Giáo án Vật lý 6 Bài 4: đo thể tích vật rắn không thấm nước

1/. MỤC TIÊU:

1.1/. Kiến thức:

Biết cách sử dụng các dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn) để xác định vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước.

1.2/. Kĩ năng:

Nắm vững các cách đo thể tích bằng bình tràn và bình chia độ.

1.3/. Thái độ:

Hình thành tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm.

2/. TRỌNG TÂM:

Biết cách sử dụng các dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn) để xác định vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước.

3/. CHUẨN BỊ:

3.1/.GV:

• Hòn đá, đinh ốc.

• Bình chia độ, ca, bình tràn, khay chứa nước.

• Mỗi nhóm kẻ sẵn Bảng 4.1 “Kết quả đo thể tích vật rắn”.

3.2/.HS:

Một xô nước.

4/. TIẾN TRÌNH:

4.1/.Ổn định, tổ chức và kiểm diện:

Kiểm tra sĩ số học sinh.

Kiểm tra vệ sinh lớp

4.2Kiểm tra miệng:

? Điền vào các chỗ trống sau.

1m3=1000dm3= 1000000cm3.

 1m3=1000 l = 1000000 ml

 ? Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần phải làm gì?

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3263 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 Bài 4: đo thể tích vật rắn không thấm nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/09/2014
Ngày dạy : 08/09/2014 
Bài 4 - Tiết 3
Bài 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
1/. MỤC TIÊU:
1.1/. Kiến thức:
Biết cách sử dụng các dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn) để xác định vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước.
1.2/. Kĩ năng:
Nắm vững các cách đo thể tích bằng bình tràn và bình chia độ.
1.3/. Thái độ:
Hình thành tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm.
2/. TRỌNG TÂM:
Biết cách sử dụng các dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn) để xác định vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước.
3/. CHUẨN BỊ:
3.1/.GV: 
Hòn đá, đinh ốc.
Bình chia độ, ca, bình tràn, khay chứa nước.
Mỗi nhóm kẻ sẵn Bảng 4.1 “Kết quả đo thể tích vật rắn”.
3.2/.HS: 
Một xô nước.
4/. TIẾN TRÌNH:
4.1/.Ổn định, tổ chức và kiểm diện: 
Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra vệ sinh lớp
4.2Kiểm tra miệng:
? Điền vào các chỗ trống sau.
1m3=1000dm3= 1000000cm3.
 	1m3=1000 l = 1000000 ml
 ? Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần phải làm gì?
4.3/.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN V HỌC SINH
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tập: Trong tiết học này chúng ta tìm hiểu cách dùng bình chia độ để đo thể tích của một vật rắn có hình dạng bất kỳ khơng thấm nước như: cái đinh ốc, hòn đá hoặc ổ khóa….
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu cách đo thể tích của những vật rắn không thấm nước.
ĐVĐ: Khi muốn đo thể tích của những vật rắn không thấm nước ta làm thế nào?
Đo thể tích của vật rắn trong 2 trường hợp:
 - Bỏ vật lọt bình chia độ.
 - Không bỏ lọt bình chia độ.
Chia toàn bộ học sinh thành 2 dãy.
GV treo tranh minh họa H4.2 và H4.3 trên bảng.
- Dãy học sinh làm việc với H4.2 SGK 
- Quan sát hình 4.2.
- Mô tả lại cách đo thể tích hòn đá:
+) Thả chìm hòn đá vào bình nước.
+) Phần thể tích nước dâng lên trong bình là thể tích của hòn đá 
C1: Cho học sinh tiến hành đo thể tích của hòn đá bỏ lọt bình chia độ. 
Em hãy xác định thể tích của hòn đá.
- Dãy học sinh làm việc với H4.3 SGK
- Quan sát H4.3.
- Mô tả phương pháp đo:
Khi hòn đá không bỏ lọt bình chia độ ta dùng bình tràn.
+) Thả vật đó vào bình tràn.
+) Hứng lượng nước tràn ra từ bình tràn.
+ ) Dùng bình chia độ để đo thể tích lượng nước đó. Đáy chính là thể tích hòn đá.
C2: Cho học sinh tiến hành đo thể tích của hòn đá bằng phương pháp bình tràn.C3: Rút ra kết luận.
Cho học sinh điền từ thích hợp vào chỗ trống trong SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
- Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung thực hành ở SGK.
? Tiến hành đo thể tích vật rắn không thấm nước theo những bước nào?
Lưu ý: Khi tiến hành thí nghiệm tránh làm đổ nước, rơi vãi nước ra ngoài ® Kết quả không chính xác.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành và ghi kết quả vào bảng 4.1.
- Theo dõi thao tác của HS, kịp thời uốn nắn, sửa chữa những sai sót.
- Yêu cầu các nhóm treo bảng kết quả thực hành.
? Nhận xét xem nhóm nào có khả năng ước lượng tốt nhất.
- Nhận xét hoạt động của các nhóm.
Kiểm tra học sinh chuẩn bị dụng cụ: hòn đá, đinh ốc, ổ khóa, dây buộc,…
I. Cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước:
1. Dùng bình chia độ:
Trường hợp vật bỏ lọt bình chia độ
C1:- Đo thể tích nước ban đầu V1 =150 cm3
 - Thả chìm hòn đá vào bình chia độ, thể tích dâng lên V2 = 200cm3
 - Thể tích hòn đá:
 V = V1 – V2 = 200cm3 –150cm3 = 50cm3
2. Dùng bình tràn: Trường hợp vật không bỏ lọt bình chia độ.
C2: Học sinh thực hiện: Đổ nước đầy bình tràn, thả chìm hòn đá vào bình tràn, hứng nước tràn ra vào bình chứa. Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, đó là thể tích hòn đá.
C3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
- Hoàn thiện nội dung kết luận C3.
+) Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích phần chất lỏng dâng lên trong bình bằng thể tích của vật.
+) Nếu vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào bình tràn. Thể tích phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật 
3. Thực hành: Đo thể tích vật rắn.
- Xác định nội dung thực hành: Đo thể tích của vật rắn không thấm nước.
Nắm các bước tiến hành thí nghiệm như SGK
- Tiến hành thực hành: Đo thể tích 2 vật rắn đã chuẩn bị của nhóm.
- Ghi kết quả vào bảng 4.1/SGK.
- Treo bảng kết quả thực hành.
- Căn cứ vào độ chênh lệch giữa thể tích ước lượng và kết quả đo để đánh giá khả năng ước lượng của các nhóm.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
C4: Trả lời câu hỏi SGK.
Hướng dẫn học sinh làm C5 và C6.
Kể câu chuyện Acsimet tìm ra cách đo thể tích vương miện bằng vàng của nhà vua.
? Căn cứ vào đâu Acsi met có thể tiến hành như vậy?
- Yêu cầu HS trả lời C4..
Bài tập trắc nghiệm:
Bỏ các vật sau đây vào bình tràn thì thể tích phần chất lỏng tràn ra từ bình tràn sang bình chứa đúng bằng thể tích của:
A: Quả chanh nổi 1 nửa trên mặt nước.
B: Viên phấn.
C: Cái đinh ốc bằng sắt.
D: Chiếc cốc thuỷ tinh nổi 1 phần.
C4: 
- Lau khô bát to trước khi sử dụng.
- Khi nhấc ca ra, không làm đổ hoặc sánh nước ra bát.
- Đổ hết nước vào bình chia độ, tránh làm nước đổ ra ngoài.
- Nghe câu chuyện Acsimet tìm ra cách đo thể tích vương miện của nhà vua.
Vì vương miện là vật rắn không thấm nước nên khi thả vương miện vào nước thì thể tích nước tràn ra đúng bằng thể tích của vương miện.
- Trả lời C4: Chú ý không để nước tràn ra ngoài ® Kết quả đo không chính xác.
- Đọc đề bài.
- Chọn phương án đúng: C
- Đọc nội dung “ Ghi nhớ”
4.5/.Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học, hiểu ghi nhớ.
- Ghi nhớ cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
- Đọc trước bài mới.
- Chuẩn bị: 1 số vỏ bánh kẹo, bao bì có ghi khối lượng.

File đính kèm:

  • docTiet 3 Do the tich vat ran khong tham nuoc.doc
Giáo án liên quan