Giáo án triển khai chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử Trung học cơ sở

1. Về kiến thức

 a) Hiểu các khái niệm cơ bản về chuẩn;

b) Biết chọn lựa nội dung trong sách giáo khoa, những ví dụ thực tiễn để diễn tả rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng;

 c) Thực hiện được việc dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng (tự xây dựng được một số bài giảng và bài kiểm tra);

 d) Biết phát huy khả năng sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá khi thực hiện chuẩn KT-KN (tự xây dựng được một số bài giảng và bài kiểm tra)

 e) Hiểu rõ vai trò quan trọng việc dạy học phân hóa phù hợp với năng lực, trình độ học sinh, phát triển tư duy, sáng tạo của học sinh (tự xây dựng được một số bài giảng và bài kiểm tra).

2. Về kĩ năng

a) Hoàn thành các biểu mẫu, phiếu học tập và tự thiết kế được các biểu mẫu, phiếu học tập theo yêu câu của giảng viên;

b) Phát triển năng lực lập luận để bảo vệ những ý kiến đúng đắn trong khi thảo luận, tranh luận, đồng thời không bảo thủ, biết lắng nghe để sẵn sàng tiếp thu đổi mới theo hướng tích cực, tiến bộ;

 

doc27 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án triển khai chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử Trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hệ giữa các đơn vị kiến thức
Cấu trúc như sau:
1. Lời giới thiệu tài liệu
2. Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông gồm:
- Giới thiệu chung về chuẩn: khái niệm về chuẩn, những yêu cầu cơ bản của chuẩn
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT: Chuẩn kiến thức của chương trình môn học, chuẩn kiến thức của một đơn vị kiến thức, những đặc điểm của chuẩn.
3. Các mức độ về chuẩn kiến thức, kĩ năng: Về kiến thức, về kĩ năng
4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GDPT vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá.
- Chuẩn kiến thức kĩ năng là căn cứ:
+ Biên soạn SGK, tài liệu hướng dẫn dạy học, đánh giá , đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá.
+ Chỉ đạo quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.
+ Xác định mục của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục.
+ Xác định mục tiêu kiểm tra đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học.
- Nêu những yêu cầu khi biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Nêu yêu cầu khi dạy học cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng: yêu cầu chung, yêu cầu đối với cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục.
- Yêu cầu về kiểm tra đánh giá trên cơ sở dựa vào hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng .
HOẠT ĐỘNG 3: 
Tìm hiểu nội dung, hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử.
*Mục tiêu: 
- Học viên nắm và hiểu được nội dung của toàn bộ hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT.
Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong dạy học bộ môn Lịch sử.
Khi sử dụng tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng bộ môn Lịch sử để dạy học giáo viên cần thực hiện theo yêu cầu sau:
- Căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. Giáo viên đối chiếu giữa tài liệu Hướng dẫn Chuẩn kiến thức kĩ năng với SGK để xác định bài, mục kiến thức nào là kiến thức cơ bản, kiến thức nào là kiến thức trọng tâm, đồng thời xác định những kĩ năng cần hình thành cho học sinh. 
Ví dụ: Khi dạy nội dung về Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930. 
+ Sự cấp thiết phải thống nhất các tổ chức Cộng sản ở Đông Dương thành một Đảng duy nhất,
+ Nội dung Hội nghị thành lập Đảng,
+ Nội dung bản Chính cương vắn tắt,
+ Nội dung Sách lược vắn tắt, 
+ Ý nghĩa của Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
- Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Không quá tải và quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK; việc khai thác sâu kiến thức trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. 
Ví dụ: Phong trào dân chủ 1936 - 1939:
+ Hoàn cảnh thế giới tác động ảnh hưởng đến nước ta,
+ Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong tình hình mới,
+ Nét chính diễn biến của các phong trào, kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.
- Dựa trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kĩ năng trong hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng giáo viên vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của học sinh. Cần chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niền vui, hứng khởi nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.
 - Trong tổ chức các hoạt động học tập trên lớp giáo viên cần linh hoạt hơn, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Tùy theo trình độ nhận thức của HS, điều kiện dạy học khác nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn tối thiểu (hướng dẫn) hoặc dạy ở mức độ cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương trình. Như GV tổ chức các hoạt động cá nhân, nhóm, làm việc cả lớp để nắm vững nội dung, sự kiện lịch sử.
Với tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo viên hoàn toàn có thể thoát ly sách giáo khoa, thậm chí sử dụng những nguồn tài liệu khác phục vụ việc giảng dạy, chỉ cần không đi chệch ra ngoài chương trình. Giáo dục căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kỹ năng để đặt ra yêu cầu cụ thể đối với HS trong quá trình học tập. 
 - Thiết kế và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu về kiến thức, kĩ năng qua đó phát triển tư duy và rèn luyện các kĩ năng thực hành của học sinh như lập bảng thống kê các sự kiện, nhân vật lịch sử, vẽ sơ đồ, biểu đồ, sưu tầm tư liệu lịch sử, viết và trình bày báo cáo kết quả.
- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS đối với học tập bộ môn lịch sử như dạy học trên lớp, dạy học tại thực địa, dạy học bảo tàng, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, chuyên đềqua đó giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông.
 - Dạy học theo hướng dẫn Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần chú trọng rèn luyện các kĩ năng, năng lực thực hành, vận dụng các kiến thức lịch sử, các qui luật bài học lịch sử vào thực tiễn cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 4: Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
*Mục tiêu: 
 Giúp HV hiểu khái niệm về PPDH tích cực.
 - Biết được các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
 - Biết vận dung các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học bộ môn 
 Quan niệm về phương pháp dạy học tích cực.
1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học: 
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết TW4 khoá VII (1-1993), Nghị quyết TW 2 khoá VIII (12-1996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010, được cụ thể hoá trong các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
- Trong Luật Giáo dục sửa đổi năm 2010, điều 28 (2), đã nêu rõ“phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
- Có thể nói cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử nói riêng là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giáo viên viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, chống lại lối dạy đọc chép, thói quen học tập thụ động.
- Tuy nhiên, cần phải nhận thức đúng rằng đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống của bộ môn Lịch sử (trình bày miệng, miêu tả, tường thuật...) mà phải vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các phương pháp hiện đại.
2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực môn lịch sử.
 - Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS.
Trong tổ chức dạy học lịch sử, học sinh là đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, hướng dẫn, thông qua đó các em tự lực khám phá những điều mình chưa biết trên cơ sở kiến thức đã biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên cung cấp. 
Dạy học theo phương pháp này, giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động và định hướng thái độ cho học sinh. Nội dung và phương pháp dạy học không chỉ phải giúp cho từng học sinh biết, hiểu kiến thức mà còn giúp các em hành động và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống đòi hỏi.
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
 Trong các phương pháp học tập thì mấu chốt là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho người học lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ nhân lên gấp bội. Vì vậy, phát triển tự học lịch sử trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
 - Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
 Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp. Nhóm nhỏ thường từ 4 đến 6 học sinh. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Tuy nhiên, trong hoạt động theo nhóm sẽ có hiện tượng ỷ lại, trông chờ vào bạn, nếu không kịp thời uốn nắn, điều chỉnh thì giờ học sẽ chỉ có một số học sinh trong nhóm, lớp tính cực làm việc, còn những học sinh khác thì không. Làm sao trong giờ học mọi học sinh trong nhóm, lớp đều được suy nghĩ nhiều, làm nhiều và phát biểu nhiều về các vấn đề nội dung bài học mà học sinh cần tiếp thu.
- Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của HS
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy - đánh giá góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.
 Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.
 Như vậy, từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh độc lập hoặc theo nhóm để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. 
3. Một số phương p

File đính kèm:

  • doctai lieu.doc