Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 44, Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: HS biết cộng hai số nguyên cùng dấu. Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng.

2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng cộng hai số nguyên cùng dấu

3. Thái độ: Bước đầu có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn, thêm yêu thích môn học

4. Định hướng năng lực được hình thành:

-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.

II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên: nghiên cứu chương trình SGK, tài liệu tham khảo

 Phấn màu, bảng phụ, bút dạ, mô hình trục số

2. Học sinh: SGK, Vở ghi, đồ dùng học tập, nghiên cứu §4 SGK,

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

Phương pháp đàm thoại, đối thoại, vấn đáp, thuyết minh, Hoạt động nhóm.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Hải Khánh | Ngày: 19/10/2024 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 44, Bài 4: Cộng hai số nguyên cùng dấu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:......../........./...........
Ngày dạy: ......../........./...........
Tiết 44. §4. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: HS biết cộng hai số nguyên cùng dấu. Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo hai hướng ngược nhau của một đại lượng.
2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng cộng hai số nguyên cùng dấu
3. Thái độ: Bước đầu có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn, thêm yêu thích môn học
4. Định hướng năng lực được hình thành: 
-Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán, tư duy logic.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: nghiên cứu chương trình SGK, tài liệu tham khảo
	 Phấn màu, bảng phụ, bút dạ, mô hình trục số
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, đồ dùng học tập, nghiên cứu §4 SGK, 
III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM 
Phương pháp đàm thoại, đối thoại, vấn đáp, thuyết minh, Hoạt độngnhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức
2. Các Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung kiến thức cần đạt 
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
- GV: Nêu yêu cầu kiểm tra:
 viết tập hợp các số nguyên Z. Thế nào là hai số đối nhau? Tìm số đối của các số 12; 0; -25
- GV: gọi HS lên bảng thực hiện.
- GV: yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- GV: nhận xét, cho điểm
- GV: Giới thiệu bài mới
- HS: trả lời
- HS: nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Cộng hai số nguyên dương (12 phút)
Mục tiêu:
HS phát biểu được công thức cộng hai số nguyên dương
Phát triển năng lực: 
năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, ,...
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ..
- GV: Các số như thế nào gọi là số nguyên dương?
- GV: Từ đó cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.
- Từ đó em hãy cho biết (+4) + (+2) bằng bao nhiêu?
- GV: Minh họa phép cộng trên qua mô hình trục số như SGK hoặc hình vẽ 44.74 SGK
Vậy: (4) + (+2) = + 6
♦ Củng cố: (+5) + (+2)
- HS: Các số tự nhiên khác 0 gọi là số nguyên dương.
- HS: (+4) + (+2) = 4 + 2 = 6
+6
+7
-1
0
+1
+2
+3
+4
+5
+2
+4
+6

Tiết 44. §4. Cộng hai số nguyên cùng dấu
1. Cộng hai số nguyên dương . 
- Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.
VD: (+4) + (+2) = 4 + 2 = 6
+ Minh họa: (H.44)

Hoạt động 3: Tìm hiểu Cộng hai số nguyên âm (19 phút)
Mục tiêu:
HS phát biểu được công thức cộng hai số nguyên cùng dấu.
Phát triển năng lực: 
năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, ...
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, ...
- GV: Như ta đã biết, trong thực tế có nhiều đại lượng thay đổi theo hai hướng ngược nhau; chẳng hạn như tăng và giảm, lên cao và xuống thấp ta có thể dùng các số dương và số âm để biểu thị sự thay đổi này. Ta qua ví dụ .74 SGK.
- GV: Treo bảng phụ ghi ví dụ SGK. Yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt.
Tóm tắt: - Nhiệt độ buổi trưa - 30C
- Buổi chiều nhiệt độ giảm 20C
- Tính nhiệt độ buổi chiều?
- GV: Giới thiệu quy ước:
+ Khi nhiệt độ tăng 20C ta nói nhiệt độ tăng 20C. Khi nhiệt độ giảm 50C, ta nói nhiệt độ tăng -50C.
+ Khi số tiền tăng 20.000đồng ta nói số tiền tăng 20.000đ. Khi số tiền giảm 10.000đ, ta nói số tiền tăng -10.000đồng.
Vậy: Theo ví dụ trên, nhiệt độ buổi chiều giảm 20C, ta có thể nói nhiệt độ tăng như thế nào?
=> Nhận xét SGK.
- GV: Muốn tìm nhiệt độ buổi chiều ở Mat-xcơ-va ta làm như thế nào?
- GV: Hướng dẫn HS sử dụng trục số tìm kết quả của phép tính trên như SGK (H.45), hoặc dùng mô hình trục số.
Ta có: (-3) + (-2) = - 5
Vậy: Nhiệt độ buổi chiều cùng ngày là -50C
- GV: Cho HS đọc đề và làm ?1
Tính và nhận xét kết quả của:
(-4) + (-5) và + 
=> Nhận xét: Kết quả của phép tính a bằng -9 là số đổi của của kết quả phép tính b là 9 (hay: kết quả của phép tính a và phép tính b là hai số đối nhau)
- GV: Vậy: Để biểu thức a bằng biểu thức b ta làm như thế nào?
- GV: Kết luận và ghi
(-4) + (-5) = -( + ) 
= - (4 + 5) = -9
- GV: Từ nhận xét trên em hãy rút ra quy tắc cộng hai số nguyên âm?
- GV: Cho HS đọc quy tắc.
- GV: Cho HS làm ví dụ: (-17) + (-54) = ?
♦ Củng cố: Làm ?2

- HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.
- HS: Ta nói nhiệt độ buổi chiều tăng -20C.
- HS: Ta làm phép cộng: (-3) + (-2) 
- HS: Thực hiện tìm kết quả trên trục số:
a. (-4) + (-5) = - 9
b. + = 4 + 5= 9
- HS: Ta thêm dấu trừ vào câu b. Nghĩa là:
- ( + ) =
 - (4 + 5) = -9
- HS: Phát biểu như quy tắc SGK
- HS: Đọc quy tắc SGK
- HS: (-17) + (-54) = - (17 + 54) = -71
2. Cộng hai số nguyên âm
* Ví dụ: (SGK)
* Nhận xét: (SGK)
(Vẽ hình 45.74 SGK)
* Quy tắc: (SGK)
* Ví dụ:
(-17) + (-54) = - (17 + 54) = -71
* ?2

V. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC VÀ CHUẨN BỊ BÀI VỀ NHÀ
- Củng cố: (05 phút) 
+ GV yêu cầu HS làm bài tập 23; 24 SGK. 75
+ HS: làm bài tập.
+ GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ở nhà: (02 phút)
Học bài ở nhà, làm bài tập 25; 26 SGK.75; bài 35- 38 SBT.59
 Chuẩn bị § 5 “Cộng hai số nguyên khác dấu” 
VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_tiet_44_bai_4_cong_hai_so_nguyen_cung_dau.docx