Giáo án tuần 2: Tết trung thu
I/ YÊU CẦU
Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể biết:
- Trẻ biết một năm có 4 mùa, biết được đặc điểm đặc trưng về mùa thu: Thời tiết, khí hậu, quang cảnh, động thực vật, sinh hoạt của con người trong ngày Tết trung thu. Mùa thu có 2 ngày đặc biêt: ngày hội khai trường và ngày tết trung thu.
- Trẻ biết tên gọi của các mùa trong năm, các ngày lễ hội mùa thu, các loại bánh, hoa quả.
- Trẻ biết dùng những kĩ năng đơn giản để nặn bánh, vẽ, múa hát về mùa thu.
- Trẻ biết tung bóng lên cao và bắt bóng đúng kĩ thuật, không ôm bóng vào người.
- Trẻ biết xưng hô lễ độ với các cô, bác và mọi người trong trường; Vui chơi hòa thuận với bạn bè, biết cùng chơi, cùng tham gia hòa thuận với nhóm bạn bè, thích đến trường.
- Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ của người khác.
- Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác.
- Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện
động minh họa bài : “Vườn trường mùa thu”. - Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô đố, cô đố cái mà cô đố!... “ Mùa gì dịu nắng Mây nhẹ nhàng bay Bưởi vàng trên cây Quả hồng chín đỏ Chín đỏ cái mà chín đỏ?” - Cả lớp hát và vận động cùng cô. - Mùa thu. HOẠT ĐỘNG 2: Trò chuyện về mùa thu. - Ai biết bây giờ đang là mùa gì? - Các con cảm thấy thời tiết mùa thu hôm nay như thế nào? - Nhìn xem trong tranh vẽ cảnh gì? - Vì sao con biết đây là bức tranh vẽ cảnh mùa thu? Cô tóm ý trẻ: Đúng rồi! Thời tiết mùa thu dịu mát hơn, ngày ngắn dần và đêm dài hơn. Mặt trời vẫn chiếu sáng, bầu trời cao xanh, mây trắng, thỉnh thoảng vẫn có mưa đó các con. - Các con xem trong tranh mọi người mặc quần áo như thế nào? - Còn các con hôm nay ăn mặc ra sao? - Con thấy mùa thu có những loại hoa gì nở? - Vậy mùa thu có những loại quả nào chín ngon? - Đố các con biết xung quanh lớp mình có bày những loại hoa quả mùa thu nào? Cô tóm ý: À, khi mùa thu đến có nhiều loại hoa thường nở như: Cúc, hồng, vạn thọ… Và một số loại quả chín rất ngon như: hồng, bưởi, mãng cầu tròn, nhãn, nho,… - Đố các con biết vì sao mùa thu có nhiều quả chín ngon đến thế? - Vào mùa thu cây cối có một hiện tượng hết sức đặc biêt, đố các con biết đó là hiện tượng gì? - Ở trường mình cây gì hay rụng lá vào mùa thu? - Và cuối mùa thu ở những nơi khác có một số loại chim bay đi tránh rét, các con có biết đó là loại chim nào không? - Ai giỏi nói cho cô và các bạn biết tại sao cây lại rụng lá vào cuối thu? Chim lại bay đi tránh rét? - À, vì bước sang mùa thu là mùa gì rồi? - Mùa thu có một ngày tết mà các bạn rất mong? Đó là ngày gì thế? Vì sao con lại mong đợi ngày này? - Hôm nay là ngày gì? - Con thấy trên đường, ở chợ và những gia đình khác có gì khác so với mọi ngày? - Con thấy cha mẹ đã chuẩn bị những gì cho ngày tết trung thu ? - Đêm trăng trung thu như thế nào? - Mọi nhà làm gì để chuẩn bị đón trăng lên? - Các con thì làm gì? - Tết trung thu con thích được làm gì nhất? con sẽ ăn bánh mứt như thế nào để đảm bảo cho sức khỏe của mình? - Trung thu đến, ở trường mình có tổ chức gì nhỉ? Con thấy thế nào? - Cô mời lớp mình cùng cô biểu diễn bài hát nói về đêm trung thu nhé! - Cô cháu cùng múa bài “Đêm trung thu” - Ngoài ngày tết trung thu ra, vào mùa thu còn có 1 ngày hội mà ai cũng rất mong, các con có biết đó là ngày hội gì không? - Vậy là vào mùa thu có 2 ngày rất đặc biệt đó là ngày gì? Đúng rồi! ngoài ngày tết trung thu ra mùa thu còn có ngày hội khai trường nữa. Mỗi năm đến ngày 5/9 là cả nước ta tổ chức ngày lễ khai trường cho tất cả các bạn học sinh. Ai cũng háo hức chờ đợi ngày lễ này. - Ai còn nhớ, các con đã làm gì trong ngày lễ này? - Để giúp các con cảm nhận lại không khí vui tươi của ngày lễ khai trường, cô mời các bạn (…) lên múa cho chúng ta xem bài “ngày vui của bé” nhé! - Mùa thu - Trẻ tự trả lời. - (…) - Mát mẽ. - (…) - Hoa hồng, vạn thọ, cúc… - Bưởi, hồng, mãng cầu tròn… - (…) - Vì mùa thu dịu nắng, không khí dễ chịu nên cây cối ra hoa, kết quả… - Cây rụng lá vào mùa thu. - Cây bàng. - Én, nhạn… - (…) - Mùa đông. - Ngày rằm tháng tám, ngày tết trung thu. - Rằm tháng 8 (tết Trung Thu) - Mọi người đi mua sắm, bày cỗ đón trăng lên. - (…) -Trẻ múa hát cùng cô - Ngày hội khai trường - (…) - Con được cha mẹ mua cặp, mặc quần áo mới đi dự lễ… HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “Hát múa về mùa thu” - Cô tổ chức cho trẻ “ hát múa về mùa thu”. - Cách chơi: Cháu xung phong trình bày bài hát nói về mùa thu. + Vườn trường mùa thu + Rước đèn dưới trăng + Gác trăng + Đêm trung thu + Ngày vui của bé… - Cô động viên khuyến khích trẻ tích cực tham gia hưởng ứng cùng bạn. -Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô. * Kết thúc: - Các con vừa hát múa về gì? - Mùa thu có gì đặc biệt? Cô tóm ý: mùa thu không khí mát mẽ, có nhiều hoa quả ngon, và đặc biệt là có 2 ngày lễ hội rất vui, đó là ngày khai giảng năm học mới và ngày tết trung thu. Vì thế ai ai cũng yêu thích mùa thu cả. -Trẻ cùng hát và đến góc học tập. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : Cô mở băng bài: “Vườn trường mùa thu”, trẻ đến góc tạo hình tập nặn, vẽ về mùa thu. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 09 tháng 09 năm 2014 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Đề tài: TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG I/ YÊU CẦU: - Trẻ biết cầm bóng 2 tay, tung bóng lên cao và bắt bóng. - Luyện kĩ năng tung bóng và bắt bóng cho trẻ. Rèn cho trẻ khả năng nhanh nhẹn, tố chất khéo léo. - Giáo dục trật tự trong giờ học biết đoàn kết với bạn. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. II/ CHUẨN BỊ: - Vạch chuẩn. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - 2 quả bóng, 6 lá cờ. - Băng nhạc, trống lắc. - Sân rộng thoáng mát - Tích hợp: MTXQ, AN III/TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - Hát và vận động bài hát“Trường chúng cháu là trường mầm non” - Các con vừa hát bài hát nói về gì? - Ai giỏi nói cho cô biết trong trường mình gồm có những ai? - Trường mình có những phòng nào? Có những lớp nào? - Trường mình có nhiều lớp, rất đông bạn học, vậy để giữ gìn vệ sinh trường lớp cho sạch sẽ hàng ngày con cần làm gì? - Cô tóm ý trẻ giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh lớp học, sân trường. - Các con ơi! Nảy giờ cô và các con cùng ngồi trò chuyện về trường lớp của mình rồi vậy bây giờ chúng ta cùng nhau tập thể dục cho khỏe nhé! - Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều. HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động. *Bài tập phát triển chung: - Tay - vai 2 : Đưa hai tay ra phía trước , sang ngang (3/8 N) - Lưng - bụng 1 : Đứng cúi người về trước (2/8 N) - Chân 1: khuỵu gối (2/8N) Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 3 hàng thành 2 hàng ngang đối diện. *Vận động cơ bản: “Tung bóng lên cao và bắt bóng” - Các con ơi! Các con xem cô có gì nè? - Các con biết bóng dùng để làm gì không? - Hôm nay cô sẽ cho các con chơi với quả bóng, các con có thích không? - Hôm nay chúng ta cùng nhau thực hiện vận động “Tung bóng lên cao và bắt bóng” nhé ! - Cho trẻ nhắc tên vận động 1-2 lần. - Cô làm mẫu lần 1 - Lần 2 phân tích: TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng ngang tầm vai về trước. TH: Khi có hiệu lệnh cô tung bóng thẳng hướng lên cao, mắt nhìn theo bóng. Khi bóng rơi cô đón bóng bằng 2 tay, không ôm bóng vào người, tránh làm rơi bóng. - Mời 2 trẻ xung phong lên thực hiện . - Lần lượt cho trẻ thực hiện đến hết lớp. - Cô bao quát, động viên, sửa sai. - Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại. *Trò chơi vận động: “Chạy tiếp cờ” - Tiếp theo các con sẽ được tham gia một trò chơi rất vui, trò chơi mang tên “Chạy tiếp cờ”. + Luật chơi: Ai không chạy vòng qua ghế hoặc chưa có cờ đã chạy thì phải quay trở lại chạy từ đầu . +Cách chơi : Cô chia trẻ ra 2 nhóm bằng nhau - Trẻ xếp thành hàng dọc, 2 trẻ ở đầu hàng cầm cờ. đặt ghế cách chỗ trẻ đứng 2m. Khi cô hô: “2,3 “ trẻ phải chạy nhanh về phía ghế.Vòng qua ghế rồi chạy về chuyển cờ cho bạn thứ hai và đứng vào cuối hàng. Khi nhận được cờ. Trẻ thứ hai phải chạy ngay lên và phải vòng qua ghế, rồi về chỗ đưa cờ cho bạn thứ ba. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước là thắng cuộc. - Cho trẻ chơi trò chơi. - Cô nhận xét HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ thực hiện các động tác hồi tĩnh trên nền nhạc con công. - Cháu hát và vận động - Trường mầm non - Trẻ trả lời - Không vứt rác bừa bải… -Cháu đọc bài thơ “xếp hàng” - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. - Trẻ tập theo cô. - Có bóng - Tung, bắt, đá.. - Trẻ nhắc tên bài - Trẻ chú ý xem cô làm mẫu - Trẻ lên thực hiện -Trẻ nghe cô giải thích cách chơi, luật chơi. - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ chơi và đi nhẹ nhàng về chỗ ngồi IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: - Chơi trò chơi: “uống đá chanh” Thứ tư ngày 10 tháng 09 năm 2014 HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: ÔN SỐ LƯỢNG 3. NHẬN BIẾT SỐ 3. ÔN SO SÁNH CHIỀU RỘNG I/ YÊU CẦU: - Luyện tập nhận biết đồ vật có số lượng 3, nhận biết số 3, biết so sánh chiều rộng giữa các đối tượng. - Ôn so sánh chiều rộng: Rộng nhất, hẹp nhất, rộng hơn, hẹp hơn, rộng bằng nhau. - Trẻ biết lấy cất gọn gang, tuân theo yêu cầu của cô. II/ CHUẨN BỊ: - Đồ dùng, đồ chơi có số lượng 3 để xung quanh lớp. - Cho trẻ: + Mỗi trẻ 4 băng giấy: 1 băng giấy rộng nhất. 2 băng giấy rộng bằng nhau 1 băng giấy hẹp nhất. + Mỗi trẻ 3 bông hoa, 3 con bướm + Thẻ số 1-2-3. + Thẻ chấm tròn, bảng con, phấn. - Tích hợp: AN, MTXQ III/ TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Luyện tập nhận biết số lượng 3. - Cô cho trẻ hát kết hợp vận động minh họa bài : “ Vườn trường mùa thu” - Mùa thu có gì đặc biệt? - Cô tóm ý trẻ. - Các con tìm xem lớp học của chúng ta có những loại quả nào có số lượng là 3? - Chơi “vỗ tay đáp đúng theo yêu cầu của cô”. - Trẻ hát và vận động cùng cô. - Trẻ tự trả lời theo suy nghĩ. - Trẻ tìm. - Trẻ chơi cùng cô. HOẠT ĐỘNG 2: Nhận biết số 3. Ôn so sánh chiều rộng. - Nhìn xem trong rổ các con có gì? - Lấy hết bông hoa xếp thành hàng ngang từ trái sang phải. - Lấy 2 con bướm xếp tương ứng với hoa. - Nhóm hoa và nhóm bướm như thế nào với nhau? Nhóm nào ít hơn? Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? - Muốn 2 nhóm nhiều bằng nhau ta phải làm gì? - Đếm lại số lượng 2 nhóm. - Lúc này 2 nhóm đã bằng nhau chưa? Cùng bằng mấy? - Tìm đồ dùng trong lớp có cùng số lượng với hoa và bướm? - Giúp cô nói xem: Những đồ dùng con vừa tìm thấy và số lượng hoa, bướm có nhiều bằng nhau không? Cùng bằng mấy ? - Để chỉ nhóm có số lượng 3 người ta dùng thẻ số mấy? - Đây là thẻ số 3. cô đọc, lớp đọc. - Đặt số 3 vào nhóm hoa, bướm. - Cho trẻ đếm lại và cất đồ dùng từ phải sang trái. - Trong rổ các con còn có gì nữa? - Chúng rộng bằng nhau không? + Tìm cho cô băng giấy “rộng nhất”? + Con tìm xem băng giấy nào “hẹp nhất”? + Có mấy băng giấy “rộng bằng nhau”? - Vì sao con biết băng giấy đỏ rộng nhất? Bây giờ chúng ta cùng kiểm tra xem nhé! - Cô cháu cùng thực hiện: Đặt chồng 4 băng giấy lại với nhau thấy băng giấy đỏ có phần thừa ra nhiều nhất - Co
File đính kèm:
- Tuan 2Tet Trung Thu.doc