Giáo án Văn học lớp 7 - Kỳ I - Tuần 9

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được một số lỗi thường gặp khi sử dụng quan hệ từ

2. Về kỹ năng:

- Sử dụng qht phù hợp với ngữ cảnh

- Biết phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về qht.

3. Về thái độ:

- HS yêu thích sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp.

B - Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo; Đồ dùng: Bảng phụ viết ví dụ.

2. Học sinh

- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk

C -Tiến trình.

1. Ổn định lớp: Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là QHT ? Khi sử dụng QHT ta phải chú ý điều gì ?

3. Bài mới.

*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )

 Khi nói viết, đặc biệt là khi viết, chúng ta vẫn phạm nhiều lỗi về sử dụng quan hệ từ. Lỗi về quan hệ từ rất đa dạng, các lỗi về quan hệ từ làm cho câu văn sai không rõ ý, rối rắm, khó hiểu. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta nhận biết những lỗi sai đó.

 

doc17 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn học lớp 7 - Kỳ I - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ông thể hiện tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng. Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư là 1 trong những bài tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. 
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản ( 30 phút )
- Gọi HS đọc phần chú thích (*) sgk.
H: Em hãy cho biết đôi nét về tác giả Lý Bạch ?
H: Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư thuộc đề tài nào ? Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ ?
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc bài thơ các phần: Phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa.
- Cho HS đọc các chú thích từ khó.
H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? 
H: Căn cứ vào nhan đề bài thơ và câu thứ 2 (chú ý nghĩa của 2 chữ vọng và dao), xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả ? Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước ? (vọng: trông từ xa ; dao: xa ).
- Vị trí đứng ngắm thác của nhà thơ: Đây là cảnh vật được nhìn ngắm từ xa. Điểm nhìn đó không cho phép khắc hoạ cảnh vật 1 cách chi tiết, tỉ mỉ nhưng lại có lợi thế là dễ phát hiện được vẻ đẹp của toàn cảnh. Để làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước núi Lư, cách chọn điểm nhìn đó là tối ưu.
H: Khung cảnh làm nền cho sự xuất hiện của thác núi Lư được miêu tả trong lời thơ nào (ở cả 3 bản: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ) ? 
- Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
- Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía
- Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
H: Vì sao dân gian gọi ngọn núi cao của dãy Lư Sơn là Hương Lô ? 
- vì núi cao có mây mù che phủ, trông xa như chiếc lò hồng nên gọi là Hương Lô
H: Câu thơ thứ nhất miêu tả điều gì ? 
H: Ngọn núi Hương Lô được miêu tả như thế nào ? 
H: Để miêu tả khung cảnh hùng vĩ của ngọn thác núi tác giả đã sử dụng lựa chọn từ ngữ ntn ?
- ĐT chiếu (chiếu sáng, soi sáng), sinh (làm nảy sinh, sinh ra) - Gợi 1 cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại.
H: Trên nền cảnh núi rực rỡ hùng vĩ đó, 1 thác nước hiện ra khác nào 1 dòng sông treo trước mặt. Lời thơ nào (ở trong 3 bản) đã tạo nên hình ảnh này ? 
- Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
- Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước.
- Xa trông dòng thác trước sông này.
H: Các từ “quải”, “tiền xuyên” cho có ý nghĩa ntn ?
- Quải (treo): nói quá - biến động thành tĩnh, tiền xuyên (dòng sông phía trước) – Hình ảnh dùng để so sánh với dòng thác nhìn từ xa.
H: Nghĩa của câu thơ này là gì ?
H: Trong các bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, lời nào diễn tả sức mãnh liệt của thác núi Lư ?
- Phi lưu trực há tam thiên xích,
- Thác chảy như bay đổ thẳng xuống ba nghìn thước
- Nước bay thẳng xuống ba 
H: Chữ nào trong lời thơ này được viết với sự táo bạo của trí tưởng tượng ? 
- Phi (bay) - nói quá, trực (thẳng). 
H: Câu thơ tả thác nước ở phương diện nào ? Nó gợi cho ta điều gì ?
H: Con số ba nghìn thước có phải là con số chính xác không ? Cách nói đó có tác dụng gì ?
- chỉ là con số ước phỏng hàm ý rất cao-làm tăng thêm độ nhanh, sức mạnh, thế đổ của dòng thác.
H: “Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước” là 1 cảnh tượng như thế nào ? - cảnh tượng mãnh liệt kì ảo của thiên nhiên.
H: Cảnh tượng mãnh liệt kì ảo kích thích trí tưởng tượng của nhà thơ, để ông viết tiếp lời thơ hết sức ấn tượng. Đó là lời thơ nào ?
- Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
- Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây. 
- Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
H: Các động từ “nghi”, “lạc” gợi cho người đọc cảm giác gì ?
H: Qua lời thơ gợi cho em cảnh tượng như thế nào ? 
- GV: NT so sánh, phóng đại ở đây cũng như phép cường điệu, phóng đại ở 2 câu trên có vẻ như vô lí. Song đặt trong văn cảnh, người đọc vẫn cảm thấy chân thật, tự nhiên. Vì ngọn núi HL có mây mù bao phủ nên nhìn từ xa có cảm giác dòng nước như 1 dải lụa treo lơ lửng vắt từ trong mây, từ trên đỉnh trời mà trải xuống, chảy xuống. Do đó thi sĩ LB mới ngỡ rằng sông Ngân Hà - một dòng sông đầy sao sáng trong huyền thoại cổ xưa đang tuột khỏi mây, chảy xuống trần gian. Nhiều người coi câu cuối bài thơ này là câu danh cú (câu thơ, câu văn nổi tiếng) bởi nó đã huyền thoại hoá 1 hình ảnh tạo vật ở trần gian và ngược lại nó trần gian hoá 1 hình ảnh của huyền thoại) 
H: Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình. Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ ?
*3 Hoạt động 3: Tổng kết (5 phút)
H: Em hãy nêu tóm tắt những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
I - Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Lí Bạch (701-762 ).
- Là nhà thơ nổi tiếng của TQ đời Đường.
- Được mệnh danh là “Tiên thi”(ông tiên làm thơ).
- Thơ ông biểu hiện 1 tâm hồn tự do, phóng khoáng.
- Ông thường viết về đề tài: chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu, tình bạn.
2. Tác phẩm:
- Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ tiêu biểu viết về thiên nhiên.
- Bài thơ do Tương Như dịch, in trong Thơ Đường – Tập II (1987).
II - Tìm hiểu tác phẩm.
* Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
1. Cảnh thác núi Lư:
-> Miêu tả khái quát hình ảnh ngọn núi Hương Lô. 
- Nhà thơ miêu tả thác nước vào lúc mặt trời chiếu rọi ánh sáng. Thác nước đổ mạnh, tung bọt, toả hơi nước như sương khói phản quang dưới ánh nắng toả ra, hắt ra 1 màu tím rực rỡ, kì ảo.
- Đứng xa trông dòng thác giống như 1 dòng sông treo trước mặt.
- Miêu tả từ thế tĩnh chuyển sang thế động - Gợi tả sức sống mãnh liệt của thác nước.
- Nghi (ngờ), lạc (rơi xuống) – so sánh, phóng đại, từ ngữ gợi hình, gợi cảm, gợi sự huyền ảo của vẻ đẹp thác nước.
- Đây là 1 cảnh tượng mãnh liệt kì ảo của TN.
2. Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư:
- Tâm hồn và tính cách của nhà thơ biểu hiện 1 chất lãng mạn trí tuệ, tính cách phóng khoáng, trí tưởng tượng phong phú.
- Thể hiện tình yêu TN say đắm, nồng nàn.
- Đối tượng tác giả miêu tả là thắng cảnh của quê hương được tác giả trân trọng, tôn vinh.
III - Tổng kết.
 * Ghi nhớ.
 Sgk. T112
*4 Hoạt động 4: (3 phút )
4. Củng cố.
 Gọi HS đọc lại các phần Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ
5. Dặn: HS về học bài, làm BT, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 9. Phần tiếng việt
Tiết 35: từ đồng nghĩa
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa, biết phân biệt giữa đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Về kỹ năng:
- Nâng cao kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa.
3. Về thái độ:
- Phát huy, giữ gìn vốn tiếng Việt
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo; Đồ dùng: Bảng phụ viết ví dụ.	
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Khi sử dụng QHT em phải chú ý những lỗi nào ? Cho VD.
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Từ nước với quốc, nhà với gia là từ gì? (Từ đồng nghĩa ). Thế nào là từ đồng nghĩa ?...
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm ( 30 phút )
- HS đọc lại bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư của Tương Như.
H: Từ rọi, trông ở trong văn bản này có nghĩa là gì?
- Rọi: chiếu sáng, soi sáng.
- Trông: nhìn để nhận biết.
H: Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông ?
H: Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ đã tìm được so với nghĩa của từ gốc ?
- Nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
H: Vậy em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa ?
H: Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là “nhìn để nhận biết”. Ngoài những nghĩa đó ra, từ trông còn có những nghĩa (...) Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông ?
H: Em có nhận xét gì về hiện tượng đồng nghĩa của từ “trông” ?
H: Từ nhận xét trên, em có thể rút ra kết luận gì về từ nhiều nghĩa ?
- HS đọc vd trong sgk.
H: Em có nhận xét gì về nghĩa của 2 từ này ?
- Quả - trái: nghĩa hoàn toàn giống nhau, không phân biệt sắc thái.
H: Những từ đồng nghĩa không phân biệt nhau về sắc thái gọi là gì ?
- Gọi HS đọc VD trong sgk
H: Phân biệt nghĩa của hai từ: hy sinh, bỏ mạng ?
H: Những từ đồng nghĩa có nghĩa giống nhau nhưng sắc thái nghĩa khác nhau thì gọi là gì ?
H: Có mấy loại từ đồng nghĩa ?
H: Thử thay thế các từ đồng nghĩa quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục II cho nhau và rút ra nhận xét ? 
H: Vì sao quả-trái lại thay thế được mà hi sinh - bỏ mạng lại không thay thế được ? 
- Vì quả - trái là từ đồng nghĩa hoàn toàn, không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa. Còn hi sinh - bỏ mạng là từ đồng nghĩa không hoàn toàn, có sắc thái nghĩa khác nhau
H: ở bài 7, tại sao đoạn trích Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là Sau phút chia tay ?
H: Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần phải lưu ý gì ? 
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (10 phút)
- HS thảo luận theo bàn
- GV gọi 2 - 3 HS lên bảng chữa bt
- GV cùng HS sửa chữa.
- HS thảo luận theo bàn
- GV gọi 2 HS lên bảng chữa bt
- GV cùng HS sửa chữa.
- Gọi HS đọc bài tập trong sgk
- GV gọi HS trả lời
I - Thế nào là từ đồng nghĩa ?	
1. Ví dụ 1:
- Từ đồng nghĩa:
+ Rọi đồng nghĩa với chiếu, soi, tỏ.
+ Trông đồng nghĩa với nhìn ngó, dòm, nghé, liếc, lườm.
=> Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
2. Ví dụ 2:
- Trông có các từ đồng nghĩa:
(2) Coi sóc giữ gìn cho yên ổn: Trông coi, chăm sóc, coi sóc.
(3) Mong: hi vọng, trông mong
- Từ trông là từ nhiều nghĩa, nên từ trông có thể đồng nghĩa với nhiều dãy từ khác nhau.
 * Ghi nhớ 1.
 Sgk T. 114
II - Các loại từ đồng nghĩa.
1. Ví dụ 1:
=> Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
2. Ví dụ 2: 
- Giống nhau: cùng nói về cái chết của con người. 
- Khác nhau: bỏ mạng mang sắc thái coi thường, khinh rẻ, còn hi sinh mang sắc thái kính trọng
=> Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

File đính kèm:

  • docTuan 9.doc