Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 7
I. Mục tiêu
Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
1. Kiến thức
Những định hướng chính để trau dồi vốn từ.
2. Kỹ năng:
Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ: trân trọng vốn từ ngữ trong nhân dân và sử dụng đúng mục đích và hiệu quả trong giáo tiếp.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Soạn bài.
III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy.
1. Ổn định. Kiểm tra việc chuẩn bị của HS (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: 1P Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
a. Giới thiệu. 1P
Trau dồi vốn từ là việc làm quan trọng và thường xuyên để phát triển kỹ năng diễn đạt. Hôm nay ta ôn tập về trau dồi vốn từ.
Tuần 7 Ngày soạn: 26/9/2013 Tiết thứ: 7 Ngày dạy: 05/10/2013 Bài: ÔN TẬP TRAU DỒI VỐN TỪ I. Mục tiêu Nắm được những định hướng chính để trau dồi vốn từ. 1. Kiến thức Những định hướng chính để trau dồi vốn từ. 2. Kỹ năng: Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh. 3. Thái độ: trân trọng vốn từ ngữ trong nhân dân và sử dụng đúng mục đích và hiệu quả trong giáo tiếp. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Giáo án Học sinh: Soạn bài. III. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề. IV. Tiến trình giờ dạy. Ổn định. Kiểm tra việc chuẩn bị của HS (1p) Kiểm tra bài cũ: 1P Kiểm tra việc chuẩn bị của HS. Bài mới Giới thiệu. 1P Trau dồi vốn từ là việc làm quan trọng và thường xuyên để phát triển kỹ năng diễn đạt. Hôm nay ta ôn tập về trau dồi vốn từ. Các hoạt động THẦY - TRÒ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG I 5P Vai trò của ngôn từ trong hoạt động giao tiếp? Muốn hiểu nghĩa của ta làm thế nào? I. Lý thuyết. 1. Khả năng của Tiếng Việt: - Tiếng Việt có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt. - Muốn diễn đạt tốt mỗi cá nhân phải trau dồi ngôn ngữ, trau dồi vốn từ. 2. Hiểu nghĩa của từ: - Muốn tăng vốn ngôn ngữ phải trau dồi vốn từ. - Muốn hiểu nghĩa từ phải đi vào cuộc sống. HOẠT ĐỘNG III 16P Phân biệt nghĩa hai từ? Nhuận bút - Thù lao Tay trăng - Trắng tay Kiểm điểm – Kiểm kê Lược khảo – lược thuật Tìm từ có các yếu tố cấu tạo giống nhau và không khác nhau về nghĩa Năm từ ghép Năm từ láy. Giải thích nghia từ và tìm từ tương ứng Bất Bí Đa Đề Gia Giáo … Cho HS viết đoạn văn: tóm tắt đoạn trích “ Chi em Thúy Kiều” Cho học sinh về nhà làm bài tập các phần còn lại? III. Luyện tập: 7. Bài tập 7: a. - Nhuận bút là tiền công của người viết tác phẩm. - Thù lao: tiền công để bù đắp sức lao động bỏ ra. b. - Tay trắng: không có của cải. - Trắng tay: bị mất hết của cải. c. - Kiểm điểm: xem xét đánh giá từng cái hoặc từng việc để có được nhận định chung. - Kiểm kê: kiểm lại từng cái, từng món để xác định số lượng, chất lượng. d. - Lược khảo: nghiên cứu khái quát - Lược thuật: kể, trình bày tóm tắt. 8. Bài tập 8: tìm từ có các yếu tố cấu tạo giống nhau và không khác nhau về nghĩa a. Năm từ ghép: bàn luận – luận bàn, ca ngợi – ngợi ca, đấu tranh – tranh đấu, cầu khẩn – khẩn cầu, bảo đảm- đảm bảo, dịu hiền – hiền dịu. b. Năm từ láy: ao ước – ước ao, bề bộn – bộn bề, bong bềnh – bềnh bồng, dào dạt – dạt dào, dập dồn – dồn dập, đày đọa – đọa đầy, đâu đớn – đớn đau, hắt hiu – hiu hắt … 10. Bài tập 10: Kiều và vân là hai cô gái đẹp, đoan trang. Vân thì trang trọng phúc hậu với khuôn mặt như vầng trăng sáng, mắt phượng mày ngài. Mái tóc bồng bềnh và xanh hơn mây trời, làn da trắng hơn tuyết mùa đông. Còn Kiều một vẻ đẹp mặn mà. Đôi mắt đằm thắm trong như nước mùa thu, đôi chân mày tươi như sắc núi mùa xuân. Nàn da tươi thắm đến hoa cũng phải ghen, mái tóc xanh tươi đến liễu phải oán hờn. Lại còn có tài cầm, kỳ, thi, họa. Cuộc sống an nhàn trong nề nếp gia đình. Củng cố: 3P - Nhắc lại nội dung đã ôn. - Tại sao ta phải rèn luyện để tăng vốn từ. Dặn dò: 1P - Làm bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài mới: Miêu tả nội tâm trong văn tự sự V. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………. Duyệt tuần 7
File đính kèm:
- Tuần 7.doc