Giáo án Tin học Lớp 12 - Tiết 21: Liên kết giữa các bảng - Năm học 2008-2009

A- MỤC TIÊU

1- Kiến thức:

+ Học sinh biết được khái niệm liên kết giữa các bảng

+ Biết được ý nghĩa của việc liên kết các bảng với nhau

+ Biết cách thiết lập mối quan hệ

2- Kĩ năng:

+ Thiết lập được liên kết các bảng trong M.Access

3- Thái độ

+ Nghiêm túc- tập trung tốt cho bài học.

B- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

+ Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, thao tác minh họa.

C- CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1- Giáo viên: SGK, SGV, máy chiếu Projector, một số bảng minh họa như sau:

Bảng thống kê công việc bán hàng:

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 12 - Tiết 21: Liên kết giữa các bảng - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết thứ 21	 Ngày soạn:1-11-2008
§7- LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG
MỤC TIÊU
Kiến thức: 
+ Học sinh biết được khái niệm liên kết giữa các bảng
+ Biết được ý nghĩa của việc liên kết các bảng với nhau
+ Biết cách thiết lập mối quan hệ
Kĩ năng:
+ Thiết lập được liên kết các bảng trong M.Access
Thái độ
+ Nghiêm túc- tập trung tốt cho bài học.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
+ Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, thao tác minh họa.
CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
Giáo viên: SGK, SGV, máy chiếu Projector, một số bảng minh họa như sau:
Bảng thống kê công việc bán hàng:
	Bảng KHACHHANG
	Bảng HOADON
	Bảng MATHANG
Học sinh: SGK, vở soạn và vở ghi bài.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Ổn định lớp- Kiểm tra sĩ số: (1 phút)
Lớp
12A
12B1
12B2
12B3
Sĩ số
Kiểm tra bài cũ: ( không)
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: (1 phút) 
Thông thường 1CSDL là tập hợp của nhiều bảng dữ liêu. Vậy giữa các bảng đó nó có những mối quan hệ nào không? Và quan hệ đó nói lên ý nghĩa gì các em qua bài “ Quan hệ giữa các bảng”
Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CƠ BẢN
Hoạt động 1: (10 phút)
Tìm hiểu ý nghĩa và định nghĩa của việc liên kết các bảng dữ liệu trong Access. 
Gv: Đưa ra bài toán đặt vấn đề
Gv: Em hãy quan sát bài toán trên và cho biết để quản lý việc bán hàng người ta cần quan tâm đến các đối tượng nào?
Hs: Dựa vào bảng dữ liệu để trả lời.
=> Với các đối tượng như vậy thì việc bố trí CSDL một bảng như trên đã hợp lý chưa? Để nhận xét được điều này các em cần dựa vào các tính chất của CSDL và quan sát bảng sau khi nhập dữ liệu như sau:
Gv: Đưa bảng sau khi nhập dữ liệu để học sinh quan sát.
Gv: Vậy em có nhận xét gì về các thông tin được đưa ra trên?
Hs: Trả lời
 + Dư thừa dữ liệu
 + Không đảm bảo sự nhất quán về mặt dữ liệu.
Gv: Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?
Gv: Chiếu lên màn hình các tổ chức các bảng như MATHANG, HOADON, KHACHHANG.
Với cách tổ chức trên sẽ khả quan hơn cách tổ chức đầu tiên. Nhưng với 3 bảng như vậy muốn có thông tin tổng hợp cần phải liên kết các bảng với nhau.
Vậy em hãy cho biết liên kết bảng là gì?
Gv: Dựa vào phân tích trên em hãy cho biết liên kết các bảng sẽ mang lại lợi ích gì?
Hs: Trả lời.
Hoạt động 2: (15 phút)
Tìm hiểu kỹ thuật tạo liên kết bảng.
Gv: Sau khi đã xây dựng xong hai hay nhiều bảng, ta có thể chỉ ra mối liên kết giữa các bảng với nhau.
Gv: Mục đích của việc liên kết giữa các bảng là gì?
Hs: Mục đích của việc này là để Access biết phải kết nối các bảng như thế nào khi kết xuất thông tin.
Gv: Các mối liên kết được thể hiện trong cửa sổ Relationships, mọi thao tác như xem, tạo, sửa, xoá liên kết đều được thực hiện trong cửa sổ này. Để mở cửa sổ này chọn Tools®Relationships... hoặc nháy nút lệnh (Relationships).
Hs: Theo dõi giáo viên thực hiện các thao tác và ghi bài.
Hoạt động 3: (15 phút)
Tìm hiểu ví dụ minh họa
Gv: Ta sẽ tìm hiểu cách tạo liên kết qua ví dụ CSDL KINH_DOANH nêu trong mục 1.
Gv: Các bảng và trường trong từng bảng tương ứng như sau :
+ KHACH_HANG: Ma_khach_hang, Ho_ten, Dia_chi.
+ MAT_HANG: Ma_mat_hang, Ten_mat_hang, Don_gia.
+ HOA_DON: So_don, Ma_khach_hang, Ma_mat_hang, So_luong, Ngay_giao_hang.
Hs: Theo dõi và ghi nhớ.
Gv: Hướng dẫn học sinh bằng máy chiếu.
Gv: Bảng KHACH_HANG và bảng HOA_DON đều có trường Ma_khach_hang. Ta dùng trường này để xác lập liên kết hai bảng theo các bước.
Gv: Cửa sổ Relationships với các trường khóa chính của mỗi bảng được in đậm 
Gv: Thiết lập mối liên kết giữa bảng MAT_HANG với bảng HOA_DON
Gv: Gọi 1 HS lên bảng thực hiện lại thao tác liên kết.
Hs: 1 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Định nghĩa:
- Liên kết bảng là kết nối các bảng dữ liệu với nhau thông qua thuộc tính chung của các bảng.
2- Ý nghĩa của việc liên kết bảng:
- Đảm bảo tính nhất quán dữ liệu
- Đảm bảo không dư thừa dữ liệu
- Dể cập nhật và sữa lổi các bảng.
3- Kỷ thuật tạo liên kết bảng:
Bước 1:Trên thanh menu
Click chọn
Trên thanh công cụ, 
Click chọn
Bước 2: Chọn các bảng (và mẫu hỏi) cần thiết lập liên kết.
Bước 3: Chọn trường liên quan từ các bảng (và mẫu hỏi) liên kết, rồi click và Create để tạo liên kết.
Ví dụ:
* Quan sát sách giáo khoa trang 57, hãy lập CSDL KINH_DOANH gồm các bảng: KHACH_HANG, MAT_HANG, HOA_DON.
Các bước thực hiện
Mở CSDL KINH_DOANH.MDB. Nháy nút trên thanh công cụ hoặc chọn Tools®Relationships...
Nháy nút phải chuột vào vùng trống trong cửa sổ Relationships và chọn Show Table... trong bảng chọn tắt. Khi đó xuất hiện hộp thoại Show Table (h. 47a).
a)	b)
Hình 47. Tạo mối liên kết giữa các bảng
Trong hộp thoại Show Table chọn các bảng (HOA_DON, KHACH_HANG, MAT_HANG) bằng cách chọn tên bảng rồi nháy Add. Cuối cùng nháy Close để đóng cửa sổ Show Table.
Ta thấy các bảng vừa chọn xuất hiện trên cửa sổ Relationships (h. 47b). Di chuyển các bảng sao cho hiển thị được hết chúng trên cửa sổ.
Hình 48. Mô tả tính chất của liên kết
Để thiết lập mối liên kết giữa bảng KHACH_HANG với bảng HOA_DON: kéo thả trường Ma_khach_hang của bảng KHACH_HANG qua trường Ma_khach_hang của bảng HOA_DON. Hộp thoại Edit Relationships xuất hiện (h. 48).
Trong hộp thoại Edit Relationships, nháy OK. Access tạo một đường nối giữa hai bảng để thể hiện mối liên kết. 
Tương tự như vậy, ta có thể thiết lập liên kết giữa bảng MAT_HANG và bảng HOA_DON. Cuối cùng ta có sơ đồ liên kết như trên hình 48.
Hình 49. Sơ đồ liên kết
Nháy nút để đóng cửa sổ Relationships. Nháy Yes để lưu lại liên kết.
4-Cũng cố: (2 phút)
	Gọi học sinh lên bảng thao tác lại các thao tác, học sinh khác quan sát theo dõi.
5- Nhiệm vụ về nhà: (1 phút)
	Xem trước Bài tập và thực hành 5 : LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG

File đính kèm:

  • docGA12 t21.doc