Giáo án Vật lý 6 học kỳ I

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.

 - Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

- Biết đo độ dài trong một số tình huống1 thông tường theo quy tắc đo.

2. Kỹ năng:

- Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường. Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Thước kẻ, thước dây, thước mét. Bảng kết quả đo độ dài như SGK.

 - HS: Xem bài mới.

 2. Phương pháp dạy học:

 - Hợp tác theo nhóm nhỏ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

 1. Ổn định: kiểm tra sỉ số

 2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu môn học.

 3. Bài mới

 

doc39 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 6 học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n động của quả bóng.
	d. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
8. Trọng lực là:
a. Lực hút của Trái Đất.	b. Khối lượng của vật.	
c. Lực hút của thanh nam châm.	d. Thể tích của vật.
9. Đơn vị lực là:
a. m.	b. kg.	c. ml. 	d. N.	
10. Trọng lượng của một bao lúa 50kg bằng:
a. 50N.	b. 500.	c. 5.000N.	d. 50.000N
11. Chọn các cụm từ trong khung để điền vào chỗ trống. (mỗi câu 0.5 điểm).
 tràn ra
 thả chìm
thả
dâng lên
Thể tích vật rắn bất kì không thấm nước có thể đo được bằng cách:
a. ……………………… vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng ……………………….. bằng thể tích của vật.
b. Khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì ……………………… vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng ……………………………….. bằng thể tích của vật.
II. Phần tự luận: (4 điểm).
1. Hãy mô tả một hiện tượng thực tế trong đó có hai lực cân bằng? (1 điểm).
2. Trên nhãn hộp sữa Ông Thọ có ghi 397g. Số đó cho biết gì ? (1 điểm).
3. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông trên có ghi 5t. Số đó có ý nghĩa gì? (1 điểm).
4. Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết? Những dụng cụ đó thường được dùng ở đâu? (1 điểm).
BÀI LÀM
	Tiết 9: LỰC ĐÀN HỒI 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Nhận biết được lực đàn hồi là lực của vật bị biến dạng tác dụng lên vật làm nó biến dạng.
 - So sánh được độ mạnh, yếu của lực đàn hồi dựa vào lực tác dụng làm biến dạng nhiều hay it.
2. Kỹ năng: Biết xác định được độ biến dạng của lò xo. 
3. Thái độ: Biết vận dụng và liên hệ thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Đồ dùng dạy học. 
	- GV: Dụng cụ TN hình 9.1, 9.2.
	- HS: Xem bài mới. 
	2. Phương pháp dạy học:
- Kỹ thuật khăn trải bàn; Hợp tác theo nhóm nhỏ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Trọng lực là gì? Trọng lượng là gì?
	- Trọng lực có phương và chiều như thế nào? Đơn vị của trong lực?
	- HS làm bài tập 8.1 đến 8.2 SBT.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Hình thành khái niệm độ biến dạng và biến dạng đàn hồi.
GV: Giới thiệu dụng cụ TN, mục đích của TN.
- Hướng dẫn HS tiến hành TN.
- Quả cân nặng 50g có trọng lượng là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng 9.1 SGK.
GV: Nhận xét chung.
- Trọng lượng của các quả nặng càng lớn thì chiều dài của lò xo và độ biến dạng sẽ như thế nào?
- Qua TN trên ta rút ra kết luận gì?
GV: Nhận xét chung.
- Biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên là biến dạng đàn hồi. Lò xo là vật có tính chất đàn hồi.
GV: Thông báo độ biến dạng của lò xo và yêu cầu HS hoàn thành bảng 9.1.
 GV: Nhận xét chung.
- Biến dạng đàn hồi và độ biến dạng là gì?
HĐ3: Hình thành khái niệm về lực đàn hồi và nêu đặc điểm của lực đàn hồi.
- Lực đàn hồi là gì?
- Yêu cầu HS trả lời câu C3, C4 SGK.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 2’ bằng “kỹ thuật khăn trải bàn” về đặc điểm của lực đàn hồi là gì?
GV: Nhận xét chung.
HĐ4: Vận dụng.
GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu C5 và C6.
GV: Nhận xét chung.
HS: Dự đoán
HS: Quan sát dụng cụ TN.
HS: Tiến hành TN.
HS: 50g = 0.5N
HS thảo luận hoàn thành bảng 9.1 SGK.
HS: chiều dài của lò xo càng lớn, độ biến dạng càng lớn. 
HS: (1) dãn ra. (2) tăng lên. (3) bằng.
HS: Hoàn thành bảng 9.1.
HS: Biến dạng đàn hồi là biến dạng có khả năng trở về như hình dạng ban đầu. Độ biến dạng là hiệu l - l0 .
HS: Đọc SGK.
HS: trả lời câu C3, C4 SGK.
C3: Trọng lượng của quả nặng.
HS: tiến hành thảo luận và trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét.
C4: Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
C5: (1). tăng gấp đôi.
(2). tăng gấp ba.
C6: Sợi dây cao su và chiếc lò xo cùng có tình chất đàn hồi.
I. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng.
1. Biến dạng của một lò xo.
a) Thí nghiệm.
b) Kết luận.
 Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên.
2. Độ biến dạng của lò xo.
 Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo: l - l0 .
II. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó.
1. Lực đàn hồi.
 Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó.
2. đặc điểm của lực đàn hồi.
 Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn.
4. Củng cố:
	- Biến dạng đàn hồi và độ biến dạng là gì?
- Nêu đặc điểm của lực đàn hồi?
	- Hướng dẫn HS làm bài tập 9.1 đến 9.3 SBT.
	5. Hướng dẫn về nhà:
	- Về nhà học bài, làm bài tập 9.1 đến 9.5. (SBT). 
- Đọc phần có thể em chưa biết.
	- Xem trước bài mới để tiết sau học tốt hơn. 
 IV RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
	 Tiết 10 : LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC. 
 	 TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG 	
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Đo được lực bằng lực kế.
- Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơon vị đo P, M. Vận dụng được công thức P = 10m.
2. Kỹ năng: Sử dụng được lực kế để đo lực.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. 
II. CHUẨN BỊ:
	1. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Dụng cụ lực kế.
	- HS: Xem bài mới. 
	2. Phương pháp dạy học:
- Hợp tác theo nhóm nhỏ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Biến dạng đàn hồi và độ biến dạng là gì?
- Nêu đặc điểm của lực đàn hồi?
	- HS làm bài tập 9.1 đến 9.2 SBT.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Tìm hiểu lực kế.
GV: Hướng dẫn HS đọc SGK.
- Giới thiệu một vài lực kế cho HS quan sát.
- Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
GV: Cho HS thảo luận trả lời câu C1, C2 trong (2').
- Yêu cầu HS chỉ vào lực kế cụ thể khi trả lời.
HĐ3: Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế.
GV: Cho HS thảo luận trả lời câu C3 trong (1').
- Yêu cầu HS trả lời.
GV: Nhận xét chung.
GV: Hướng dẫn HS thực hành đo trong lượng của cuốn sách Vật lí 6.
- Kết quả đo của các nhóm như thế nào?
- Khi đo phải cầm lực kế như thế nào? Tại sao phải cầm như vậy?
GV: Nhận xét chung.
HĐ4: Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
GV: Hướng dẫn HS lần lượt trả lời các ý của câu C6.
GV: Như vậy, giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có hệ thức: 
P = 10m.
Trong đó: P là trọng lượng của vật, đo bằng niutơn (N). m là trọng lượng của vật, đo bằng kilôgam (kg).
- Một vật có khối lượng 5kg. Vật đó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
GV: Nhận xét chung.
HĐ5: Vận dụng.
GV: yêu cầu HS trả lời câu C7, C8, C9.
GV: Nhận xét chung.
HS: Dự đoán
HS: Đọc SGK.
HS: Quan sát cấu tạo của lực kế.
HS: Thảo luận trả lời câu C1, C2 trong (2').
C1: (1) lò xo. (2) kim chỉ thị. (3) bảng chia độ.
HS: Thảo luận trả lời câu C3 trong (1').
C3: (1) vạch 0. (2) lực cần đo. (3) phương.
HS: Thực hành đo trong lượng của cuốn sách Vật lí 6.
HS: Cầm lực kế thảng đứng. Vì lực cần đo là trọng lực, có phương thẳng đứng.
HS: Lần lượt trả lời các ý của câu C6: (1N), (200g), (10N).
HS: m = 5kg à P = 50N.
C9: m = 3.2tấnàP = 32.000N.
I. Tìm hiểu Lực kế.
1. Lực kế là gì:
 Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
2. Mô tả một lực kế lò xo đơn giản.
(SGK).
II. Đo một lực bằng lực kế.
1. Cách đo lực.
(SGK).
2. Thực hành đo lực.
(SGK).
III. Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
- Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật:
 P = 10m 
 Trong đó: P là trọng lượng của vật, đo bằng niutơn (N). m là trọng lượng của vật, đo bằng kilôgam (kg).
4.Củng cố :
- Lực kế dùng để làm gì? Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng?
	- Hướng dẫn HS làm bài tập 10.1 đến 10.3 SBT.
	5. Hướng dẫn về nhà :
	- Về nhà học bài, làm bài tập 9.1 đến 9.5. (SBT). 
- Đọc phần có thể em chưa biết.
	- Xem trước bài mới để tiết sau học tốt hơn. 
IV RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
Tiết 11 : KHỐI LƯỢNG RIÊNG – BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU:
D =
1. Kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D) và viết được công thức 
- Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng. 
- Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản.
2. Kỹ năng: Đo được trọng lượng riêng của chất làm quả cân.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, biết vận dụng kiến thức và cuộc sống. 
II. CHUẨN BỊ:
	1. Đồ dùng dạy học
	- GV: Lực kế có GHĐ 2,5N, quả cân 200g, bình chia độ.
	- HS: Xem bài mới. 
	2. Phương pháp dạy học:
- Hợp tác theo nhóm nhỏ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Ổn định: kiểm tra sỉ số
	2. Kiểm tra bài cũ:
- Lực kế dùng để làm gì? Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng?
	- Hướng dẫn HS làm bài tập 10.1 đến 10.2 SBT.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK.
HĐ2: Xây dựng khái niệm Khối lượng riêng (KLR) và công thức tính KLR của một vật theo KL.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu C1. Tính khối lượng của chiếc cột sắt Ấn Độ.
GV: Hướng dẫn: 
- Biết thể tích của chiếc cột là: 0,9m3 và 1dm3 sắt nguyên chất có m = 7,8kg.
- 1m3 sắt nguyên chất có 
m =?(kg).
GV: Khối lượng của một mét khối sắt một chất gọi là KLR của chất đó.
- Vậy KLR của sắt là bao nhiêu?
- Để tính m của chiếc cột ta tính như thế nào?
- Kết quả bằng bao nhiêu?
GV: Giới thiệu đơn vị của KLR là kg/m3.
- Giới thiệu bảng KLR của một số chất trong SGK.
GV: Hướng dẫn HS trả lời câu C2:
H: Đềø bài cho biết gì và yêu cầu tính gì?
- Để tính m của khối đá ta phải làm sao?
- Yêu cầu HS tính vào tập.
GV: Nhận xét chung.
- Yêu cầu HS trả lời câu C3.
GV: Để tính KLR của một chất ta có công thức: 
m = D x V.
HĐ4: Vận dụng.
GV: Hướng dẫn HS câu C6, C7 cho HS về nhà làm.
HS: Dự đoán
HS đọc SGK và trả lời câu C1.
HS: m = 7.800kg.
HS: Bằng 7.800kg/m3.
HS: Ta lấy khối lượng riêng nhân với thể tích.
HS: 0,9m3 x 7.800kg = 7.020kg.
HS: Đọc SGK.
HS: Cho biết: thể tích của khối đá là 0,5m3.
- Tính m ? (kg).
- Ta lấy KLR x thể tích.
HS: 
0,5m3 x 2.600kg/m3 = 1.300kg.
HS: m = D x V.
HS: Ta cần tính được P và V.
HS: Để tính P của quả cân ta đo quả cân đó bằng lực kế.
- Để tính V ta dùng bình chia độ và bình tràn.
I. Khối lượng riêng. Tính khối lượng của các vật theo khối lượng riêng.

File đính kèm:

  • docLY 6 HK 1.doc