Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Khám phá khoa học: Trò chuyện tìm hiểu về một số loài hoa quen thuộc

I. Mục đích yêu cầu :

- Củng cố kiến thức của trẻ về tên gọi , đặc điểm đặc trưng và các bộ phận của một số loại hoa quen thuộc

- Phân loại hoa theo các đặc điểm

 + Hoa : Mọc từng cái , mọc thành chùm

 Cánh tròn, cánh dài

- Phát triển vốn từ : mịn màng , Búp, nhú lên, xòe ra

- Giáo dục trẻ biết ích lợi của 1 số loại hoa hoa đối với đời sống con người

 

doc18 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Khám phá khoa học: Trò chuyện tìm hiểu về một số loài hoa quen thuộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- tuyên dương.
Chúng mình vừa đếm cả hoa và bướm tất cả là mấy?
3. Luyện tập
* Trò chơi: Chọn theo yêu cầu.
Luật chơi: Lấy cái theo yêu cầu của cô.
Cách chơi: Trong rổ của các con có rất nhiều đồ chơi, khi cô yêu cầu nhặt cái gì thì các con lấy cái đó và gộp thành một nhóm.
Ví dụ: Lấy 2 cái lá, 2 quả màu đỏ, đếm nhóm lá, đếm nhóm quả.
Gộp 2 nhóm lá và quả thành một nhóm rồi đếm.
Tổ chức cho trẻ chơi.
Nhận xét sau khi chơi.
* Trò chơi: Thi xem ai nhanh.
Cách chơi: Trên cây có gắn rất nhiều các loại quả, mỗi bạn sẽ hái cho cô 1 quả, sau đó hát đi xung quanh lớp.
Khi cô nói “tìm bạn”, bạn có quả nào thì tìm bạn có quả đó đứng thành một đôi.
Ví dụ: Bạn có quả xoài tìm bạn quả xoài đứng với nhau thành một nhóm và khi cô yêu cầu hai nhóm bạn có quả khác nhau tạo thành một nhóm mới chúng mình tìm đúng nhóm đó nhé.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
Nhận xét sau khi chơi.
4. Kết thúc
Củng cố - nhận xét tuyên dương.
Cho trẻ hát bài “Quả”.
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm
- Trẻ quan sát
- Trẻ đếm
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 * Quan sát cây xanh 
 * TCVĐ : Bịt mắt bắt dê 
 * Chơi tự chọn 
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ quan sát nhận xét một số đặc điểm của cây bàng: Thân, cành, lá, rể...
- Biết ích lợi của cây bàng, chăm sóc, bảo vệ.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm quan sát.
3 .Tổ chức hoạt động :
- Cho trẻ ra sân đứng gần cây bàng.
- Cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh”. Trò chuyện với trẻ về một số loại cây mà trẻ biết . Hỏi trẻ bác bảo vệ làm những công việc gì?.
- Cô cho trẻ gọi tên cây bàng, nhận xét đặc điểm của thân, cành, lá, rể ... nhiệm vụ của từng bộ phận. Cho trẻ biết lợi ích của cây đối với môi trường sống của con người.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ cây.
* TCVĐ : Bịt mắt bắt dê 
- Cho trẻ chơi lần lượt 
* Chơi tự do: Quan sát trẻ chơi 
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai : Nấu ăn , cửa hàng , bác sỹ ..... 
 - Góc xây dựng: Xây vườn hoa của bé 
 - Góc nghệ thuật : - Hát những bài hát trong chủ điểm
 - Tô màu tranh 
 - KPKH : Tạo nhóm nhiều hơn - ít hơn 
 - Góc thư viện : Xem tranh ảnh về một số loại hoa 
 - Cô cùng trẻ thoả thuận vai chơi và cho trẻ vào góc chơi 
 Quá trình chơi cô quan sát trẻ , không cho trẻ tranh giành đồ chơi ,cô tạo tình huống cho trẻ chơi , nhác các nhón tự phục vụ 
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Thể dục chống mệt mỏi ăn phụ vệ sinh
Hướng dẫn trẻ một số thao tác chế biến nước uống 
Vào góc chơi 
Vệ sinh – Trả trẻ 
* Nhật xét cuối ngày :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 05 tháng 1 năm 2011
HOẠT ĐỘNG HỌC
VĂN HỌC : Truyện “Hoa mào gà” 
I. Mục Đích – Yêu Cầu
 - Trẻ nghe và hiểu nội dung truyện . Trẻ hiểu được lòng tốt của chú gà mơ, từ đótrẻ cảm nhận được tính cách của nhân vật.
 -Biết bắt chước lời thoại của nhân vật theo ngôn ngữ của trẻ, bộc lộ cảm xúc của cá nhân
 -Phát triển khả năng cảm xúc, trí tưởng tượng của trẻ.
 II .Chuẩn bị
 -Tranh truyện
. -Bông hoa mào gà
 III .Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của cô
Hoạt đông của trẻ
 *Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu:
 - Cô cho trẻ xem hoa mào gà 
 - Đố bé đây là hoa gì?các con có biết vì sao bông hoa màu đỏ không?
 *Hoạt động 2 : Cô kể chuyện:
 - Lần 1 : Cô kể diễn cảm 
 +Trong truyện có những nhân vật nào? 
 -Lần hai : Kể với tranh minh hoạ. 
 * Hoạt động 3 : Đàm Thoại 
 - Chú Gà mơ có cái mào như thế nào ?
-Một hôm chú gà đi chơi ở vườn chú đã gặp ai ?
 Chuyện gì đã xảy ra với cây bên hồ ?
 -Chú Gà đã làm gì để giúp cây ?
 -Khi đã có hoa cây làm sao ?
 -Còn chú gà mơ sau khi cho cái mào của mình trên đầu chú như thế nào ?
 -Con thấy Gà Mơ là người thế nào ?
 -Con thích ai trong truyện này ?Vì sao?
 -Nếu là Gà Mơ con sẽ làm gì ? Con có cho cái cây cái mào không ?
 -Con đặt tên cho truyện này là gì ?
 -Cây hoa có bông thật đẹp nhờ lòng tốt của Gà mơ nên cô đặt tên cho câu chuyện này là “ Hoa mào gà “
 * Nhận xét :Cho trẻ chơi trò chơi “ gieo hạt “
- Mào màu đỏ rất đẹp
- Cây đang khóc
- Vì cây không có hoa
- cho cây hoa cái mào 
- Cây vui mừng 
- Mọc cái mào khác nhỏ xíu
- Tốt bụng
- Trẻ nói tự do 
Trẻ chơi 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 * Quan sát hoa hồng 
 * TC : Gieo hạt 
 * Chơi tự chọn
I .Mục đích yêu cầu :
- Trẻ được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật và ích lợi của cây hoa giấy.
II. Chuẩn bị : 
- Cây hoa hồng .
- Sân trường sạch sẽ, an toàn.
- Xắc xô.
III . Tổ chức hoạt động :
* Quan sát hoa lay ơn .
- Cô dặn dò và cho trẻ xuống sân.
- Cho trẻ quan sát cây hoa hồng . Cô gợi ý cho trẻ tập nhận xét.
- Cho trẻ nói những gì mình đã được quan sát. 
- Cô khái quát lại, mỡ rộng nội dung => Giáo dục.
* TCVĐ: Gieo hạt 
Hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần.
Nhận xét trẻ chơi.
* Chơi tự chọn- Cho trẻ nhặt lá vàng ở sân trường và bỏ vào sọt rác.
- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai : Nấu ăn , cửa hàng , bác sỹ ..... 
 - Góc xây dựng: Xây vườn hoa của bé 
 - Góc nghệ thuật : - Hát những bài hát trong chủ điểm
 - Tô màu tranh 
 - KPKH : Tạo nhóm nhiều hơn - ít hơn 
 - Góc thư viện : Xem tranh ảnh về một số loại hoa 
 - Cô cùng trẻ thoả thuận vai chơi và cho trẻ vào góc chơi 
 Quá trình chơi cô quan sát trẻ , không cho trẻ tranh giành đồ chơi ,cô tạo tình huống cho trẻ chơi , nhác các nhón tự phục vụ 
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 - Thể dục chống mệt mỏi ăn phụ vệ sinh
Làm quen thơ 
Vào góc chơi 
Vệ sinh – Trẻ trẻ 
* Nhật xét cuối ngày :
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 06 tháng 1 năm 2011
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Dạy hát : Màu hoa 
 Nghe Hát : Hoa trong vườn 
Trò Chơi : Tai ai tinh 
I. Mục đích yêu cầu 
 1. Kiến thức: - Trẻ hát rõ lời, nhịp nhàng theo nhạc. Hát vui tươi hào hứng.
 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng hát và tính nhanh nhẹn của trẻ qua trò chơi.
 3. Thái độ : GD trẻ học ngoan ham thích học âm nhạc thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.Thích nghe cô hát”
 II. Chuẩn bị :
Nhạc bài hát : Màu hoa. Hoa trong vườn , cây có các bông hoa, bên trong hoa là những hình ảnh có trong bài hát.
- Một số hình ảnh các loại hoa 
III. Tổ chức hoạt động :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1 : Ổn định –gây hứng thú:
 - Cả lớp chơi trò chơi “ gieo hạt” 
 - Mùi hoa có thơm không? 
 - cho trẻ kể tên các loại hoa mà trẻ biết ?
+Cô giới thiệu bài 
* Hoạt động 2 : Dạy hát : 
 - Cô hát lần 1 giảng nội dung
Bài hát nói về các loại hoa và có các loại màu khác nhau đấy 
 - Cô hát lần 2.
 - Cả lớp hát 2 lần.
 - Từng tổ – nhóm – cá nhân hát.
 - Cả lớp hát.
+ Đàm thoại : 
 - Các con vừa hát bài hát gì?
 - Bài hát do ai sáng tác?
 -Vườn có nhiều hoa không?
-Trên những cành hoa còn có những gì?
-Ai đã đưa các con đi thăm vườn hoa?
-Cô tóm lại những ý của trẻ.
-GD trẻ thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
* Hoạt động 3: Trò chơi : Tai ai tinh.
 Trẻ chơi.
* Hoạt động 4: Nghe hát “ Hoa trong vườn”.
 - Hoa đâu, hoa đâu?
 - Ngửi hoa .
 - Hoa thơm làm cô nhớ đến 1 bài hát về hoa rất dể thương. Nào các con nghe cô hát nhe.
 - Cô hát lần 1 giảng nội dung.
 Trong vườn có rất nhiều loại hoa thơm, khi xuân đến muôn hoa đua nhau nở là nhờ ơn người chăm sóc bón phân và bảo vệ hoa, cho hoa được tươi tốt 
 - Cô hát lần 2 
* Nhận xét
-Nghe cô giới thiệu
Cả lớp hát cùng cô.
Nhóm cá nhân hát.
-Cả lớp hát.
-Trẻ đoán tên bài hát và tên tác giả.
-Có nhiều loại hoa.
-Có những đàn bướm bay lượn.
-Cô giáo đưa.
-Nghe cô giáo dục.
Trẻ chơi trò chơi
-Nghe hát.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 * Quan sát hoa cúc 
 * TC : Trời mưa 
 * Chơi tự chọn
I .Mục đích yêu cầu :
- Trẻ được hít thở không khí trong lành.
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật và ích lợi của cây hoa giấy.
II. Chuẩn bị : 
- Cây hoa cúc .
- Sân trường sạch sẽ, an toàn.
- Xắc xô.
III . Tổ chức hoạt động :
* Quan sát hoa lay ơn .
- Cô dặn dò và cho trẻ xuống sân.
- Cho trẻ quan sát cây hoa cúc . Cô gợi ý cho trẻ tập nhận xét.
- Cho trẻ nói những gì mình đã được quan sát. 
- Cô khái quát lại, mỡ rộng nội dung => Giáo dục.
* TCVĐ: Trời mưa 
Hướng dẫn cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2-3 lần.
Nhận xét trẻ chơi.
* Chơi tự chọn- Cho trẻ nhặt lá vàng ở sân trường và bỏ vào sọt rác.
- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
HOẠT ĐỘNG GÓC
 - Góc phân vai : Nấu ăn , cửa hàng , bác sỹ ..... 
 - Góc xây dựng: Xây vườn hoa của bé 
 - Góc nghệ thuật : - Hát những bài hát trong chủ điểm
 - Tô màu tranh 
 - KPKH : Tạo nhóm nhiều hơn - ít hơn 
 - Góc thư viện : Xem tranh ảnh về một số loại hoa 
 - Cô cùng trẻ thoả thuận vai chơi và cho trẻ vào góc chơi 
 Quá trình chơi cô quan sát trẻ , không cho trẻ tranh giành đồ chơi ,cô tạo tình huống cho trẻ chơi , nhác các nhón tự phục vụ 
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 - Thể dục chống mệt mỏi ăn phụ vệ sinh
Nghe nhạc xem các bài hát về chủ đề 
Biểu diễn văn nghệ cuối tuần 
Vệ sinh – Trẻ trẻ 
* Nhật xét cuối ngày :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docbai 1.doc