Giáo án Tin học Lớp 12 - Bài 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

A. Mục đích, yêu cầu:

- Biết khái niệm hệ QTCSDL;

- Biết các chức năng của hệ QTCSDL: tạo lập CSDL, cập nhật dữ liệu, tìm kiếm, kết xuất thông tin;

- Biết được hoạt động tương tác của các thành phần trong một hệ QTCSDL;

- Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL;

- Biết các bước xây dựng CSDL

B. Chuẩn bị: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình minh họa (quản lý học sinh:gv biên soạn), tranh ảnh chụp sẳn .

C. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh.

D. Các bước lên lớp

1/ Ổn định tổ chức: điểm danh

2/ Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Nêu các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL, ví dụ minh họa đối với tính:

a) Không dư thừa, tính bảo mật.

b) Cấu trúc, chia sẻ thông tin

c) Toàn vẹn, an toàn và bảo mật thông tin

d) Không dư thừa, độc lập

Học sinh chỉ chọn lấy một trong các tính chất đã liệt kê theo các mục a,b,c,d ở trên để cho ví dụ.

 3/ Bài mới:

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 12 - Bài 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I:
Khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
§2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (2 tiết)
A. Mục đích, yêu cầu:
- Biết khái niệm hệ QTCSDL;
- Biết các chức năng của hệ QTCSDL: tạo lập CSDL, cập nhật dữ liệu, tìm kiếm, kết xuất thông tin;
- Biết được hoạt động tương tác của các thành phần trong một hệ QTCSDL;
- Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL;
- Biết các bước xây dựng CSDL
B. Chuẩn bị: Sách GK tin 12, Sách GV tin 12, đĩa chứa các chương trình minh họa (quản lý học sinh:gv biên soạn), tranh ảnh chụp sẳn .
C. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh.
D. Các bước lên lớp
1/ Ổn định tổ chức: điểm danh
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL, ví dụ minh họa đối với tính:
a) Không dư thừa, tính bảo mật.
b) Cấu trúc, chia sẻ thông tin 
c) Toàn vẹn, an toàn và bảo mật thông tin
d) Không dư thừa, độc lập 
Học sinh chỉ chọn lấy một trong các tính chất đã liệt kê theo các mục a,b,c,d ở trên để cho ví dụ.
	3/ Bài mới:
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: 
Mục đích: Tìm hiểu các chức năng của hệ QTCSDL.
GV: cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà
khái niệm hệ QTCSDL?
Hãy cho biết hệ QTCSDL có những chức năng?
Chủ yếu học sinh tìm hiểu chức năng của hệ QTCSDL, dùng Pascal minh họa cách khai báo, xây dựng cấu trúc CSDL:
GV:Trong Pascal để khai báo biến I,j là kiểu số nguyên, k là kiểu số thực để dùng trong chương trình em làm thế nào?
HS:
Var
i,j:integer;	k:real;
GV:Cũng trong Pascal để khai báo cấu trúc bản ghi Học sinh có 9 trường: hoten,ngaysinh, gioitinh, doanvien toan,ly,hoa,van,tin:
.....
Type
Hocsinh=record;
 Hoten:string[30];
 Ngaysinh:string[10];
 Gioitinh:Boolean;
 Doanvien:Boolean;
 Toan,ly,hoa,van,tin:real;
 End;
GV: người ta dùng ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để khai báo kiểu và cấu trúc dữ liệu.
GV: khi làm việc với CSDL, ta thường thực hiện các công việc gì trên các dữ ?
HS: Nhập, sửa, xóa dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu,.
Hoạt động 2:
	Mục đích: Biết được hoạt động của một hệ QTCSDL.
GV: Yêu cầu hs xem hình 12/SGK, thảo luận theo nhóm (5 phút), cho biết:
hệ QTCSDL gồm những thành phần nào? Cchức năng của các thành phần đó?
Hệ QTCSDL có quản lý và làm việc trực tiếp với CSDL? vì sao?
Qua đó ta thấy hệ QTCSDL đóng vai trò như thế nào?
HS: Thảo luận và trình bày trên bảng con.
GV: Kết luận.
Bộ xử lý truy vấn: tiếp nhận các truy vấn trực tiếp của người dùng và tổ chức thực hiện các chương trình ứng dụng. nếu không có bộ xử lý truy vấn thì các chương trình ứng dụng không thể thực hiện được các truy vấn, không thể liên hệ với dữ liệu trong CSDL.
Bộ quản lý dữ liệu
GV: Việc quản lý các tệp do đâu thực hiện? 
HS: do HĐH.
GV: Hệ QTCSDL không quản lý và làm việc trực tiếp CSDL mà chỉ quản lý cấu trúc của các bảng trong CSDL. Nhằm làm cho hệ QTCSDL trở nên gọn, nhẹ; độc lập giữa hệ QTCSDL với dữ liệu; độc lập giữa lưu trữ và xử lí.
GV: hệ QTCSDL đóng vai trò cầu nối giữa các truy vấn trực tiếp của người dùng và các chương trình ứng dụng của hệ QTCSDL với hệ thống quản lí tệp của HĐH.
Hoạt động 3:
	Mục đích: Biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL?
GV: thảo luận theo nhóm (5 phút), cho biết:
Con người đóng vai trò như thế nào khi làm việc với hệ CSDL? Nhiệm vụ của con người trong các vai trò trên?
Qua đó ta thấy hệ QTCSDL đóng vai trò như thế nào?
HS: Thảo luận và trình bày trên bảng con.
GV: Kết luận.
Hoạt động 4: 
Mục đích: Biết các bước xây dựng CSDL
GV: Dựa vào SGK, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (5 phút), cho biết:
Đóng vai trò là một nhóm thiết kế CSDL, em tiến hành xây dựng CSDL cho một công ty.
HS: Thảo luận và trình bày trước lớp.
GV: Kết luận.
 1. Các chức năng của hệ QTCSDL:
Các chức năng cơ bản của hệ QTCSDL;
a) Cung cấp môi trường tạo lập CSDL:
	Mỗi hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để khai báo kiểu và các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin, và các ràng buộc trên dữ liệu được lưu trữ trong CSDL. 
	Với các hệ QTCSDl hiện nay, người dùng có thể tạo lập CSDL thông qua các giao diện đồ hoạ 
b) Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin:
Thông qua ngôn ngữ thao tác dữ liệu, người ta thực hiện được các thao tác sau:
	Cập nhật: Nhập, sửa, xóa dữ liệu
	Khai thác: Sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất báo cáo, 
c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL 
Thông qua ngôn ngữ đìều khiển dữ liệu để đảm bảo:
- Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.
- Duy trì tính nhất quán của dữ liệu...
2. Hoạt động của một hệ QTCSDL:
a) Hệ QTCSDL có 02 thành phần chính: 
- Bộ xử lý truy vấn 
- Bộ quản lý dữ liệu.
b) Mô tả sự tương tác của hệ QTCSDL:
Người dùng thông qua chương trình ứng dụng chọn các câu hỏi (truy vấn) đã được lập sẵn,Vd: Bạn muốn tìm kiếm mã học sinh nào-à người dùng nhập giá trị muốn tìm kiếm , ví dụ: A1àbộ xử lý truy vấn của hệ QTCSDL sẽ thực hiện truy vấn nàyàbộ quản lí dữ liệu sẽ tìm kiếm dữ liệu theo yêu cầu truy vấnà dựa trên CSDL đang dùng.
c. Sơ đồ chi tiết mô tả sự tương tác của hệ QTCSDL:
 Con người 
 Phần mềm ứng dụng / Truy vấn
Hệ QTCSDL:
Bộ xử lý truy vấn
Bộ truy xuất dữ liệu
Bộ quản lý tệp
CSDL
Hình 4: Sự tương tác giữa các thành phần trong hệ QTCSDL
3. Vai trò của con người khi làm việc với các hệ CSDL:
a) Người quản trị CSDL: là một người hay một nhóm người được trao quyền điều hành hệ CSDL : - Thiết kế và cài đặt CSDL, hệ QTCSDL, và các phần mềm có liên quan.
 - Cấp phát các quyền truy cập CSDL
 - Duy trì các hoạt động hệ thống nhằm thỏa mãn các yêu cầu của các ứng dụng và của người dùng.
b) Người lập trình ứng dụng: Nguời sử dụng có am hiểu về một hệ QTCSDL nào đó, dùng ngôn ngữ của hệ QTCSDL này để tạo một giao diện thân thiện qua chương trình ứng dụng dễ sử dụng để thực hiện một số thao tác trên CSDL tùy theo nhu cầu.
c) Người dùng : (còn gọi người dùng đầu cuối) Là người có thể không am hiểu gì về hệ QTCSDL nhưng sử dụng giao diện thân thiện do chương trình ứng dụng tạo ra để nhập dữ liệu và khai thác CSDL.
4/ Các bước xây dựng CSDL:
Gồm 3 bước:
Khảo sát, thiết kế, kiểm thử. Các bước này có quan hệ chặt chẽ và được tiến hành nhiều lần cho đến khi có thể sử dụng được.
4/ Củng cố:
Truy vấn là gì? Còn gọi là truy hỏi :dùng các câu hỏi đặt ra ở phần mềm ứng dụng dựa vào yêu cầu khai thác thông tin để yêu cầu hệ QTCSDL tiếp nhận truy vấn và truy xuất dữ liệu một cách tự động. Đặt 3 câu truy vấn để khai thác thông tin về HS? Kết xuất là gì? Quá trình tạo ra kết quả : thông tin muốn tìm kiếm.
 Câu hỏi trắc nghiệm 
Câu 1: Chức năng của hệ QTCSDL
a.	Cung cấp cách tạo lập CSDL
b.	Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin
c.	Cung cấp công cụ kiểm soát điều khiển việc truy cập vào CSDL
d.	Các câu trên đều đúng
Câu 2:Thành phần chính của hệ QTCSDL:
a.	Bộ quản lý tập tin và bộ xử lí truy vấn 
b.	Bộ truy xuất dữ liệu và bộ bộ quản lý tập tin 
c.	Bộ quản lý tập tin và bộ truy xuất dữ liệu 
d.	Bộ xử lý truy vấn và bộ truy xuất dữ liệu	
Câu 3:Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép
a. 	Khai báo kiểu dữ liệu, cấu trúc dữ liệu, các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL
b. 	Đảm bảo tính độc lập dữ liệu
c. 	Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL
d. 	Ngăn chận sự truy cập bất hợp pháp
Câu 4: Để thực hiện thao tác cập nhật dữ liệu, ta sử dụng :
a. 	Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu
b. 	Ngôn ngữ thao tác dữ liệu
Câu 5: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép
a. 	Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL
b. 	Nhập, sửa xóa dữ liệu
c. 	Cập nhật, dữ liệu
d. 	Câu b và c
Câu 6: Hãy cho biết các loại thao tác trên CSDL
a. 	Thao tác trên cấu trúc dữ liệu
b. 	Thao tác trên nội dung dữ liệu
c. 	Thao tác tìm kiếm, tra cứu thông tin, kết xuất báo cáo
d. 	Cả ba câu trên
Câu 7:Trong một công ty có hệ thống mạng nội bộ để sử dụng chung CSDL, nếu em được giao quyền tổ chức nhân sự, em có quyết định phân công một nhân viên đảm trách cả 03 vai trò:là người QTCSDL, vừa là nguời lập trình ứng dụng, vừa là người dùng không?
a. 	Không được
b. 	Không thể
c. 	Được
d. 	Không nên
Câu 8: Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề phân quyền hạn truy cập sử dụng CSDL trên mạng máy tính.
a. 	Người dùng cuối
b. 	Người lập trình
c. 	Nguời quản trị CSDL
d. 	Cả ba người trên
Câu 9: Người nào có vai trò trực tiếp trong vấn đề sử dụng phần mềm ứng dụng phục vụ nhu cầu khai thác thông tin.
a. 	Người lập trình
b. 	Người dùng cuối
c. 	Người QTCSDL
d. 	Cả ba người trên.
Câu 10: Người nào đã tạo ra các phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL
a. 	Người lập trình ứng dụng
b. 	Người dùng cuối
c. 	Người QTCSDL
d. 	Cả ba người trên
5) Dặn dò: Tiết sau chuẩn bị bài thực hành số 1
6) Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai 02_thanglong.doc
Giáo án liên quan