Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 20: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 và hiểu được cơ sở lý luận của các dấu hiệu đó .

- HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5 để nhanh chóng nhận ra một số, một tổng, một hiệu có hay không chia hết cho 2, cho 5 .

2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.

3. Thái độ: HS tích cực, tự giác trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ toán học, tính toán.

II. CHUẨN BỊ

GV: Phấn màu, SGK, SBT

HS: Ôn lại dấu hiệu chia hết cho 2; cho 5 ở Tiểu học.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Hải Khánh | Ngày: 21/10/2024 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 20: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20: 
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5

Ngày soạn: 12/10/2020
Ngày dạy: 19/10/2020
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 và hiểu được cơ sở lý luận của các dấu hiệu đó .
- HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5 để nhanh chóng nhận ra một số, một tổng, một hiệu có hay không chia hết cho 2, cho 5 .
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
3. Thái độ: HS tích cực, tự giác trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ toán học, tính toán.
 II. CHUẨN BỊ 
GV: Phấn màu, SGK, SBT
HS: Ôn lại dấu hiệu chia hết cho 2; cho 5 ở Tiểu học.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Khởi động (4p)
- Ổn định lớp 
- Kiểm tra bài cũ
 Cho biểu thức : 102 + 12 + 60
Không làm phép tính, xét xem tổng trên có chia hết cho 6 không? Phát biểu tính chất tương ứng.
	Đặt vấn đề: Muốn biết 102 có chia hết cho 6 không, ta phải đặt phép chia và xét số dư. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, có thể không cần làm phép chia mà vẫn nhận biết được một số có hay không chia hết cho một số khác. Có những dấu hiệu để nhận ra điều này. Hôm nay chúng ta học bài “Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5”.
2. Hình thành kiến thức mới (20p)
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu 
GV: Cho các số 60; 250; 7290
Hãy phân tích các số trên thành một tích một số tự nhiên với 10
HS: 60 = 60 . 10
 250 = 25. 10
 7290 = 1729 . 10
GV: Em hãy phân tích số 10 dưới dạng tích của hai số tự nhiên?
HS: 60 = 6 . 10 = 6 . 2 . 5
 250 = 25 . 10 = 25 . 2. 5
 7290 = 729 . 10 = 729 . 2. 5
GV: Các số 60; 250; 7290 có chia hết cho cho 2, cho 5 không ? Vì sao?
HS: Có chia hết cho 2, cho 5. Vì tích tương ứng của các số trên có chứa thừa số 2 và 5.
GV: Dùng phấn màu tô đậm vào chữ số tận cùng của các số trên. Hỏi:
Em có nhận xét gì về các chữ số tận cùng của các số 60; 250; 7290?
HS: Các số trên đều có chữ số tận cùng là 0.
GV: Vậy các số như thế nào thì chia hết cho 2 và chia hết cho 5?
HS: Các số có chữ số tận cùng là 0.
GV: Giới thiệu nhận xét mở đầu và yêu cầu HS đọc nhận xét. 
* Hoạt động 2: Dấu hiệu chia hết cho 2 
GV: Ghi ví dụ SGK trên bảng .
GV: Số 430 có chia hết cho 2 không? Vì sao?
HS: 430 có chia hết cho 2. Vì có chữ số tận cùng là 0 (theo nhận xét mở đầu).
GV: Thay * bởi chữ số nào thì 430 (hay n) chia hết cho 2?
HS: 
GV: Gợi ý thêm cho HS: Em có thể thay dấu * bởi chữ số nào khác không?
GV: Các số 0; 2; 4; 6; 8 là các chữ số chẵn.
Vì sao thay thì n chia hết cho 2?
HS: Vì cả hai số hạng đều chia hết cho 2
(Theo tính chất 1)
GV: * chính là chữ số tận cùng của số 43*. Vậy số như thế nào thì chia hêt cho 2? 
HS: Trả lời như kết luận1
GV: Cho HS đọc kết luận 1
Thay sao bởi những chữ số nào thì n không chia hết cho 2 ?
HS: thì n không chia hết cho 2
GV: Các số 1; 3; 5; 7; 9 là các số lẻ. Hỏi:
Vì sao thay ; thì n không chia hết cho 2?
HS: Vì tổng 2 số có một số không chia hết cho 2 (theo tính chất 2)
GV: Vậy số như thế nào thì không chia hết cho 2?
HS: Trả lời như kết luận 2.
GV: Cho HS đọc kết luận 2.
GV: Từ kết luận 1 và 2. Em hãy phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2?
HS: Đọc dấu hiệu chia hết cho 2.
♦ Củng cố: Làm ?1 
Cho 328; 895; 1230; 1437 
* Hoạt động 3: Dấu hiệu chia hết cho 5 
GV: Cho ví dụ xét số : n = 43*
Thay dấu * bởi chữ số nào thì chia hết cho 5?
Thay dấu * bởi chữ số nào thì n không chia hết cho 5?
HS trả lời 
GV : dẫn tới kl 1,kl2
dấu hiệu nhận biết
HS: Đọc dấu hiệu.
1. Nhận xét mở đầu:
 (SGK)
2. Dấu hiệu chia hết cho 2:
Ví dụ: (Sgk)
Xét số n = 43*
Có thể viết: n = 43* = 430 + *
+ Kết luận 1: (Sgk)
Nếu thay dấu
 thì n không chia hết cho 2
+ Kết luận 2: (Sgk)
* Dấu hiệu chia hết cho 2:
 (Sgk)
Làm ?1
-các số chia hết cho 2 là: 328;1230 
Các số ko chia hết cho 2 là: 895; 1437.
3. Dấu hiệu chia hết cho 5:
Ví dụ
Xét số n = 43*
Có thể viết: n = 43* = 430 + *
Thay dấu thì chia hết cho 5
+ Kết luận 1: (Sgk)
Thay dấu thì n ko chia hết cho 5
+ Kết luận 2: (Sgk)
* Dấu hiệu chia hết cho 5:
 (Sgk)

	3. Luyện tập (10p)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV cho HS làm ?2.
Hs đứng tại chố trả lời
Nhận xét, bổ sung?
GV tiếp tục cho HS làm BT sau: 
Bài 1: Dùng cả ba chữ số 6, 0, 5, hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số thoả mãn một trong các điều kiện: a.Số đó chia hết cho 2. b.Số đó chia hết cho 5 c.Số đó chia hết cho cả 2 và 5.
HS thảo luận theo bàn.
Gọi 3 đại diện lên trình bày.
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, chốt đáp án.

?2: Thay dấu được số 370; 375 thì chia hết cho 5.
Bài 1: 
a. Các số chia hết cho 2 là: 650; 560; 506
b.Các số chia hết cho 5 là: 650; 560; 605
c. Các số chia hết cho cả 2 và 5 là: 650; 560
Làm ?2
Hs đứng tại chố trả lời
Thay dấu được số 370; 375 thì chia hết cho 5
4. Vận dụng (9p)
	GV: Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5?
Tổ chức chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”
Luật chơi: Chia lớp thành 3 đội. Khi câu hỏi xuất hiện, đội nào nhanh tay nhất giành được quyền trả lời. Đội nào có thành viên trả lời đúng thì sẽ được tiến lên 1 thanh gỗ để đến được bờ. Nếu sai thì bạn khác có quyền giành trả lời. Đội nào qua sông (đến khúc gỗ số 5) trước thì đội đó giành chiến thắng.
Các câu hỏi: 
Câu 1: Trong các khẳng định sau đây khẳng định nào đúng?
	A. Số có tận cùng là 4 thì chia hết cho 2
	B. Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng là 4
	C. Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 0 
	D. Số có tận cùng là 5 thì chia hết cho cả 2 và 5
Câu 2: Trong các số 2141; 1345; 4620; 234. Số nào chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5:
	A. 2141
	B. 1345
	C. 4620
	D. 234
Câu 3: Trong các số 2141; 1345; 4620; 234. Số nào chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2:
	A. 2141
	B. 1345
	C. 4620
	D. 234
Câu 4: Trong các số 2141; 1345; 4620; 234. Số nào chia hết cho cả 2 và 5
	A. 2141
	B. 1345
	C. 4620
	D. 234
Câu 5: Từ ba chữ số 4, 0, 5 ta ghép được bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau chia hết cho 2.
	A. Không số nào
	B. 1 số
	C. 2 số
	D. 3 số
5. Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo (2p)
 - Học bài theo SGK và vở ghi
	- Làm bài tập 91, 3, 94, 95 sgk_38; bài 128, 131 sbt_18
	- Chuẩn bị giờ sau luyện tập

File đính kèm:

  • docxbai_giang_toan_lop_6_tiet_20_dau_hieu_chia_het_cho_2_cho_5_n.docx
Giáo án liên quan