Giáo án Tuần 4 chủ điểm: bản thân

1. Đón trẻ – Hoạt động tự chọn.

- Cô đến lớp sớm thông thoáng phòng học, chuẩn bị đồ chơi cho trẻ theo chủ điểm

- Cô niềm nở đón trẻ vào lớp nhắc nhở trẻ chào cô, bố mẹ, cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập cũng như sức khỏe của trẻ.

- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp, khi trẻ chơi cô bao quát trẻ nhắc trẻ không tranh dành đồ chơi của nhau.

- Cô nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định.

2. Họp mặt đầu tuần

- Cô cho cả lớp hát bài: Cả tuần đều ngoan

- Cho trẻ kể về 2 ngày nghỉ ở nhà trẻ đã giúp đỡ được bố mẹ được những công việc gì?

- Ngày nghỉ trẻ đã được bố mẹ đưa đi chơi ở những đâu, thăm hỏi người thân và gia đình, được đi mua sắm những gì.

- Cô cho 3- 4 trẻ kể

 Cô luôn động viên khuyến khích trẻ mạnh dạn trò chuyện.

- Giáo dục trẻ luôn ngoan ngoãn biết vâng lời biết giúp đỡ ông bà cha mẹ những công việc vừa sức.

3. Điểm danh - Báo ăn

- Cô điểm danh tên trẻ trong sổ theo dõi chất lượng trẻ.

- Cô báo cơm đúng với số trẻ đến lớp.

4. Thể dục buổi sáng:

 

doc30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7217 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tuần 4 chủ điểm: bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên cơ thể.
- Sân chơi sạch sẽ gọn gàng, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Bóng.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
Trò chuyện cùng bé.
Cô dẫn trẻ xuống sân.
Cho trẻ đọc bài thơ: Chiếc bóng
Đàm thoại về nội dung bài thơ
Đàm thoại về chủ đề “Tôi là ai”
Giáo dục trẻ.
- Giới thiệu hoạt động:
+ Trò chuyên về các giác quan trên cơ thể
+ Trò chơi vận động: Tung bóng
+ Chơi tự do với đu quay
Hoạt động 2:
Bé cùng khám phá.
 - Các con có biết trên cơ thể mình có những giác quan nào không?
Các con có muốn khám phá về các giác quan trên cơ thể của mình không?
 Hôm nay cô cùng khám phá về các giác quan nhé!
Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Cái Mồm”.
 - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
 - Cái mồm để làm gì?
 - Trên cơ thể ngoài mồm còn có giác quan nào?
- Các giác quan đó có những chức năng gì?
Cô gợi ý cho trẻ kể sau đó cô nhấn mạnh:
Trên cơ thể của chúng ta có các giác quan như như mũi để ngửi, tai để nghe, tay để cầm nắm sờ, mắt để nhìn, lưỡi để nếm vị thức ăn. Mỗi giác quan có những lợi ích riêng đối với cơ thể của con người.
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ các giác quan.
Hoạt động 3:
Thi xem ai nhanh
Cô cho trẻ chơi trò chơi: Tung bóng
Cô giới thiệu trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi:
Cô chia 5 – 6 trẻ làm 1 nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng mỗi nhóm đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm bóng tung cho bạn, bạn bắt xong lại tung cho bạn đối diện mình chú ý bắt bóng không làm rơi bóng và vừa tung vừa đọc:
Quả bóng con con Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn Quả bóng tròn tròn 
Em tung bạn đỡ Bạn tung em đỡ
Tung cao hơn nữa Tung cao hơn nữa
Bạn bắt rất tài	 Em bắt rất tài
Cô bảo cả hai
+ Luật chơi: 
Phải tung và bắt bóng bằng 2 tay không làm rơi bóng, ai làm rơi bóng sẽ phải ra ngoài 1 lượt chơi
Cô hướng dẫn quan sát, nhận xét động viên khuyến khích trẻ chơi.
Hoạt động 4:
Bé cùng vui chơi
Cô cho trẻ chơi với cầu trượt.
Cô bao quát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ không tranh dành, xô đẩy nhau khi chơi.
*Kết thúc: Cô điểm danh cho trẻ lên lớp.
Cả lớp đọc thơ
Trò chuyện đàm thoại cùng cô
Chú ý lắng nghe
Trẻ kể theo ý hiểu của trẻ
Có ạ
Lắng nghe cô kể chuyện
Cái mồm.
Để ăn cơm, uống nước, nói chuyện
Trẻ kể những giác quan trên cơ thể.
Chú ý lắng nghe
Nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi
Hiểu cách chơi tham gia trò chơi.
 Trẻ đứng thành nhóm tham gia chơi trò chơi
Tham gia chơi
Chú ý lắng nghe
Trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
Điểm danh vào lớp 
D. HOẠT ĐỘNG GÓC:
XÂY DỰNG: XẾP HÌNH BÉ TẬP THỂ DỤC
Phân vai: Gia đình
Học tập: Tranh cơ thể bé
Nghệ thuật: Vẽ tranh
Thư viện: Xem tranh cơ thể bé
Thiên nhiên: Chăm sóc cây
Khám phá: Chơi Giọng nói của bạn tôi
(Cô hướng dẫn cho trẻ hoạt động)
E. VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA.
1. Vệ sinh cá nhân: Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn.
2. Ăn trưa: Cô xếp cho trẻ ngồi theo bàn, động viên trẻ ăn hết xuất chú ý đến trẻ ăn chậm, ăn ít.
3. Ngủ trưa: Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, thoải mái. 
---------------//-@-//--------------------//-@-//-----------------
 Thứ 4 ngày 04 tháng 09 năm 2013
 	Ngày soạn : 01/09/2013 
 	Ngày dạy: 04/09/2013 
 A. HOẠT ĐỘNG CHUNG
1. Đón trẻ – Hoạt động tự chọn.
2. Điểm danh - Báo ăn
3. Thể dục buổi sáng:
HÔ HẤP 1;TAY 2; CHÂN 3; BỤNG 4; BẬT 1.
(Cô hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động)
B. HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐÍCH.
Lĩnh vực phát triển: Thể chất 
Hoạt động: Thể dục.
Đề tài: ĐI TRÊN KÊ VÁN DỐC
 Trò chơi vận động: Ai nhanh nhất
I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ giữ thăng bằng đi trên ván kê dốc
- Rèn luyện các tố chất vận động: Nhanh, khéo léo kết hợp nhịp nhàng, khoẻ mạnh bền cho trẻ.
- Trẻ có ý thức biết quan sát và kiên trì đợi đến lượt.
- Giáo dục trẻ lèn luyện sức khỏe để cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập rộng rãi. 
- Ván dài 2m, rộng 0,30m, kê 1 đầu cao 0,30m
- Trang phục gọn gàng dễ vận động.
- Vạch đích.
+ Tích hợp: Âm nhạc, môi trường xung quanh
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
Trò chuyện cùng bé
Cô Cho cả lớp hát bài: Mời bạn ăn
Đàm thoại về nội dung bài hát
Đàm thoại về chủ đề
Giáo dục trẻ.
Hoạt động 2:
Bé cùng khởi động
Cô cho trẻ đi chạy các kiểu 5 – 6 vòng. 
Đi thường, đi bằng gót chân – đi thường – đi bằng mũi chân – đi thường – đi bằng má chân – đi thường – chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm – đi thường, về hàng.
- Ch - Trẻ về đội hình điểm số 1- 2 tách thành 2 hàng nganngang.
Tâp Hoạt động 3:
Bé rèn luyện sức khoẻ
Cô hướng dẫn cho trẻ tập bài tập phát triển chung
 + Động tác tay: Hai tay đưa ra trước, đưa lên cao.
 + Động tác chân: Bước khuỵu 1 chân ra phía trước, chân sau thẳng.
 + Động tác bụng – lườn: Hai tay giơ lên cao đứng nghiêng người sang 2 bên
( Cho trẻ thực hiện 3 lần – 4 nhịp ) 
 + Động tác bật: Bật tiến về phía trước 3- 4 bước.
Cô quan sát nhận xét động viên tuyên dương trẻ tập.
Hoạt động 3.
Bé thi tài
 Cô giới thiệu vận động: Đi trên ván kê dốc
 - Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ quan sát 
 - Cô vừa tập bài thể dục vận động gì?
 Trẻ trả lời cô nhấn mạnh.
 Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác:
 + CB: Đứng tự do bên dưới đầu ván trước vạch chuẩn.
 + TH: Khi có hiệu lệnh thì bước lên ván và đi trên ván đến đầu ván kê dốc rồi quay lại, chú ý khi đi phải giữ thăng bằng cơ thể để không bị trượt chân và mắt nhìn thẳng về phía trước. Khi đi về vị trí xuất phát bước ra khỏi tấm ván đi nhẹ nhàng về cuối hàng đứng.
 Cô gọi 1 trẻ lên làm mẫu
 * Trẻ thực hiện: Cô cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện
 Cô quan sát sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ thi đua tập với nhau, nhận xét động viên tuyên dương trẻ tập.
 - Củng cố: Cho trẻ nhắc lại vận động, gọi 1 trẻ tập khá lên tập lại, cô nhận xét nhấn mạnh củng cố, giáo dục.
Hoạt động 4:
Bé tìm bạn
 Trò chơi “Ai nhanh nhất”
 + Cách chơi: Cô vẽ 3 vòng tròn, mỗi vòng tròn để một khuôn mặt thể hiện trạng thái: Vui, buồn, giận dữ.
Cho trẻ đi lại tự do trên sân vừa đi vừa hát. Khi dừng lại cô hỏi trẻ:
- Khi vui các con sẽ như thế nào nhỉ?
Nếu trẻ trả lời vui thì yêu cầu trẻ chạy vào vòng tròn có khuôn mặt vui.
Rồi sau đó tiếp tục trò chơi.
 + Luật chơi:
 Trẻ phải chạy nhanh vào vòng tròn có thể hiện trang thái cảm xúc theo yêu cầu. Nếu trẻ nào nhầm thì sẽ phải nhảy lò cò.
 Hướng dẫn trẻ chơi 3 - 4 lần. Nhận xét động viên tuyên dương trẻ chơi.
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 2 - 3 vòng. 
Cả lớp hát
Trò chuyện đàm thoại cùng cô.
Trẻ khởi động đi chạy kết hợp các kiểu theo hướng dẫn của cô.
Điểm số tách hàng
CB.4 1.3 2
Thực hiện 2lần x 8 nhịp
CB.4 2 3
Thực hiện 3lần x 8 nhịp
CB.4 2 3
Thực hiện 2lần x 8 nhịp
Thực hiện 2lần x 8 nhịp
- Trẻ ổn định chú ý lắng nghe
- Quan sát cô tập mẫu
- Vận động đi trên ván kê dốc
- Quan sát cô tập mẫu, chú lắng nghe cô phân tích.
1 Trẻ lên tập mẫu
Lần lượt từng trẻ lên tập
Trẻ thi đua tập với nhau.
Trẻ nhắc lại vận động
1 trẻ lên tập lại 
Nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
Tham gia chơi trò chơi
- Chú ý lắng nghe
Đi lại nhẹ nhàng 2 - 3 vòng cùng cô 
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 	Hoạt động chủ đích: DẠO CHƠI TRÊN SÂN TRƯỜNG
 	Trò chơi vận động: GIEO HẠT
 	 Chơi tự do với: ĐU QUAY, CẦU TRƯỢT
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được vui chơi thoải mái hít thở không khí trong lành.
- Trẻ biết nhận xét về quang cảnh sân trường, khu vực lớp học, khu vui chơi.
- Phát triển vận động cho trẻ,trẻ tham gia đúng cách chơi, luật chơi. 
- Có ý thức tham gia mọi hoạt động.
- Đoàn kết với nhau trong quá trình vui chơi.
- Giáo dục cho trẻ tắm nắng buổi sáng có lợi cho sụ phát triển của cơ thể.
II. Chuẩn bị:
- Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Trang phục gọn gàng dễ vận động.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:
Bé cùng ca hát.
Cô dẫn trẻ xuống sân.
Cho trẻ hát bài: Em thêm một tuổi
Đàm thoại về nội dung bài hát
Đàm thoại về chủ đề “Tôi là ai”
Giáo dục trẻ.
- Giới thiệu hoạt động:
+ Dạo chơi trên sân trường
+ Trò chơi vận động: Gieo hạt
+ Chơi tự do với đu quay, cầu trượt.
Hoạt động 2:
Bé cùng tham quan
- Cô cho trẻ xuống sân xếp thành 2 hàng.
- Cô giới thiệu với trẻ về nội dung của hoạt động.
- Cô cùng trẻ cùng đi dạo trên sân trường.
Vừa đi cô vừa gợi ý cho trẻ bằng những câu hỏi:
 - Con thấy sân trường của chúng mình có đẹp không?
 - Con nhìn thấy những gì?
 - Các lớp học như thế nào?
 - Khu vui chơi như thế nào?
Gợi ý cho trẻ trả lời cô nhấn mạnh, giáo dục trẻ biết yêu trường lớp, biết giữ gìn khuôn viên trường sạch sẽ, vui đến trường.
Hoạt động 3:
Bé cùng gieo hạt.
Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt”
+ Cách chơi:
Cô cho trẻ xếp thành vòng tròn rộng cô nói và cho trẻ làm động tác
Cô: Trẻ:
- Gieo hạt Ngồi xuống
- Nảy mầm Đứng cúi
- Thành cây Đứng thẳng người 
- Lên 1 nhánh Giơ 1 tay lên
- Lên 2 nhánh Giơ 2 tay lên
- 1 nụ Nắm1tay đưa ra trước
- 2 nụ Nắm 2 tay đưa ra
- 1 hoa xòe 1 tay
- 2 hoa Xòe 2 tay
- 1 quả Nắm 1 tay
- 2 quả Nắm 2 tay
- Thơm quá Đưa 2 tay lên mũi ngửi
- Gió thổi,cây nghiêng Nghiêng sang bên
- Lá rụng nhiều quá ngồi xuống
+ Luật chơi:
Làm theo hiệu lệnh của cô, nếu nhầm phải nhảy lò cò.
 Cô hướng dẫn trẻ chơi, sau mỗi lần chơi nhận xét động viên tuyên dương trẻ chơi.
Hoạt động 4:
Bé cùng vui chơi
Cô cho trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
Cô bao quát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ không tranh dành, xô đẩy nhau khi chơi, cô tham gia chơi với trẻ
* Kết thúc: Cô điểm danh cho trẻ lên lớp.
Trẻ ra sân ổn định
Cả lớp hát
Trò chuyện cùng cô
Chú ý lắng nghe
Trẻ xếp thành 2 hàng
- Trẻ dạo chơi trên sân trường theo cô.
Trẻ nêu lên nhận xét của mình qua những gì trẻ quan sát thấy.
Chú ý lắng nghe
Chú ý lắng nghe cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
Hiểu cách chơi luật chơi
Tham gia chơi trò chơi.
Tham gia chơi trò chơi
Trẻ chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
Điểm danh vào lớp
D. HOẠT ĐỘNG GÓC:
NGHỆ THUẬT: VẼ TRANH
Phân vai: Gia đình
Xây dựng: Xếp hình bé tập thể dục
Học tập: Tranh cơ thể bé
Thư viện: Xem tranh cơ thể bé
Thiên nhiên: Chăm sóc cây
Khám phá: Chơi Giọng nói của bạn tôi
(Cô hướng dẫn cho trẻ hoạt động)
E. VỆ S

File đính kèm:

  • docchu diem ban than.doc