Đề tài Nâng cao chất lượng bộ môn Vật Lý lớp 9 ở trường THCS Bến Củi

Thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI với sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc trong rất nhiều lĩnh vực. Sự phát triển mạnh mẽ trên vừa tạo ra những tiền đề, những khả năng để nhân loại vững tin bước vào tương lai, nhưng đồng thời nhân loại cũng đã và đang gặp phải những thách thức mới trong các vấn đề kinh tế, xã hội

Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước mở cửa để hội nhập với cộng đồng thế giới trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt đòi hỏi công tác giáo dục nước ta phải có sự đổi mới sâu sắc và toàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc dân tộc, vừa có khả năng sáng tạo, có tình cảm và thái độ của con người mới xã hội chủ nghĩa.

Thời đại cách mạng khoa học công nghệ ngày nay đang làm thay đổi nhanh chóng và sâu sắc đến đời sống kinh tế và tinh thần của xã hội. Khoa học trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, giáo dục và đào tạo trở thành nhân tố quyết định vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi con người trong cuộc sống.

Vật Lý là môn khoa học thực nghiệm. Mọi vấn đề đều bắt nguồn từ cái có thực nên mọi tư duy đều xây dựng trên thực tế và khái quát ở mức độ cao hơn. Chính vì vậy mà vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để mọi tiết học, mỗi kiến thức Vật Lý mới đều được các em tiếp nhận một cách tự nhiên, hứng thú và sáng tạo? Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo lớp công dân Việt Nam trong xã hội hiện đại và qua gần bốn năm áp dụng phương pháp mới trong dạy học Vật lý 9, tôi mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình để viết giải pháp “Nâng cao chất lượng bộ môn Vật Lý lớp 9 ở trường THCS Bến Củi”.

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2796 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng bộ môn Vật Lý lớp 9 ở trường THCS Bến Củi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãn, gợi ý, còn học sinh chủ động học tập trong quá trình học tập của mình.
 	Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, rèn luyện tư duy sáng tạo trong giờ học thể hiện ở chỗ:
Kích thích được óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của các em bằng cách tạo ra những tình huống có vấn đề. Đó là những câu hỏi thú vị gây hứng thú học tập, tạo nhu cầu nhận thức cho học sinh.
Giáo viên không thuyết trình liên miên mà dành “đất” cho hoạt động độc lập cho học sinh bằng cách tăng cường vấn đáp tìm tòi, tạo ra các cuộc tranh luận, thảo luận, chuyển dần từ kiểu dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học giải quyết vấn đề.
Đối với môn Vật lý thì có thể nói “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”. Nếu không có sự trải nghiệm nhất định trong thực tế thì lĩnh hội kiến thức không thể sâu sắc và bền chặt được. Hơn nữa sự hiểu biết Vật lý không thể đạt được đơn thuần bằng suy diễn lôgic. Chỉ có những quan sát và thực nghiệm mới cho phép kiểm tra được sự đúng đắn của một nhận định về thế giới.. vì vậy giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua hoạt động thực nghiệm và cao hơn nữa cho học sinh tập dượt giải quyết vấn đề vật lý trong thực tế.
Phối hợp chặt chẽ những nổ lực cá nhân trong tự học với việc học tập hợp tác trong nhóm.
Sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh .
Ví dụ:
 Ø Ở bài “Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn”, giáo viên đặt câu hỏi mở “Từ kết quả thí nghiệm, hãy xét mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch đó?”. Ở câu hỏi này, đòi hỏi học sinh tư duy tìm ra sự phụ thuộc tỉ lệ thuận và có khả năng bộc lộ sai sót cho rằng U phụ thuộc vào I. Thông qua đó giáo viên phân tích điều chỉnh nhận xét của học sinh giúp các em hiểu đúng bản chất của sự phụ thuộc đó.
Ø Ở bài “Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm” : “Nếu sử dụng cùng một hiệu điện thế đặt vào hai đầu các dây dẫn khác nhau thì cường độ dòng điện qua chúng có như nhau không?”. Qua việc phân tích kết quả thí nghiệm, học sinh biết được khái niệm và ý nghĩa điện trở của dây dẫn.
Ø Ở bài “Đoạn mạch song song”, học sinh được chia thành nhóm để làm thí nghiệm kiểm tra công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch. Qua đó tạo hứng thú học tập bộ môn và khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Ø Ở bài “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện”, giáo viên có thể đặt câu hỏi: “Theo em, chúng ta có thể dùng những biện pháp nào để sử dụng tiết kiệm điện năng tiêu thụ trong gia đình?”. Như vậy, trước hết là gợi lên cho các em một vấn đề quan trọng là phải tiết kiệm điện năng trong gia đình. Từ đó mỗi học sinh đều phải suy nghĩ, liên hệ lại những biện pháp mà gia đình thường áp dụng để tiết kiệm điện năng, và cũng có thể ở gia đình chưa hề đề cập đến vấn đề này thì các em phải suy nghĩ để tìm ra các giải pháp. Các em sẽ trả lời theo những ý tưởng khác nhau, sau đó sẽ chờ đợi giáo viên giải đáp tổng kết để rõ được những kiến thức mới quan trọng và rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Như vậy sẽ kích thích được tính tích cực và sự hứng thú của học sinh trong học tập.
b. Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh :
	Chương trình vật lý mới đòi hỏi mỗi học sinh có một thái độ học tập đúng đắn và một phương pháp học tập khoa học thì hiệu quả tiết học càng cao.
Ngay từ tiết học đầu tiên, giáo viên cần tập cho các em thói quen cần thiết trong học tập như:
Chuẩn bị tốt bài học ở nhà, tập trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
Mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ, ý kiến của mình khi thảo luận, trao đổi cùng các bạn.
Làm đầy đủ các bài tập do giáo viên giao về nhà.
Tham gia các thí nghiệm thực hành trên lớp với ý thức tự giác, kĩ luật.
Chú ý nghe giảng, ghi chép các nội dung quan trọng của bài học.
Làm sổ tay Vật Lý …
Muốn vậy, giáo viên phải có kế hoạch cụ thể cho mỗi bài giảng, giao việc vừa sức, dành thời gian thỏa đáng cho bước hướng dẫn về nhà.
Qua tìm hiểu thực tế, tôi thấy khâu chuẩn bị ở nhà của học sinh thường bị coi nhẹ, giáo viên không hướng dẫn cụ thể cho học sinh, chỉ dặn dò qua loa “Về học bài và làm bài tập số 1,2,…”, nên việc chuẩn bị của học sinh ở nhà thường không ăn khớp hoặc không liên quan gì đến hoạt động của thầy và trò trên lớp. Do đó, tôi nghĩ ngay từ bước dặn dò, học sinh cần được hướng dẫn vào quỹ đạo cần thiết. Điều này không hề mâu thuẩn gì với xu hướng bộc lộ của học sinh nếu giáo viên biết khêu gợi đúng hướng.
Ví dụ:
Ø Để chuẩn bị dạy bài “Công suất điện”, ở bước hướng dẫn về nhà của tiết trước bao gồm:
Ôn tập định luật Ôm trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song để vận dụng thành thạo vào giải bài tập.
Làm bài tập 11.1 – 11.4 (SBT).
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 11.4.
Chuẩn bị trước bài “Công suất điện”:
+ Tìm hiểu số vôn, số Oát ghi trên vỏ bao bì các đồ dùng điện , thiết bị điện có ở gia đình.
+ Các số ghi đó có ý nghĩa gì? Tại sao phải ghi các số đó trên mỗi dụng cụ điện? àhọc sinh soạn các câu trả lời vào vở bài tập dựa vào các câu hỏi C có trong SGK
Ø Để chuẩn bị bài “Điện năng – Công của dòng điện”, sau khi dặn học sinh các nội dung cần học ở bài trước, làm bài tập củng cố, áp dụng, phần chuẩn bị bài mới gồm:
	+ Tìm 3 đồ dùng điện mà khi hoạt động thì dòng điện đã thực hiện công, 3 đồ dùng điện khi hoạt động dòng điện cung cấp nhiệt lượng. Những biểu hiện của mỗi dụng cụ đó ?
+ Ôn tập công thức tính hiệu suất, công thức tính công suất đã học ở lớp 8.
+ Số đếm công tơ điện ở nhà em đo đại lượng điện nào? Trong tháng 10 gia đình em sử dụng bao nhiêu số đếm (theo hóa đơn tiền điện)?
c. Rèn kĩ năng giải bài tập Vật lý cho học sinh :
Bài tập chương “Điện học” rất đa dạng, nhiều thể loại nên phương pháp giải cũng rất phong phú. Việc rèn luyện cho học sinh biết cách giải bài tập một cách khoa học, đảm bảo kết quả chính xác là một việc rất cần thiết. Nó không những giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện kĩ năng suy luận lôgic, làm việc khoa học có kế hoạch.Do đó ngay từ bài học đầu tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết các bước cơ bản khi làm bài tập, tập cho các em cách lập luận có căn cứ, sử dụng đúng ngôn từ vật lý.
v Dạng bài tập định tính hay bài tập câu hỏi: Việc luyện tập, đào sâu kiến thức và mở rộng kiến thức của học sinh về một vấn đề nào đó cần được bắt đầu từ bài tập định tính. Đây là loại bài tập có khả năng trau dồi kiến thức và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Để giải quyết được bài tập định tính đòi hỏi học sinh phải phân tích được bản chất của hiện tượng vật lý. 
Bài tập định tính đơn giản, thường dùng để củng cố, khắc sâu khái niệm, định luật… Ví dụ:
Ø Với 3 dây dẫn có chiều dài như nhau, tiết diện như nhau, ở cùng điều kiện. Dây thứ nhất bằng bạc có điện trở R1, dây thứ hai bằng đồng có điện trở R2, dây thứ ba bằng nhôm có điện trở R3. hãy so sánh các điện trở của chúng?
(Muốn so sánh điện trở của các dây dẫn cùng chiều dài, tiết điện thì dựa vào yếu tố điện trở suất à do nhôm > đồng > bạc nên R3 > R2 > R1 ).
Ø “Nếu hiệu điện thế U đặt vào hai đầu bóng đèn tăng liên tục, thì cường độ dòng điện I qua bóng đèn đó cũng tăng liên tục”. Nói như vậy có hoàn toàn đúng không? . Với câu hỏi này học sinh dễ nhầm lẫn khi vận dụng định luật Ôm là I tỉ lệ thuận vối U, mà học sinh ít chú ý tới hiệu điện thế định mức và cường độ dòng điện định mức của đèn – nếu vượt quá giới hạn định mức thì đèn có thể bị hỏng à như thế dòng điện không tăng liên tục.
	Đối với bài tập định tính phức tạp thì việc giải bài tập này là giải một chuỗi các câu hỏi định tính. Những câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải dựa vào việc vận dụng một định luật vật lý , một tính chất vật lý nào đó.Ví dụ:
Ø Có hai dây dẫn một bằng đồng một bằng nhôm cùng chiều dài, cùng tiết diện. Nếu mắc hai dây đó nối tiếp vào mạch điện thì khi có dòng điện đi qua, nhiệt lượng tỏa ra ở dây nào lớn hơn?
-> Giáo viên cần đưa ra một số câu hỏi gợi ý phân tích giúp các em yếu, trung bình có thể tìm ra cách giải , sau đó giáo viên đưa ra câu hỏi tổng hợp (Cùng l,s à R phụ thuộc . Do nhôm > đồng nên Rnhôm > Rđồng ; mắc nối tiếp thì I qua hai dây như nhau; vận dụng công thức Q = I2Rt à cùng I, t nên Q tỏa ra ở dây nhôm lớn hơn).
v Dạng bài tập tính toán:
Để làm tốt loại bài tập này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề, tìm hiểu ý nghĩa thuật ngữ mới (nếu có), nắm vững các dữ kiện đâu là ẩn số phải tìm; phân tích bắt đầu bằng việc tìm một định luật, qui tắc diễn đạt bằng một công thức có chứa đại lượng cần tìm và một đại lượng khác chưa biết, tìm mối liên hệ giữa nhữn

File đính kèm:

  • docDE TAI LY 9 2009.doc