Giáo Án Vật Lý 7 - Tiết 28 - Bài 24: Cường Độ Dòng Điện

:MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.

- Nêu được đơn vị cường độ dòng điện là ampe (kí hiệu A).

- Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.

2. Kĩ năng.

- Mắc được mạch điện đơn giản.

3. Thái độ, tình cảm.

- Trung thực, hứng thú học tập bộ môn.

B: CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên.

- SGK, SGV, bài soạn.

- 2pin(1,5V), 1 bóng đèn pin, một biến trở, 1 ampe kế, dây nối, 1 công tắc.

- Hình 24.2;24.3.

 2. Chuẩn bị của học sinh.

 - SGK, kiến thức của bài cũ, chuẩn bị bài mới.

C: KẾ HOẠCH DẠY VÀ HỌC.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

GV: Nêu tác dụng của dòng điện?

HS: Trả lời câu hỏi.

HS khác nhận xét

GV: Nhận xét và cho điểm.

3. Bài mới.

 Dòng điện có thể gây ra các tác dụng khác nhau. Mỗi tác dụng này có thể mạnh, yếu khác nhau tuỳ thuộc vào cường độ dòng điện. Vậy cường độ dòng điện là gì và nó có những đặc điểm đặc trưng nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu bài ngày hôm nay.

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 9523 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Vật Lý 7 - Tiết 28 - Bài 24: Cường Độ Dòng Điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28- Bài 24: 
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
A:MỤC TIÊU.
Kiến thức.
Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
Nêu được đơn vị cường độ dòng điện là ampe (kí hiệu A).
Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
Kĩ năng.
Mắc được mạch điện đơn giản.
Thái độ, tình cảm.
Trung thực, hứng thú học tập bộ môn.
B: CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên.
- SGK, SGV, bài soạn.
2pin(1,5V), 1 bóng đèn pin, một biến trở, 1 ampe kế, dây nối, 1 công tắc.
Hình 24.2;24.3.
 2. Chuẩn bị của học sinh.
 - SGK, kiến thức của bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C: KẾ HOẠCH DẠY VÀ HỌC.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
GV: Nêu tác dụng của dòng điện?
HS: Trả lời câu hỏi.
HS khác nhận xét
GV: Nhận xét và cho điểm.
Bài mới.
 Dòng điện có thể gây ra các tác dụng khác nhau. Mỗi tác dụng này có thể mạnh, yếu khác nhau tuỳ thuộc vào cường độ dòng điện. Vậy cường độ dòng điện là gì và nó có những đặc điểm đặc trưng nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu bài ngày hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Cường độ dòng điện là gì?
-Giới thiệu các dụng cụ có trong Hình 24.1 và nhấn mạnh dụng cụ có tên gọi là ampe kế.
-Làm thí nghiệm như hình 24.1. Yêu cầu HS quan sát và so sánh số chỉ của ampe kế khi đèn sáng mạnh và sáng yếu.
- Qua thí nghiệm hãy hoàn thành phần nhận xét 
-Thông báo cho học sinh về cường độ dòng điện, đơn vị đo, kí hiệu. 
-Nêu cách đổi từ mA sang A và ngược lại từ A sang mA. Làm một số ví dụ.
-Đơn vị đo của cường độ dòng điện là ampe hay miliampe vậy dùng dụng cụ nào để đo cường độ dòng điện? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phần II.
HS lắng nghe và quan sát hình vẽ 24.1
HS quan sát thí nghiệm và so sánh số chỉ của anpe kế khi đèn sáng mạnh và sáng yếu.
HS trả lời câu hỏi
HS lắng nghe và ghi bài.
HS lắng nghe và ghi bài
Tiết 28- Bài 24:
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I: Cường độ dòng điện.
1. Quan sát thí nghiệm của giáo viên (hình 24.1)
Nhận xét: với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
2.Cường độ dòng điện.
 Số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện.
Kí hiệu: I
Đơn vị đo:
 - ampe : A
 - miliampe : mA
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ampe kế
-Nêu định nghĩa về ampe kế.
-Cho HS quan sát ampe kế và vôn kế, yêu cầu HS nhận ra ampe kế. Trên mặt ampe kế có ghi chữ gì?
-Chiếu hình 24.2a,b yêu cầu HS quan sát và ghi GHĐ và ĐCNN của từng ampe kế vào bảng 1.
-Chiếu hình 24.2 cho biết ampe kế nào dùng kim chỉ thị, ampe kế nào hiện số? 
-Ở các chốt nối của dây dẫn của ampe kế có ghi dấu gì?
-Hướng dẫn cho HS nhận biết chốt điều chỉnh kim ampe kế.
-Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện. Vậy đo như thế nào thì chúng ta sang phần III. 
Lắng nghe và ghi bài
HS quan sát và trả lời câu hỏi.
HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
HS quan sát và trả lời câu hỏi.
HS quan sát và trả lời.
Quan sát và nhận biết.
(Tự hoàn thành câu C1 vào vở)
II: Ampe kế 
Là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
C1: (trên máy)
Hoạt động 3: Đo cường độ dòng điện.
-Chiếu hình 24.3 lên, yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện của hình 24.3.
-Gọi HS lên bảng vẽ hình.
-Nhận xét và chỉnh sửa lại cho đúng(lưu ý chỉ rõ chốt âm chốt dương của ampe kế trên hình vẽ).
-Phát ampe kế cho các nhóm HS, yêu cầu các em quan sát và cho biết ampe kế của nhóm mình đo được dụng cụ nào trong bảng 2.
-Nhận xét và lưu ý dùng ampe kế có GHĐ phù hợp và trong đó ampe kế có ĐCNN càng nhỏ thì kết quả càng chính xác.
-Phát dụng cụ thí nghiệm cho HS. Hướng dẫn cho HS mắc mạch điện theo hình 24.3.(chưa đóng công tắc).
-Yêu cầu HS kiểm tra kim của ampe kế đã chỉ đúng vạch số 0 chưa, nếu chưa thì chỉnh lại.
-Yêu cầu đóng công tắc và đọc số chỉ của ampe kế, quan sát độ sáng của đèn.
-Thay bằng nguồn 2 pin. Đọc số chỉ của ampe kế, quan sát độ sáng của đèn. 
-Dựa vào số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn hoàn thành câu C2
HS quan sát hình vẽ và làm bài.
HS lên bảng làm bài
Vẽ và sửa bài của mình vào vở.
HS dựa vào ampe kế của nhóm mình để trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
Nhận dụng cụ và làm thí nghiệm.
HS kiểm tra và chỉnh kim ampe kế về đúng vạch số 0.
Đóng công tắc, quan sát độ sáng của đèn, đọc giá trị của ampe kế 
Quan sát độ sáng của đèn, đọc giá trị của ampe kế.
Suy nghĩ và trả lời câu C2
II. Đo cường độ dòng điện.
C2:Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng.
Hoạt động 4: Củng cố và vận dụng.
-Chốt lại những kiến thức của bài học.
Yêu cầu HS làm câu C3,C4, C5 trong phần vận dụng.
Gọi HS lên bảng làm bài.
Nhận xét.
Gọi HS đọc phần ghi nhớ, có thể em chưa biết.
Về nhà học bài cũ, chuẩn bị bài mới và làm các bài tập trong SBT. 
HS lắng nghe
Làm bài
Đọc bài.
IV. Vận dụng
C3, C4, C5 (trên máy)

File đính kèm:

  • doccuong do dd.doc
Giáo án liên quan