Giáo án Văn học lớp 7 - Kỳ I - Tuần 5

A – Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ.

- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật.

2. Về kỹ năng:

- Bước đầu hiểu được hai thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích thơ trữ tình trung đại. Kỹ năng đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình TĐ.

3. Về thái độ:

- Có ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc. Biết ơn và gìn giữ những gì mà cha ông để lại.

 

doc13 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Văn học lớp 7 - Kỳ I - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 biểu thị ý chí và sức mạnh Việt Nam.
 * Ghi nhớ
 Sgk. T65
2. Phò giá về kinh
a. Hai câu đầu 
- Niềm tự hào trước những chiến thắng lớn của dân tộc
=> Ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược. 
b. Hai câu thơ cuối
- Giọng thơ sâu lắng như lời tâm tình, nhắn nhủ
* Thái độ của tác giả: Niềm tự hào về chiến thắng của dân tộc và niềm vui vững chắc vào tương lai tươi sáng của đất nước
 * Ghi nhớ
 Sgk. T68
I
II - Tổng kết.
- Hai bài thơ diễn đạt ý tưởng cô đúc, cách nói chắc nịch, cảm xúc, ý tưởng hoà làm một, cảm xúc nằm trong ý tưởng.
- Hai bài thơ thể hiện bản lĩnh, khí phách dân tộc:
+ Một bài nêu cao chân lý thiêng liêng: nước Việt Nam là của người Việt Nam kẻ nào xâm phạm…
+ Một bài thể hiện khớ thế chiến thắng hào hựng và khát vọng xây dựng, phát triển đất nước, niềm tin đất nước vững bền.
*4 Hoạt động 4: ( 3 phút )
4. Củng cố: - GV hệ thống lại nội dung bài.
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
D. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
* Ưu điểm :…………………..........................................................................................
.........................................................................................................................................
* Tồn tại :.........................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
BÀI 5. PHẦN TIẾNG VIỆT
Tiết 18: TỪ HÁN VIỆT
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.
2. Về kỹ năng:
- Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.
3. Về thái độ:
- Biết dùng từ Hán Việt trong công việc viết văn biểu cảm và trong giao tiếp.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo; Đồ dùng: Bảng phụ.
2. Học sinh:
- Học bài, chuẩn bị bài theo sgk
C - Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là Đại từ, vai trò của Đại từ trong câu ? Cho ví dụ.
 - Cho biết các loại Đại từ, lấy VD minh hoạ.
3. Bài mới:
*1 Hoạt động 1: (1 phút) Giới thiệu bài
Từ: Nam quốc, sơn hà là từ thuần Việt hay là từ muợn? Mượn của nước nào?
Ở bài từ mượn Lớp 6, chúng ta đã biết: bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt. Ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu ( 20 phút )
H: Đọc bài thơ chữ Hán: Nam quốc sơn hà.
- Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì ?
- Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không dùng đựơc ?
- VD: so sánh quốc với nước, sơn với núi, hà với sông?
- Có thể nói : Cụ là 1 nhà thơ yêu nước.
- Không thể nói: Cụ là 1 nhà thơ yêu quốc
- Có thể nói: trèo núi, không thể nói: trèo sơn. 
H: Đây là các yếu tố Hán Việt.
H: Vậy em hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt?
H: Các yếu tố Hán Việt được dùng như thế nào ?
- Gọi HS đọc yêu cầu 2 trong sgk.
H: Tiếng thiên trong thiên thư có nghĩa là trời. Tiếng thiên trong các từ Hán Việt bên có nghĩa là gì ?
H: Các từ này tuy phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau thì gọi là gì ?
H: Qua trên em hiểu thế nào là yếu tố hán Việt. Yếu tố Hán Việt được dùng ntn ?
H: Các từ "sơn hà", "xâm phạm", "giang sơn" thuộc từ ghép chính phụ hay đẳng lập ?
H: Em hiểu thế nào là từ ghép đẳng lập ?
H: Các từ "ái quốc", "thủ môn", "chiến thắng" thuộc loại từ ghép gì ?
H: Thế nào là từ ghép chính phụ ?
H: Nhận xét về trật tự các tiếng (có giống từ ghép thuần Việt cùng loại không ?)
H: Các từ "thiên thư", "thạch mã', "tái phạm" thuộc loại từ ghép gì? Trật tự các yếu tố có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại ?
H: Em hiểu thế nào về từ ghép Hán Việt ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập ( 15 phút )
- HS thảo luận nhóm - Gọi 2 em lên bảng làm bài - cho 2 nhóm nhận xét chéo - GV nhận xét, sửa chữa.
- Gọi HS dọc BT
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bt
I - Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
1. Ví dụ:
* Nam quốc sơn hà:
Nam: phương Nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông.
- Tiếng “ Nam” có thể dùng độc lập: phương Nam, người miền Nam.
- Các tiếng quốc, sơn, hà không dùng độc lập mà chỉ làm yếu tố tạo từ ghép: Nam quốc, quốc gia, quốc kì, sơn hà, giang sơn.
- Yếu tố Hán Việt: là tiếng để cấu tạo từ Hán Việt.
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.
* Thiên thư : trời
- Thiên niên kỉ, thiên lí mã: nghìn
- Thiên : dời, di (Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long) 
- Từ Hán Việt đồng âm.
2. Ghi nhớ.
 Sgk. T 69
II - Từ ghép Hán Việt.
1. Từ ghép đẳng lập 
- Các tiếng không phụ thuộc vào nhau mà có quan hệ bình đẳng về ngữ pháp.
2. Từ ghép chính phụ.
từ ghép chính phụ có yếu tố chính và yếu tố phụ.
- Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
- Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
* Ghi nhớ.
 Sgk. T70
III - Luyện tập.
1. Bài tập 1:
Đáp án:
- Hoa1: sự vật 
- Hoa2: đẹp đẽ 
- Phi1: bay (người lái máy bay) 
- Phi2: trái với phép thường, trái PL 
- Phi3: vợ lẽ của vua 
- Tham1: ham muốn nhiều hơn 
- Tham 2: dự vào, gia nhập cùng 
- Gia1: nhà 
- Gia2: thêm
2. Bài tập 2:
Đáp án:
Tìm từ ghép Hán Việt 
Quốc - quốc gia (ĐL) 
 - quốc kỳ, quốc ca.. (CP) 
Đế: - đế vương (ĐL)
 - Nam đế, Bắc đế, Tiên đế (CP) 
Cư: - cư trú (ĐL) 
 - Tản cư, di cư, định cư (CP)
Bại: - Bại vong (ĐL) 
 - Bại trận (CP)
3. Bài tập 3: 
Đáp án:
- Từ có yếu tố chính đứng trước: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả
- Từ có yếu tố phụ đứng trước: Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.
*4 Hoạt động 4: ( 4 phút )
4. Củng cố: - Em hiểu thế nào về yếu tố Hán Việt ?
 - Từ ghép Hán Việt là gì ? Có trật tự cấu tạo thế nào ?
5. Dặn: HS về học bài, làm bt chuẩn bị bài sau.	
D. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
* Ưu điểm :…………………..........................................................................................
.........................................................................................................................................
* Tồn tại :.........................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
BÀI 5. PHẦN TẬP LÀM VĂN
Tiết 19: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Củng cố lại những kiến thức và những kĩ năng đã học về văn bản tự sự (hoặc miêu tả) về tạo lập văn bản, về các loại tác phảm (nếu có liên quan đến đề bài), luyện kĩ nămg dùng từ, đặt câu, rách đoạn, trình bày...
2. Về kỹ năng:
- Củng cố, rèn luyện kỹ năng viết văn tự sự kết hợp miêu tả.
3. Về thái độ:
- Có thái độ yêu thích tập viết văn.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Chấm bài, phân loại bài theo thang điểm.
2. Học sinh:
- Xem lại đề, xây dựng lại dàn bài.
C - Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
Hoạt động
Nội dung
*1 Hoạt động 1: Nêu lại đề ( 15 phút )
- Gọi 1 HS đọc lại đề bài, GV chép đề lên bảng.
H: Đề bài yêu cầu em kể về điều gì ?
- Một kỷ niệm về thời HS
H: Em sẽ kể về kỷ niệm đó ntn ?
H: Em sắp xếp, viết các nội dung, các ý ntn ở mỗi phần của bài ?
*2 Hoạt động 2: Trả bài ( 25 phút )
- Lớp trưởng trả bài cho lớp
- GV nhận xét chung, cụ thể một số vấn đề trong bài làm của HS, dùng bài làm cua HS để minh hoạ ( viết lên bảng hoặc dùng máy chiếu).
H: Em sẽ làm thế nào để khắc phục các lỗi trong bài làm của mình ?
- Tập viết lại bài theo dàn bài đã chữa
- Rèn luyện chữ viết
- Đọc các bài văn tham khảo
*3 Hoạt động 3: ( phút ) Giải đáp thắc mắc.
- GV giải đáp các thắc mắc của HS
- Vào điểm.: phân loại kết quả bài kiểm tra
Giỏi…..Khá…..TBình……Yếu….Kém……
I - Tìm hiểu lại yêu cầu của đề bài và dàn ý tổng quát.
“Kể về một kỷ niệm thời học sinh mà em nhớ mãi”
* Lập dàn ý tổng quát.
1. Mở bài 
- Giới thiệu về kỉ niệm thời học sinh của mình.
- Nêu tình cảm chung.
2. Thân bài 
* Hồi tưởng diễn biến câu chuyện.
- Chuyện xảy ra lúc nào? ở đâu ? có những nhân vật nào? 
- Diễn biến câu chuyện ra sao ? 
- Điều gì khiến em ghi nhớ mãi ? 
3. Kết bài 
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm đó.
II - Nhận xét
1. Ưu điểm:
- Về ngữ pháp, kĩ năng (tách đoạn văn, dùng từ, đặt câu...).
- Về nội dung: Đúng nội dung đề bài yêu cầu.
- Về hình thức: Trình bày, chữ viết...
2. Tồn tại:
- Về ngữ pháp, kĩ năng (tách đoạn văn, dùng từ, đặt câu...).
- Về nội dung: Đúng nội dung đề bài yêu cầu.
- Về hình thức: Trình bày, chữ viết...
3. Hướng khắc phục:
*4 Hoạt động 4: ( 3 phút )
4. Củng cố: GV nhận xét giờ học, ý thức của HS
5. Dặn: HS về nhà có thể viết lại bài văn vào vở bài tập, chuẩn bị bài sau.	
D. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
* Ưu điểm :…………………..........................................................................................
.........................................................................................................................................
* Tồn tại :.........................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
BÀI 5. PHẦN TẬP LÀM VĂN
Tiết 20: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM.
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Hiểu văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.
2. Về kỹ năng:
- Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản.
- Bước đầu nhận diện và phân tích các văn bản biểu cảm, chuẩn bị để viết kiểu văn bản

File đính kèm:

  • docTuan 5.doc
Giáo án liên quan