Giáo án Vật lý 6 Năm học 2013 – 2014

I. MỤC TIÊU:

1) Kiến thức: Biết được:

- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất khí.

- Nhận biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

2) Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất khí để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.

3) Thái độ: Học tập nghiêm túc

II. CHUẨN BỊ:

1) Giáo viên: Một quả bóng bàn bị bẹp, một bình thuỷ tinh, ống thủy tinh, một cốc nước nóng, một cốc nước có màu

2) Học sinh: Xem trước bài và tìm thí dụ liên hệ thực tế

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh

2) Kiểm tra bài cũ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 Năm học 2013 – 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24	 Ngày soạn: 16/02/2014
Tiết: 23	 
BÀI 19: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức: Biết được:
- Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của các chất khí.
- Nhận biết được các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
2) Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất khí để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
3) Thái độ: Học tập nghiêm túc
II. CHUẨN BỊ: 
1) Giáo viên: Một quả bóng bàn bị bẹp, một bình thuỷ tinh, ống thủy tinh, một cốc nước nóng, một cốc nước có màu
2) Học sinh: Xem trước bài và tìm thí dụ liên hệ thực tế
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh
2) Kiểm tra bài cũ:
Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng?
Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước vào đầy ấm?
- TL: Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt các nhau. TL: Khi đun nóng cả ấm và nước trong ấm đều dãn nở nhưng sự dãn nở của ấm ít hơn của nước nên nước sẽ tràn ra ngoài
3) Bài mới:
Đặt vấn đề 
- Gv: Khi chơi bóng bàn nếu quả bóng bị bẹp em thấy người ta thường làm thế nào để nó trở lại như cũ?
- Thông báo “ta thấy chất rắn và chất lỏng đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi”. Vậy chất khí có dãn nở vì nhiệt hay không?
- Bài học hôm nay của chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này và cũng tìm lời giải thích cho hiện tượng thí nghiệm ở trên..
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Làm thí nghiệm kiểm tra chất khí nóng lên nở ra và co lại khi lạnh đi
- Yêu cầu học sinh đọc phần 1/ sgk để tìm hiểu trình tự các bước và mục đích yêu cầu của thí nghiệm 
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm 
- Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng xảy ra và trình bày kết quả 
- Gọi học sinh trình bày kết quả thí nghiệm 
- Nhận xét 
- Đọc mục 1/sgk và tìm hiểu yêu cầu và mục đích cũng như trình tự tiến hành thí nghiệm 
- Đại diện các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm theo yêu cầu 
- Quan sát hiện tượng 
-Trình bày kết quả thí nghiệm 
1. Thí nghiệm
Nhận xét: Giọt nước màu di chuyển lên trên ống thủy tinh
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi.
?Trong thí nghiệm giọt nước màu có tác dụng gì.
?Khi áp tay vào bình cầu có hiện tượng gì xảy ra 
Hiện này chứng tỏ điều gì
?Khi thôi áp tay vào bình cầu thì có hiện tượng gù xảy ra? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?
-Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C3, C4 
- Nhận xét 
- Yêu cầu HS quan sát bảng 20.1 Từ bảng 20.1 em có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất.
- Nhận xét
- Tác dụng là vật chỉ thị để cho ta thấy sự giãn nở của chất khí ở trong bình
- Hiện tượng giọt nước màu đi lên. Hiện tượng này chứng tỏ thể tích khí trong bình tăng lên.
- Giọt nước màu đi xuống. Hiện tượng này chứng tỏ thể tích khí trong bình giảm.
 -Trả lời câu hỏi C3, C4 
- Quan sát và nhận xét:
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Các chất lỏng, chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
2. Trả lời câu hỏi.
C1: Giọt nước màu đi lên chứng tỏ thể tích không khí trong bình tăng, không khí nở ra.
C2: Giọt nước màu đi xuống chứng tỏ thể tích không khí trong bình giảm không khí co lại.
C3: Do không khí trong bình bị nóng lên
C4: Do không khí trong bình bị lạnh đi.
C5: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Các chất lỏng, chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
Hoạt động 3: Rút ra kết luận.
-Từ các thí nghiệm, các câu trả lời trên yêu cầu học sinh điền từ thích hợp vào kết luận câu C6 
- Gọi học sinh hoàn chỉnh C6 
- Nhận xét
* Ngoài đại lượng thể tích thay đổi thì còn đại lượng nào có thể thay đổi khi nhiệt độ tăng hoặc giảm?
Điền từ thích hợp vào C6 
-Trả lời câu hỏi C6 
C6: a. tăng 
 b. lạnh đi.
 c. ít nhất/ nhiều nhất.
* Trọng lượng riêng và khối lượng riêng.
3. Rút ra kết luận
C6: a. Thể tích khí trong bình tăng khi khí nóng lên.
 b.Thể tích khí trong bình giảm khi khí lạnh đi.
 c. Chất rắn nở ra vì nhiệt ít nhất, chất khí nở ra vì nhiệt nhiều nhất.
Hoạt động 4: Vận dụng
Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C7 
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi C7 
- Nhận xét 
* Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
GV lưu ý cho HS dựa vào công thức: P=10.m và d=
- Đọc và làm C7 
- Trả lời câu hỏi C7: Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
- Ghi bài 
TL: Ta có công thức d=10.
- Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích tăng nên d giảm.
- Khi nhiệt độ giảm, khối lượng m không đổi nhưng thể tích giảm nên d tăng.
Vì vậy không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh
4. Vận dụng
C7: Khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.
4) Củng cố:
GV: Gọi HS nhắc lại nội dung chính:
- Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí
? So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí.
Trả lời: - Chất khí nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
*Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
TL: Vì khi rót nước nóng ra thì một lượng không khí ở ngoài đã tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm nóng lên, nở ra và có thể làm bật nút phích.
Để tránh hiện tượng này, không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra và thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại.
5) Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài ở nhà:
- Xem lại các câu hỏi trả lời 
- Học phần ghi nhớ
- Làm bài tập 20.1, 20.2, 20.4 SBT 
*HS khá giỏi thêm bài tập 20.3 và 20.5 (Hướng dẫn bài tập 20.3)
- Đọc và soạn trước bài 21 Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt 
Tìm hiểu một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt trong đời sống hàng ngày	 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGA PHAN HOA.doc
Giáo án liên quan