Giáo án Tin học Lớp 4 - Học kỳ I - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh biết được sự phong phú về hình dạng và chức năng của máy tính hiện nay.

- Tìm hiểu sự phát triển của máy tính, mô hình hoạt động của máy tính.

- Giáo dục học sinh lòng ham muốn tìm tòi, khám phá quá trình nhận - xử lý - xuất thông tin của máy tính.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Thầy: Giáo án + máy vi tính

- Trò: Sách vở + đồ dùng học tập

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra: Quy trình tắt máy ở Windows 98, XP?

3. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Máy tính xưa và nay.

- Sự ra đời của máy tính:

- Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm 1945 với tên gọi là ENIAC. Nặng gần 27 tấn, chiếm diện tích gần 167 m2. (Quan sát hình 2 SGK – trang 5).

- Máy tính hiện nay:

 Ngày càng nhỏ gọn hơn, tính toán nhanh hơn, ít tốn điện hơn, giá thành rẻ hơn và giao tiếp thân thiện với con người hơn.

- Máy tính hiện nay chỉ nặng khoảng 15kg và chỉ chiếm diện tích khoảng 1/2 m2.

b. Hoạt động 2: Giới thiệu một số loại máy tính:

- Máy trợ giúp cá nhân: Được dùng để lưu trữ thông tin và thực hiện một số cv đơn giản: xem t/gian, đặt lịch cá nhân, truy cập Internet, gửi và nhận thư điện tử,.

- Máy tính bỏ túi: Cũng có bàn phím và màn hình nhưng đơn giản và thực hiện được ít công việc hơn.

- Máy tính xách tay: Nhỏ hơn chiếc cặp của các em. Thực hiện đầy đủ các công việc như máy tính để bàn.

* Dù là loại máy tính nào thì các chương trình, các công việc mà máy tính thực hiện được đều do con người viết ra và điều khiển chương trình.

 c. Hoạt động 3: Luyện tập.

 Nêu các công việc mà máy tính bỏ túi của các em có thể thực hiện? Nó thực hiện được là do đâu? Sĩ số + hát.

- 2 HS thực hiện.

HS quan sát.

HS quan sát.

 HS quan sát một số hình vẽ trong SGK.

Nhỏ gọn như chiếc điện thoại di động. Có thể bỏ túi được. Nhưng thực hiện được ít công việc.

Cũng có thể bỏ túi được. Nhưng thực hiện được ít công việc.

Nhỏ, gọn, có thể thực hiện được các công việc như máy tính để bàn.

HS quan sát và lắng nghe.

Máy tính của các em có thể thực hiện được các phép tính + - * /. Nó thực hịên được là do con người điều khiển.

 

doc58 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 4 - Học kỳ I - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n.
- Phân tích bài thực hành.
Trường em ở có trường (sử dụng công cụ gì?), cờ Tổ quốc, (sử dụng công cụ gì?), đám mây, ông mặt trời (sử dụng công cụ gì?), cỏ cây hoa lá, (sử dụng công cụ gì?),
- Có thể vẽ các bạn đang chơi ở sân trường, bạn đến trường (đeo cặp)
Trường: sử dụng công cụ HCN, đường thẳng.
Cờ Tổ quốc: sử dụng công cụ đường cong, đường thẳng.
Đám mây, ông mặt trời: sử dụng công cụ hình e-lip.
Cỏ cây hoa lá: công cụ cọ vẽ, bút chì,
Vẽ học sinh bằng công cụ cọ vẽ.
c. Hoạt động 3: Thực hành.
- Bài vẽ xong được lưu lại với tên là tên và lớp của mình.
- Quan sát và gợi ý học sinh cách sử dụng công cụ cho hợp lý.
HS thực hành theo nhóm.
IV. Các hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: Các công cụ vẽ và thao tác khi thực hiện.
2. Dặn dò: Xem lại kiến thức phần soạn thảo văn bản.
TUẦN 9	Thứ hai ngày 28 tháng 10 năm 2013
Tin học
Phần II: Em tập gõ 10 ngón
Tiết 17: Vì sao phải tập gõ 10 ngón (Tiết 1). 
- Ngày giảng: Lớp 4A (.); Lớp 4B (.....).
Lớp 4C (...); Lớp 4D (.....).
Lớp 4E (............).
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu và nắm được sự cần thiết của kỹ năng học gõ bàn phím bằng 10 ngón.
- Sử dụng phần mềm Mario để tập và ôn luyện gõ bằng 10 ngón.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, luyện gõ nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Thầy: Giáo án + máy vi tính, máy chiếu. 
- Trò: Sách vở + đồ dùng học tập	
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: Kể tên các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím?
3. Bài mới: 
Sĩ số + hát.
- HS trả lời.
a. Hoạt động 1: Gõ phím bằng 10 ngón tay có lợi gì?
- Luyện gõ 10 ngón giúp các em hình thành một thói quen khi gõ phím.
- Giới thiệu phần mềm luyện tập: phần mềm Mario
- Để làm được, em cần luyện tập nhiều và không được nản chí.
? Đặt tay ở hàng phím nào để làm mốc cho việc gõ phím.
? Gõ các phím hàng trên, hàng dưới, hàng số, đặt tay ở hàng phím nào.
b. Hoạt động 2: Nhắc lại một số nội dung
a. Tư thế ngồi
- Ngồi thẳng, không nghiêng, không ngửa hay cúi đầu.
- Màn hình để ngang tầm mắt nhìn
? Màn hình đặt cách mắt một khoảng bao nhiêu?
- Hai tay thả lỏng, để ngang bàn phím
b. Bàn phím
- Các hàng phím chính: 
+ hàng phím cơ sở
+ hàng phím trên
+ hàng phím dưới
+ hàng phím số
? Hai phím có gai là hai phím nào? Thuộc hàng phím nào?
- Phím cách: gõ dấu cách giữa hai từ
- Phím Shift: gõ các chữ in hoa hay kí hiệu trên của phím.
- Phím Enter: để xuống dòng
c. Cách đặt tay
d. Quy tắc gõ
- Lấy hàng cơ sở làm chuẩn: Khi gõ, các ngón tay có thể rời hàng cơ sở để gõ phím. Sau khi gõ xong cần đưa ngón tay trở về hàng
- Ngón nào phím ấy: mỗi ngón tay chỉ gõ các phím được tô màu tương ứng như hình 69.
c. Hoạt động 3: Luyện tập.
	Hs luyện tập
- Gõ nhanh, chính xác, tiết kiệm thời gian, công sức.
- Đặt tay ở hàng phím cơ sở. Hai ngón trỏ đặt ở hai phím có gai F và J.
- Tay luôn đặt ở hàng cơ sở.
- HS quan sát.
Màn hình đặt cách mắt từ 50cm - 80cm
- HS quan sát.
- Hai phím có gai là phím F và J. Thuộc hàng phím cơ sở.
- Đặt tay lên các phím hàng cơ sở, hai ngón trỏ đặt lên hai phím có gai.
HS luyện tập thao tác mở phần mềm và đăng nhập tên của mình.
IV. Các hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: Tư thế ngồi luyện gõ, các phím trong khu vực chính, cách đặt tay khi gõ phím và quy tắc gõ.
2. Dặn dò: Ôn luyện nguyên tắc gõ các phím trên hàng phím
Tin học
Tiết 18: Vì sao phải tập gõ 10 ngón (Tiết 2). 
I. Mục tiêu:
- HS bước đầu nắm và thực hiện được việc gõ 10 ngón.
- Sử dụng phần mềm Mario để tập và ôn luyện gõ bằng 10 ngón.
- Giáo dục HS yêu thích môn học và chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Thầy: Giáo án + máy vi tính, máy chiếu.
- Trò: Sách vở + đồ dùng học tập	
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: Nêu cách khởi động phầm mềm luyện gõ 10 ngón?
3. Bài mới: 
Sĩ số + hát.
- HS nêu.
a. Hoạt động 1: Phần mềm Mario
1. Khởi động phần mềm
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng 
- GV giới thiệu màn hình chính của phần mềm:
+ Mục Student: nhập thông tin người chơi
+ Mục Lessons: chọn bài tập gõ, mỗi bài có 4 mức tương ứng với 4 khung tranh số 1, 2, 3, 4:
Mức 4 (tự do): mức gõ khó nhất.
2. Đăng kí học sinh mới
- Để tập gõ, em cần ghi tên vào danh sách học sinh:
- Khi đã có tên, để bắt đầu gõ:
+ Nháy chuột để chọn Student à Load
+ Nháy chuột vào tên của mình
+ Nháy chuột tại nút DONE
3. Tập gõ
- Nháy chuột chọn Lessons à All Keyboard để tập gõ toàn bộ bàn phím.
- Nháy chuột chọn mức gõ.
- Gõ các chữ xuất hiện trên đường đi của Mario.
4. Thoát khỏi phần mềm
- Nháy chuột chọn File à Quit
- Nghe, quan sát, ghi chép.
Mức 1 (ngoài trời): mức dễ, tập gõ từng phím
Mức 2 (dưới nước): mức trung bình, tập gõ các từ đơn giản gồm 2 hoặc 3 chữ cái.
Mức 3 (trong lòng đất): mức khó, tập gõ các từ có 3, 4, 5 chữ cái.
- HS quan sát.
+ Nháy chuột để chọn Student à New
+ Gõ tên tại ô: New student Name
+ Nháy chuột tại nút DONE để kết thúc
- HS quan sát.
b. Hoạt dộng 2: Thực hành
- HS thực hành trên máy tính.
- Khởi động phần mềm Mario.
- Luyện gõ 10 ngón.
- HS thực hành.
IV. Các hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: Tư thế ngồi luyện gõ, các phím trong khu vực chính, cách đặt tay khi gõ phím và quy tắc gõ.
2. Dặn dò: Ôn luyện nguyên tắc gõ các phím trên hàng phím.
TUẦN 10	Thứ hai ngày 4 tháng 11 năm 2013
Tin học
Tiết 19: Gõ từ đơn giản (Tiết 1). 
- Ngày giảng: Lớp 4A (.); Lớp 4B (.....).
Lớp 4C (...); Lớp 4D (.....).
Lớp 4E (............).
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu và nắm được sự cần thiết của kỹ năng học gõ bàn phím bằng 10 ngón. Gõ các từ gồm hai, ba chữ cái.
- Gõ các từ gồm hai, ba chữ cái đúng theo quy định của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón.
- Giáo dục học sinh coi việc học gõ phím là một nhiệm vụ học tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Thầy: Giáo án + máy vi tính, máy chiếu. 
- Trò: Sách vở + đồ dùng học tập	
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: Nêu thao tác thực hiện việc luyện gõ dưới tên của mình? 
3. Bài mới: 
Sĩ số + hát.
- HS nêu.
a. Hoạt động 1: Gõ từ
- GV giới thiệu khái niệm từ:
+ Từ gồm một hoặc nhiều chữ cái.
+ Các từ đơn giản là các từ gồm một, hai, ba chữ cái.
+ Các từ được gõ cách nhau một dấu cách.
- GV yêu câu HS nhắc lại khái niệm từ.
- Cách gõ:
+ Gõ từng chữ cái theo đúng trật tự của nó.
+ Khi gõ xong một từ, em cần gõ phím cách nếu muốn gõ từ tiếp theo và đưa các ngón tay về hàng phím cơ sở.
b. Hoạt động 2: Tập gõ từ đơn giản với hàng phím cơ sở
- Nháy chuột chọn Lessons à Home Row Only
- Nháy chuột tại khung tranh số 2 (dưới nước)
- Gõ chữ hoặc từ xuất hiện trên đường đi của Mario.
c. Hoạt động 3: Luyện tập.
	Hs luyện tập
Vào Lesson/chọn mức 3.
Hết từ này lại chuyển sang từ khác, mắc lỗi, máy sẽ báo ở phía trên màn hình luyện gõ.
- Thời gian cũng được tính trên màn hình.
HS quan sát.
Tay luôn đặt ở hàng cơ sở, gõ hàng trên thì đưa lên rồi lại rút về, tương tự với hàng dưới.
- Luyện gõ ở các mức cao hơn.
- Luyện gõ đúng các từ, kết thúc một từ gõ phím cách 1 lần.
- HS luyện tập
IV. Các hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: Tư thế ngồi luyện gõ, các phím trong khu vực chính, cách đặt tay khi gõ phím và quy tắc gõ.
2. Dặn dò: Ôn luyện nguyên tắc gõ các phím trên hàng phím.
Tin học
Tiết 20: Gõ từ đơn giản (Tiết 2) 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu và nắm được sự cần thiết của kỹ năng học gõ bàn phím bằng 10 ngón.
- Sử dụng phần mềm Mario để tập và ôn luyện gõ bằng 10 ngón.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, luyện gõ nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Thầy: Giáo án + máy vi tính, máy chiếu. 
- Trò: Sách vở + đồ dùng học tập	
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu và nắm được sự cần thiết của kỹ năng học gõ bàn phím bằng 10 ngón. Gõ các từ gồm hai, ba chữ cái.
- Gõ các từ gồm hai, ba chữ cái đúng theo quy định của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón.
- Giáo dục học sinh coi việc học gõ phím là một nhiệm vụ học tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Thầy: Giáo án + máy vi tính, máy chiếu. 
- Trò: Sách vở + đồ dùng học tập	
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: Nêu thao tác thực hiện việc luyện gõ dưới tên của mình? 
3. Bài mới: 
Sĩ số + hát.
- HS nêu.
a. Hoạt động 1: Chuẩn bị
- GV chia nhóm và xếp chỗ ngồi cho các nhóm.
- Kiểm tra máy tính và yêu cầu HS khởi động máy tính.
b. Hoạt động 2: Nhắc lại một số nội dung trong phần mềm Mario
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách khởi động phần mềm Mario?
- Cách đăng kí học sinh mới?
- Cách thoát khỏi phần mềm?
c. Hoạt động 3. Thực hành
- Tập gõ từ với các phím ở hàng cơ sở và hàng trên (chọn Add Top Row).
- Tập gõ từ với các phím ở hàng cơ sở hàng trên và hàng dưới (chọn Add Bottom Row).
- Tập gõ từ với các phím ở hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới và hàng phím số (chọn Add Number).
- HS nhận nhóm và vào vị trí
- Khởi động máy tính
- Nháy đúp vào biểu tượng trên màn hình desktop
- Nháy chuột vào Student\ New\ 
- Nháy chuột vào File\ Quit
- Luyện tập theo nhóm
- Thay phiên nhau thao tác trên máy.
IV. Các hoạt động nối tiếp:
1. Củng cố: Quy tắc gõ và luyện gõ với phần mềm Mario.
2. Dặn dò: Ôn luyện nguyên tắc gõ các phím trên hàng phím.
TUẦN 11	Thứ hai ngày 11 tháng 11 năm 2013
Tin học
Tiết 21: Sử dụng phím Shift (Tiết 1). 
- Ngày giảng: Lớp 4A (.); Lớp 4B (.....).
Lớp 4C (...); Lớp 4D (.....).
Lớp 4E (............).
I. Mục tiêu:
-HS hiểu và gõ đúng quy tắc những từ có các chữ cái in hoa với phím Shift.
- Gõ được các chữ in hoa với phím Shift.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, luyện gõ nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Thầy: Giáo án + máy vi tính, máy chiếu. 
- Trò: Sách vở + đồ dùng học tập	
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: Nêu nguyên tắc đặt tay khi gõ phím?
3. Bài mới: 
Sĩ số + hát.
- HS nêu.
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV cho HS quan sát bàn phím và hỏi:
- Trên bàn phím có mấy phím Shift? Nó

File đính kèm:

  • docTin 4 - ki 1 (da sua).doc
Giáo án liên quan