất (tên gọi của các đại lượng có mặt trong công thức)
- Thông báo khối chất lỏng hình trụ (hình 8.5), có diện tích đáy S, chiều cao h.
- Hãy tính trọng lượng của khối chất lỏng?
- Dựa vào kết quả tìm được của p hãy tính áp suất của khối chất lỏng lên đáy bình?
- Công thức mà các em vừa tìm được chính là công thức tính áp suất trong chất lỏng.
- Hãy cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Một điểm A trong chất lỏng có độ sâu hA, hãy tính áp suất tại A.
- Nếu 2 điểm trong chất lỏng có cùng độ sâu (nằm trên một mặt phẳng ngang) thì áp suất tại 2 điểm đó thế nào?
- 1 ý kiến: P = d.V = d.s.h
	® 	p = d.h
. p: áp suất (Pa hay N/m2)
. d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
. h: độ sâu tính từ mặt thoáng (m)
. pA = d.hA
 Bằng nhau.
II. Công thức tíanh áp suất chất lỏng.
P = dh
P: áp suất ở đáy cột CL (N/m2)
d: TLR của CL (N/m2)
h: chiều cao cột CL (m)
Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên tắc bình thông nhau (8 phút)
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KTCĐ
- Giới thiệu bình thông nhau.
- Khi đổ nước vào nhóm A của bình thông nhau thì sau khi nước đã ổn định, mực nước trong 2 nhóm sẽ như ở hình a, b, c (hình 8.6)
- Các nhóm hãy làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.
- Các em hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của kết luận.
	- Các nhóm thảo luận đưa ra dự đoán. Hình 8.6c vì pA = pB
 ® độ cao của các cột nước phía trên A và B bằng nhau.
Các nhóm làm thí nghiệm, thảo luận và báo cáo kết quả: hình 8.6.c
Kết luận: .. cùng..
III. Bình thông nhau:
Kết luận (SGK)
*TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG: 
- Sử dụng chất nổ để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn, áp suất này truyền theo mọi phương gây ra sự tác động của áp suất rất lớn lên các sinh vật khác sống trong đó. Dưới tác dụng của áp suất này, hầu hết các sinh vật bị chết. Việc đánh bắt cá bằng chất nổ gây ra tác dụng hủy diệt sinh vật, ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Biện pháp:+Tuyên truyền để ngư dân không sử dụng chất nổ để đánh bắt cá.
+ Có biện pháp ngăn chặn hành vi đánh bắt cá này.
4/ Củng cố – tổng kết (03p) 	Yêu cầu vài HS đọc phần ghi nhớ.
 - Yêu cầu HS đọc lần lượt các câu C6, C7, C8 và trả lời.
5/ Hướng dẫn học sinh về nhà (2p) :Giao C9 về nhà.Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.Yêu cầu HS làm bT 8.1.Yêu cầu HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập còn lại trong sách bT. Nhận xét tiết học.
IV – RÚT KINH NGHIỆM
Tuần:
9
Ngày soạn: 
28/09/2011
Tiết:
9
Ngày dạy: 
04/10/2011
Bài 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển và áp suất khí quyển.
Giải thích được cách đo áp suất khí quyển của thí nghiệm Tôrixenli và một số hiện tượng đơn giản.
Hiểu được vì sao áp suất khí quyển thường được tính bằng độ cao của cột thủy ngân và biết đổi từ đơn vị mm/tg sang N/m2
Kĩ năng:Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển và đo được áp suất khí quyển.
Thái độ:Ổn định, tập trung, phát triển tư duy trong học tập
II. PHƯƠNG TIỆN: Học sinh :đọc nội dung bài ở nhà 
 Giáo viên :
- Dự kiến phương pháp : nêu vấn đề, vấn đáp , quan sát, nhóm...
-Biện pháp:giáo dục HS học tập nghiêm túc, ý thức nhận biết được các dạng áp suất trong thực tế.
-Phương tiện :Hai vỏ chai nước khoáng bằng nhựa mỏng. Một ống thủy tinh dài 10 - 15 cm, tiếtt diện 2 - 3mm. Một cốc đựng nước.
- Yêu cầu học sinh : Học bài 9 và làm câu hỏi SGK , bài tập SBT . 
- Tài liệu tham khảo :+ GV : Nghiên cứu SGK, SGV, đọc thêm các tài liệu tham khảo . + HS : SGK . 
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1.Ổn định lớp.(1P) : kiểm tra sĩ số học sinh.
2.Kiểm tra bài cũ.( 4P) : Phát biểu ghi nhớ bài 8 ? Chữa bài tập 8.1; 8.3?
3.Tiến hành bài mới :(35P) : 
 Lời vào baì :(2p) : Có thể tổ chức tình huống học tập như phần mở bài trong SGK.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự tồn tại của áp suất khí quyển (15 phút)
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KT C Đ
- Giới thiệu lớp khí quyển của Trái đất: Trái đất chúng ta bao bọc bởi một lớp không khí rất dày (hàng ngàn km) ® khí quyển?
- Sự tồn tại của khí quyển được giải thích như thê nào?
- HS làm TN H.9.2; 9.3 SGK
- Thảo luận nhóm và làm C1, C2, C3
- Yêu cầu HS đọc TN3 ® làm C4
C1: pKK trong hộp < p ở ngoài
C2: vì áp lực của KK tác dụng vào nước từ dưới lên > trọng lượng của cột nước
C3: nước sẽ chảy ra vì áp suất khí trong ống và áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển.
C4: Áp suất trong quả cầu là 0 mà vỏ quả cầ chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt nhau.
® Trái đất và tất cả các vật trên trái đất đều chịu áp suất khí quyển theo mọi hướng. 
I. Sự tổn tại của P khí quyển:
* Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của Pkq theo mọi phương.
1) TN1: (H.9.2)
2) TN2: (H.9.3)
3) TN3: (H.9.4)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về độ lớn của áp suất khí quyển ( không dạy)
Hoạt động 3: Vận dụng (18 phút)
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
KT C Đ
 HS lần lượt làm BT trong phần vận dụng.
III. Vận dụng;
C8: Cốc đựng đầy nước được đậy kín bằng tờ giấy khi lộn ngược cốc, nước không chảy ra ngoài vì áp suất khí quyển > áp suất do trọng lượng cột nước trong cốc gây ra.
C9: bẻ 1 đầu ống thuốc tiêm ® thuốc không chảy ra; bẻ cả 2 đầu ® thuốc chảy ra dễ dàng
*TÍCH HỢP MÔI TRƯỜNG: 
- Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất thấp, lượng oxi trong máu giảm, ảnh hưởng đến sự sống của con người và động vật. Khi xuống các hầm sâu, áp suất khí quyển tăng, áp suất tăng gây ra các áp lực chèn ép lên các phế nang của phổi và màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Biện pháp: Để bảo vệ sức khỏe cần tránh thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp suất quá cao hoặc quá thấp cần mang theo bình oxi.
4/ Củng cố – tổng kết (03p) 	- Tại sao nắp ấm trà thường có một lỗ nhỏ?
5/ Hướng 

File đính kèm:

  • docgiáo án lý kì một.doc