Giáo án Vật lý 6

A. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài. Biết xác định giới hạn đo(GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.

- Kỹ năng: Biết ươc lượng gần đúng một số độ dài cần đo, biết đo độ dài của một số vật thông thường, biết tính giá trị trung bình các kết quả đo và sử dụng thước đo phù hợp

- Thái độ: Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt đông nhóm.

B. CHUẨN BỊ

- Mỗi nhóm:1thước kẻ có ĐCNN1mm, 1thước dây có ĐCNN 0,5mm, chép vào vở bảng 1.1 kết quả đo độ dài.

- Cả lớp: Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm, ĐCNN 2mm.

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Tổ chức

Lớp :

II. Kiểm tra bài cũ:

III. Bài mới

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập

 

doc79 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hợp để đo chiều dài quyển sách Vật lý 6 ?
A. Thước thẳng có GHĐ 1dm và ĐCNN 1cm
B. Thước thẳng có GHĐ 25cm và ĐCNN 5mm
C. Thước thẳng có GHĐ 25cm và ĐCNN 1mm
D. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm
2. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 50 cm3 nước. Khi thả hòn sỏi vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 85 cm3. Thể tích của hòn sỏi là:
A. 50 cm3 B. 35 cm3 C. 85 cm3 D. 135 cm3
3. Trên một chai nước khoáng có ghi 750 ml. Số đó chỉ :
A. Sức nặng của chai nước B. Khối lượng của nước trong chai
C. Thể tích của chai D. Thể tích của nước trong chai
4. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng loại cân nào sau đây để cân hoá chất khi làm thia nghiệm ?
A. Cân Rôbécvan có GHĐ 500g và ĐCNN 1g
B. Cân tạ có GHĐ 500kg và ĐCNN 1 kg 
C. Cân đồng hồ có GHĐ 1kg và ĐCNN 20g
D. Cân Rôbécvan có GHĐ 10kg và ĐCNN 50g
5. Một học sinh dá vào quả bóng cao su đang nằm yên dưới đất. Điều gì sẽ xảy ra ? 
A. Quả bóng bị biến đổi chuyển động 
B. Quả bóng bị biến dạng
C. Quả bóng vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng 
D. Quả bóng bị bay đi xa
6. Biến dạng của vật nào sau đây là biến dạng đàn hồi ?
A. Một sợi dây cao su bị kéo giãn B. Một cục sáp nặn bị bóp bẹp C. Một từ giấy bị gấp đôi D. Một cành cây bị gãy
II- Điền số hoặc từ (cụm từ) thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
7. Dưới tác dụng của(1)........................ của quả cầu, lò xo bị giãn ra. Lò xo đã bị (2) .......................... Lò xo là vật (3)........................ Khi bị biến dạng, lò xo sẽ tác dụng vào quả cầu một lực(4)....................... Lực này và trọng lượng của quả cầu là hai lực (5).......................
8. 2500 cm3 =(6)....................lít =(7)....................... dm3 =(8)......................... m3
III- Hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
9. Làm thế nào để xác định định được trọng lượng riêng của một viên bi bằng thép?
10. Một vật có khối lượng 54 kg và có thể tích 0,02m3. Hãy tính khối lượng riêng của chất làm vật đó. Đó là chất gì?
11. Để kéo một vật có khối lượng 25 kg lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo vật lên phải có cường độ ít nhất là bao nhiêu?
E. Đáp án và biểu điểm
I- 3 điểm:
	Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1.C 2.B 3.D 4.A 5.C 6.A
II- 2 điểm:
	Mỗi số hoặc mỗi từ (cụm từ) điền đúng được 0,25 điểm
7. (1) trọng lượng (2) biến dạng (3) có tính chất đàn hồi
 (4) đàn hồi (5) cân bằng
8. (6) 25 lít (7) 25 dm3 (8) 0,025 m3
III- 5 điểm:
9.(1,5 điểm)
	- Đo trọng lượng P của viên bi bằng lực kế ( 0,5 điểm)
	- Đo thể tích V của viên bi bằng bình chia độ ( 0,5 điểm)
	- Xác định trọng lượng riêng của viên bi bằng công thức:
	 d = ( 0,5 điểm)
10.( 2 điểm)
	Khối lượng riêng của chất làm vật đó là:	D = = = 2700 (kg/m3) ( 1,5 điểm)
	Chất làm vật là nhôm ( 0,5 điểm)
11. ( 1,5 điểm)
	Trọng lượng của vật đó là:
	P = 10.m = 10.25 = 250 N ( 1 điểm)
	Để kéo vật lên theo phương thẳng đứng thì lực kéo có cường độ ít nhất 
 bằng trọng lượng của vật: F = P = 250 N ( 0,5 điểm)
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 18: Đòn bẩy
A. Mục tiêu
- Nêu được ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống. Xác định được điểm tựa(O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó ( điểm O1, O2 và lực F1, F2). Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp ( biết thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng).
- Rèn kỹ năng đo lực trong mọi trường hợp.
- Thái độ cẩn thận, trung thực, nghiêm túc trong thí nghiệm và học tập.	
B. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm:1 lực kế 5N, 1 khối trụ kim loại 200g, 1 giá đỡ, 1 đòn bẩy, phiếu học tập.
- Cả lớp: H15.1, H15.2, H15.3, H15.4, bảng phụ kẻ bảng 15.1 (SGK).	
C. Tổ chức hoạt động dạy học
I. Tổ chức
II. Kiểm tra 
Dùng mặt phẳng nghiêng có làm giảm lực kéo vật lên không? Muốn làm giảm kực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng phải làm thế nào?
III. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập
- GV nhắc lại tình huống thực tế và giới thiệu cách giải quyết thứ ba: “dùng đòn bẩy” như SGK.
HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy
- GV giới thiệu ba hình vẽ: H15.1, H15.2, H15.3 (SGK).
- Yêu cầu HS tự đọc mục I (SGK) và cho biết: Các vật được gọi là đòn bẩy phải có ba yếu tố nào?
- GV dùng vật minh hoạ H15.1 và chỉ rõ 3 yếu tố. Gọi HS trả lời C1 trên H15.2 và H15.3 phóng to. Yêu cầu HS khác bổ xung.
HĐ3: Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
1- Hướng dẫn HS nắm được vấn đề nghiên cứu ( mục II.1- SGK)
- Yêu cầu HS đọc mục II.1- SGK và trả lời câu hỏi:
Các điểm O, O1, O2 là gì? Khoảng cách OO1,OO2 là gì? Vấn đề cần nghiên cứu là gì?
- GV chốt lại vấn đề nghiên cứu: F2< F1
thì OO1 và OO2 phải thoả mãn điều gì?
2- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm: So sánh lực kéo F2 và trọng lượng F1 của vậtkhi thay đổi vị trí O, O1, O2.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Giới thiệu dụng cụ và hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Hướng dẫn HS đọc SGK để tìm hiểu cách làm thia nghiệm.
3- Tổ chức cho HS rút ra kết luận
- Hướng dẫn HS nghiên cứu số liệu và trả lời một số câu hỏi: Cho biết độ lớn lực kéo khi khoảng cách OO1< OO2?....
- Cho HS làm việc cá nhân với C3 và hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất
HĐ4: Vận dụng
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Gọi một số HS trình bày câu trả lời.
- GV đánh giá câu trả lời cảu HS.
- HS quan sát hình vẽ, theo dõi phần đặt vấn đề của GV.
I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy
- HS quan sát hình vẽ: H15.1, H15.2, H15.3
- HS đọc SGK và trả lời theo sự điều khiển của GV
Đòn bẩy gồm ba yếu tố:
+ Điểm tựa O
+Điểm tác dụng của trọng lượng vật O1
+ Điểm tác dụng của lực kéo O2
- HS lên bảng chỉ rõ 3 yếu tố trên H15.2 và H15.3
HS khác nhận xét và bổ xung.
II. Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
1. Đặt vấn đề
- HS đọc SGK, quan sát trang vẽ và suy nghĩ về câu hỏi của GV.
Một vài HS trả lời theo yêu cầu của GV
- Ghi tóm tắt vấn đề cần nghiên cứu: Muốn F2< F1 thì OO1 và OO2 phải thoả mãn điều kiện gì? 
2. Thí nghiệm
- HS hoạt động theo nhóm, nhận dụng cụ, nắm vững mục đích và cách tiến hành thí nghiệm.
- Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng 15.1.
3. Kết luận 
- HS căn cứ vào bảng kết quả trả lời các câu hỏi của GV
- HS trả lời C3, thảo luận thống nhất câu trả lời:
 Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vậtthì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng.
4. Vận dụng
- HS nhận phiếu học tập và trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập.
C5:- Điểm tựa: Chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, trục bánh xe, ốc giữ hai nửa kéo, trục quay bập bênh.
- Điểm tác dụng của lực F1: Chỗ nước đẩy vào mái chèo, thùng xe, lưỡi kéo, bạn nữ.
- Điểm tác dụng của lực F2: Chỗ tay cầm mái chèo, tay cầm của xe, tay cầm kéo, bạn nam.
C6: Đặt điểm tựa gần ống bê tông hơn, buộc dây kéo ra xa điểm tưa hơn,...
IV. Củng cố	
 - Đòn bẩy gồm có mấy yếu tố, đó là những yếu tố nào?
	- Muốn lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì OO1 và OO2 phải 
	 thoả mãn điều kiện gì?
V. Hướng dẫn về nhà	
 - Lấy 3 ví dụ về các dụng cụ làm việc dựa trên nguyên tắc đòn bẩy.
	- Học bài và làm bài tập 15.1 đến 15.5 (SBT).
	- Ôn tập các kiến thức đã học từ đầu năm chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
Học kỳ II
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 19: Ròng rọc
A. Mục tiêu
- Nêu được ví dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng. Biết sử dụng ròng rọc trong các công việc thích hợp.
- Rèn kỹ năng đo lực trong mọi trường hợp.
- Thái độ cẩn thận, trung thực, nghiêm túc trong thí nghiệm và học tập.
B. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm: 1 lực kế 5N, 1 khối trụ kim loại 200g, 1 giá đỡ, 1 ròng rọc cố định, 1 ròng rọc động, dây vắt qua ròng rọc.
- Cả lớp: H16.1, H165.2, bảng phụ kẻ bảng 16.1 (SGK).
C. Tổ chức hoạt động dạy học
I. Tổ chức
II. Kiểm tra
Dùng dụng cụ nào giúp con người làm việc dễ dàng hơn? Chúng có chung tác dụng gì?
III. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập
- GV nhắc lại tình huống thực tế và ba cách giải quyết ở các bài học trước.
- Theo các em, còn có cách giải quyết nào khác ?
- GV treo H16.1 cho HS quan sát và đặt vấn đề: Liệu dùng ròng rọc có dễ dàng hơn không?
HĐ2:Tìm hiểu cấu tạo của ròng rọc 
- Yêu cầu HS tự đọc mục I (SGK) và cho HS quan sát ròng rọc để trả lời câu C1.
- GV giới thiệu chung về ròng rọc
- Theo em như thế nào được gọi là ròng rọc động, như thế nào được gọi là ròng rọc cố định?
Gọi HS trả lời, sau đó GV chốt lại.
HĐ3: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 
1- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm
- GV giới thiệu dụng cụ, cách lắp ráp thí thí nghiệm ( lưu ý HS cách mắc ròng rọc) và các bước tiến hành thí nghiệm.
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm.
2- Tổ chức cho HS nhận xét và rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thí nghiệm và trả lời câu C3. Yêu cầu HS khác bổ xung, thảo luận để thống nhất câu trả lời.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu C4 để rút ra kết luận.
- Hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất kết luận.
HĐ4: Vận dụng 
- Yêu cầu HS tìm thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống (C5) và trả lời câu C6.
- Sử dụng hệ thống ròng rọc nào trong H16.6 có lợi hơn? Tại sao?
- HS thảo luận, nêu phương án giải quyết khác và trả lời các câu hỏi GV yêu cầu.
- Ghi đầu bài.
I. Tìm hiểu về ròng rọc
- HS đọc mục I(SGK), quan sát dụng cụ và H16.2 trả lời các câu hỏi theo sự điều khiển của GV
+ Ròng rọc cố định là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe được móc cố định. Khi kéo dây bánh xe quay quanh trục.:
+ Ròng rọc động là một bánh xe có rãnh để vắt dây qua, trục bánh xe không được móc cố định. Khi kéo dây bánh xe vừa quay vừa chuyển động với trục của nó.
II. Ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
1. Thí nghiệm
- HS nhận dụng cụ thí nghiệm, quan sát cách lắp ráp.
- Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng 16.1 theo hướng dẫn của GV.
2. Nhận xét
- HS trình bày kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét theo yêu cầu của GV.
C3:+ Lực kéo vật lên trực tiếp cùng chiều với lực kéo vật qua ròng rọc cố định và có

File đính kèm:

  • docGiao an vat ly 6 Hay hay.doc
Giáo án liên quan