Giáo án Tự chọn Toán 6 Chủ đề 5: Ứớc và bội – số nguyên tố – hợp số - Tiết 13: Bài tập về cách tìm ước của một số

CHỦ ĐỀ 5: ƯỚC VÀ BỘI – SỐ NGUYÊN TỐ – HỢP SỐ

Tiết 13: BÀI TẬP VỀ CÁCH TÌM ƯỚC CỦA MỘT SỐ

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS được củng cố cách tìm ước của một số.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tìm ước của một số bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố

3/ Thái độ: Tích cực, hợp tác.

B. Chuẩn bị:

 GV: Phấn màu, hệ thống các bài tập.

 HS: Ôn tập lại khái niệm ước của một số.

C. Tổ chức các hoạt động:

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: KT sĩ số lớp và sự chuẩn bị của HS.

Họat động 2: Kiểm tra bài cũ:

 - Viết tập hợp Ư(12)

 - Viết tập hợp Ư(12)

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Toán 6 Chủ đề 5: Ứớc và bội – số nguyên tố – hợp số - Tiết 13: Bài tập về cách tìm ước của một số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 5: ƯỚC VÀ BỘI – SỐ NGUYÊN TỐ – HỢP SỐ
Tiết 13: BÀI TẬP VỀ CÁCH TÌM ƯỚC CỦA MỘT SỐ
Ngày soạn:...... /10/2014
Ngày giảng:.... /10/2014
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS được củng cố cách tìm ước của một số.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tìm ước của một số bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố
3/ Thái độ: Tích cực, hợp tác.
B. Chuẩn bị:
	GV: Phấn màu, hệ thống các bài tập.
	HS: Ôn tập lại khái niệm ước của một số.
C. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: KT sĩ số lớp và sự chuẩn bị của HS. 
Họat động 2: Kiểm tra bài cũ:
	- Viết tập hợp Ư(12)
	- Viết tập hợp Ư(12)
Họat động 3: Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Bài 1: 
- GV:Các em đã biết cách tìm ước của một số tự nhiên a bằng cách chia số a lần lượt cho các số tự nhiên: 1; 2; 3;.; a 
àCòn cách nào khác?
- HS phát biểu ý kiến 
àTa có thể phân tích số đó ra thừa số nguyên tố rồi tìm ước.
- GV trình bày bài giải.
- Gọi một HS thực hiện tương tự cho 1b
- Nhận xét các bài làm trên bảng.
- GV kết luận và ghi nhớ cách làm.
? Qua bài tập trên củng cố lại kiến thức cơ bản nào? 
- HS phát biểu.
Bài 2: 
- GV: Giải BT này như thế nào? àHãy chuyển từ lạ về quen?
- HS làm bài theo gợi ý của GV
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng thực hiện bài tập, các học sinh còn lại cùng làm và nhận xét.
- GV cho HS ghi nhớ 
- Một HS thực hiện tương tự cho câu b.
- Giúp HS tìm x ở bước này à Nhận xét
à Tùy từng bài mà đưa ra cách giải thích hợp à Rèn NL giải quyết vấn đề
Bài 3: Ghi đề bài lên bảng
- GV: Trước tiên ta làm gì?
- GV: Đây là bài toán quen thuộc, ngoài cách trình bày giống bài 2, ta còn có cách trình bày khác à GV trình bày bài giải.
- HS ghi và thực hiện tương tự cho 3b (cho HS hoạt động nhóm) 
- HS thảo luận nhóm, sau đó mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng trình bày.
- HS các nhóm nhận xét các bài làm trên bảng.
- GV kết luận
- GV nêu tiếp nội dung bài 4
Bài 4: GV ghi đề bài
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng thực hiện bài tập, các học sinh còn lại cùng làm và nhận xét.
- GV kiểm tra và đánh giá kết quả làm bài của HS.
Bài 5: GV ghi đề bài
- Gọi HS đọc đề
- Cho biết số túi có quan hệ gì với 20?
- HS giải
- Nhận xét
- GV ghi nhớ cách giải.
Bài 1:Tìm tất cả các số có hai chữ số là ước của:
a/ 50 
b/ 45
Giải:
a/ Ta có: 50 = 2.52 
Suy ra: Số 50 có các ước là: 1; 2; 5; 10; 25; 50
Vậy: Các số có hai chữ số là ước của 50 là: 10; 25; 50 
b/ Ta có: 45 = 32.5
Suy ra: Số 45 có các ước là: 1; 3; 9; 15; 45
Vậy: Các số có hai chữ số là ước của 45 là: 15; 45. 
Bài 2: Tìm các số tự nhiên x sao cho:
a/ 6 (x – 1)
b/ 14 (2.x + 3)
Giải:
a/ Ta có: 6 = 2.3 => Ư(6) ={1;2;3;6} 
 Vì : 6 (x – 1) nên: (x – 1) là ước của 6
Do đó: x – 1 {1;2;3;6}
Vậy: x {2;3;4;7}
b/ Ta có: 14 = 2.7 => Ư(14) ={1;2;7;14} 
* Vì : 14 (2.x + 3) nên: (2.x + 3) là ước của 14
Do đó: 2.x + 3 {1;2;7;14} 
* Nhận xét: 2.x + 3 3 và 2.x + 3 là số lẻ
Nên: 2.x + 3 = 7 
Vậy: x = 2
Bài 3: Tìm các số tự nhiên n sao cho:
a/ n + 1 là ước của 15
b/ n + 5 là ước của 12
Giải:
a/ 15 = 3.5 => Ư(15) ={1;3;5;15} 
Ta có:
n + 1
1
3
5
15
n
0
2
4
14
b/ 12 = 22.3 => Ư(15) ={1;2;3;4;6;12} 
Ta có: n + 5 5, nên:
n + 5
6
12
n
1
7
Bài 4: Tìm số tự nhiên a, biết rằng 91 a 
 và 10 < a < 50
Giải:
Vì 91 a nên: a là ước của 91
Ta có: 91 = 7.13 => Ư(91) ={1;7;13;91}
Vì 10 < a < 50, nên: a = 13
Bài 5: Tú có 20 viên bi, muốn xếp số bi đó vào các túi sao cho số bi ở các túi đều bằng nhau. Tú có thể xếp 20 viên bi đó vào mấy túi, biết số túi lớn hơn 1.
 Giải:
Ta có : Số túi là ước của 20
20 = 22. 5 => Ư(20) ={1 ;2 ;4 ;5 ;10 ;20}
Vì số túi lớn hơn 1, nên : Tú có thể xếp 20 viên bi vào 2; 4; 5; 10; 20 túi 
*/ Họat động4: Vận dụng - Củng cố:
	Nhắc lại cách tìm ước của một số
*/ Họat động5: Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Tiếp tục ôn tập kiến thức về ước, bội của các số, số nguyên tố, hợp số, cách tìm ước của một số
- Tìm hiểu thêm các dạng bài tập có liên quan đến dạng kiến thức này trong SBT.

File đính kèm:

  • docCHỦ ĐỀ 5 TIET 13.doc