Giáo án Tin học Lớp 12 - Bài 10: Cơ sở dữ liệu quan hệ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm mô hình dữ liệu quan hệ và các đặc trưng cơ bản của từng mô hình dữ liệu quan hệ.

- Biết khái niệm CSDL quan hệ, khoá và liên kết giữa các bảng

- Biết các thao tác với CSDL quan hệ: tạo bảng, cập nhật, sắp xếp, truy vấn và lập báo cáo

2. Kỹ năng:

- Xác định được các bảng trong CSDL, khoá liên kết giữa các bảng của các bài toán quản lý đơn giản: quản lý học sinh, thư viện, kinh doanh,

II. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, minh hoạ trực quan, giảng giải

III. CHUẨN BỊ: Một số mô hình dữ liệu quan hệ, CSDL quan hệ

IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

- Kể tên các loại đối tượng chính của Access và ý nghĩa của từng loại đối tượng?

- Trong các đối tượng kể trên, đối tượng nào là thành phần cơ sở để tạo nên CSDL? Vì sao?

3. Dạy bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 12 - Bài 10: Cơ sở dữ liệu quan hệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n kết giữa các bảng
Biết các thao tác với CSDL quan hệ: tạo bảng, cập nhật, sắp xếp, truy vấn và lập báo cáo
Kỹ năng:
Xác định được các bảng trong CSDL, khoá liên kết giữa các bảng của các bài toán quản lý đơn giản: quản lý học sinh, thư viện, kinh doanh,
PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, minh hoạ trực quan, giảng giải
CHUẨN BỊ: Một số mô hình dữ liệu quan hệ, CSDL quan hệ 
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số học sinh 
Kiểm tra bài cũ
Kể tên các loại đối tượng chính của Access và ý nghĩa của từng loại đối tượng?
Trong các đối tượng kể trên, đối tượng nào là thành phần cơ sở để tạo nên CSDL? Vì sao?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Tiết 1: Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Ở chương I chúng ta đã biết khái niệm về CSDL: CSDL là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau chứa thông tin của một tổ chức nào đó được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin.
Thành phần cơ bản để tạo nên CSDL là bảng. Bảng dùng để chứa thông về một đối tượng trong CSDL.
Vậy làm thế nào để thiết kế nên một cơ sở dữ liệu?
à Để thiết kế nên một CSDL cần xác định được: (ghi bảng)
+ Các bảng (đối tượng ) trong CSDL và cấu trúc của bảng
+ Mối liên kết giữa các đối tượng đó trong CSDL
+ Thực hiện các thao tác trên dữ liệu: thêm, xoá, sửa, truy vấn, báo cáo,..
à Các yếu tố trên tạo thành một mô hình dữ liệu 
à Dẫn tới đề bài: Mô hình dữ liệu quan hệ là mô hình phổ biến nhất
HS lắng nghe
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi đặt vấn đề
- Tạo hứng thú tìm hiểu khái niệm mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mô hình dữ liệu quan hệ
- Có nhiều loại mô hình dữ liệu được sử dụng trong đó thì mô hình dữ liệu quan hệ được sử dụng phổ biến nhất. Ở đây ta chỉ đề cập đến mô hình dữ liệu quan hệ
- Nghiên cứu SGK nêu các đặc trưng cơ bản của mô hình dữ liệu quan hệ?
+ Các bảng (đối tượng ) trong CSDL và cấu trúc của bảng
+ Mối liên kết giữa các đối tượng đó trong CSDL
+ Thực hiện các thao tác trên dữ liệu: thêm, xoá, sửa, truy vấn, báo cáo,..
à GV dẫn ra 3 đặc trưng của mô hình quan hệ:
à 2 đặc trưng cấu trúc, ràng buộc là 2 đặc trưng quan trọng để phân biệt mô hình dữ liệu quan hệ với các mô hình dữ liệu khác
Từ mô hình dữ liệu quan hệ ta có thể xây dựng nên cơ sở dữ liệu quan hệ à Vậy CSDL quan hệ là gì? 
- Xác định loại mô hình cần quan tâm
- Nghiên cứu sách giáo khoa, trả lời
- HS ghi bài
+ Về mặt cấu trúc: dữ liệu thể hiện trong các bảng
+ Về mặt các ràng buộc dữ liệu: mối liên kết giữa các bảng, ràng buộc giữa các bản ghi trong 1 bảng
+ Về mặt thao tác trên dữ liệu: thêm, xoá, sửa, truy vấn, báo cáo,..
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ
 Khái niệm:
- Đọc SGK trình bày khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ và hệ quản trị CSDL
à Vậy để thực hiện các bài toán dựa trên mô hình CSDL ta cần phải sử dụng hệ QTCSDL quan hệ (Accsess)
- Ở mức mô hình dữ liệu quan hệ ta thường dùng các thuật ngữ sau: 
+ Quan hệ : bảng
+ Thuộc tính: tiêu đề cột (trường)
+ bộ: bản ghi
+ Miền: kiểu dữ liệu của thuộc tính (cho VD)
Thảo luận nhóm: (5’) bài toán: quản lý thư viện 
+ Xác định các quan hệ dùng trong bài toán quản lý thư viện?
à GV đưa ra hình ảnh bảng phụ về các quan hệ (nhắc lại các thuật ngữ dùng trong mô hình: quan hệ, thuộc tính, bộ, miền)
à Mỗi bảng là một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ cần phải tuân thủ một số đặc trưng nhất định 
Nêu các đặc trưng chính của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ và giải thích từng đặc trưng
Cho nhận xét, chốt ý
Đưa ra minh hoạ quan hệ có tồn tại thuộc tính đa trị và phức hợp như sgk tr82 và để xuất cách khắc phục: tách hàng, tách cột
 Khái niệm:
- CSDL được xây dựng trên mô hình dữ liệu quan hệ gọi là CSDL quan hệ. Hệ QTCSDL dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ gọi là hệ QTCSDL quan hệ. 
- Hs cần lưu ý các thuật ngữ dùng trong mô hình dữ liệu quan hệ
- Để quản lý việc học sinh mượn sách ở thư viện cần các quan hệ:
+ MUONSACH (số thể, mã sách, ngày mượn, ngày trả)
+ THEMUONSACH (số thẻ, họ tên, ngày sinh, lớp)
+ SACH (mã sách, tên sách, số trang, tác giả)
Quan sát, nắm lại thuật ngữ
- HS dựa trên bảng quan hệ GV đưa ra để đưa ra từng đặc trưng và giải thích:
+ Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với tên các quan hệ khác
+ Các bộ là phân biệt và thứ tự của các bộ không quan trọng
+ Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt, thứ tự các thuộc tính không quan trọng
+ Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp 
+ MUONSACH (số thể, mã sách, ngày mượn, ngày trả)
+ THEMUONSACH (số thẻ, họ tên, ngày sinh, lớp)
+ SACH (mã sách, tên sách, số trang, tác giả)
Tiết 2: 
Hoạt động 4: Tìm hiểu khoá, khoá chính
1. GV đưa bảng phụ về 3 quan hệ trong bài toán quản lý thư viện đã đưa ra ở tiết trước
à Minh hoạ sự liên kết thông tin giữa 3 quan hệ 
(số thẻ, mã sách) à có nhận xét gì khi biết mối liên kết giữa các bảng?
à Dẫn tới nội dung tiếp theo cần học: Khoá và liên kết giữa các bảng
Trong các bài thực hành trước, sau khi tạo xong một bảng ta cần phải xác định khoá của bảng
Vậy khoá là gì? Khóa chính là gì? 
1. Khoá: 
 Đưa ra bảng : SACH(mã sách, tên sách, số trang, tác giả)
à Thuộc tính mã sách có thể dùng để phân biệt các cuốn sách, vì mỗi sách có một mã sách khác nhau 
- Đưa ra bảng : MUONSACH (số thẻ, mã sách, ngày mượn, ngày trả)
à Thuộc tích mã sách không đủ để phân biệt các lần mượn sách của của học sinh à tập hợp 2 thuộc tính số thẻ, mã sách có đủ để phân biệt các lần mượn sách chưa?
Cần đưa thông tin ngày mượn vào tập khoá: 
 Khoá của bảng MUONSACH là tập hợp gồm 3 thuộc tính:)
à Từ ví dụ trên ta thấy 3 thuộc tính: số thẻ, mã sách, ngày mượn là vừa đủ để phân biệt các bộ, không thể bỏ bớt thuộc tính nào 
à tập thuộc tính có tính chất như trên được gọi là Khoá của 1 bảng
? Vậy khoá là gì?
? Xác định khoá trong bảng SACH, NGƯỜI MƯỢN
Hoạt động nhóm (5’): cho 3 bảng trong CSDL HOCTAP với cấu trúc được mô tả như sau:
à Xác định khoá cho các bảng trên (gạch dưới vào thuộc tính làm khoá)
à Cho HS trình bày ý kiến, nhận xét 
2. Khoá chính: 
- GV nhắc lại khái niệm khoá
- Mỗi bảng đều tồn tại ít nhất một khoá. Việc xác định khoá dựa vào mối quan hệ logic giữa các dữ liệu. Trong các khoá của một bảng ta chọn một khoá làm khoá chính (primary key). Nên chọn khoá chính là khoá có ít thuộc tính nhất. Trong một hệ QTCSDL quan hệ, khi nhập dữ liệu cho một bảng, khoá chính không được để trống.
- Các hệ QTCSDL kiểm soát và đảm bảo sự nhất quán dữ liệu, tránh trường hợp trùng dữ liệu 
? Tiêu chí để xác định khoá chính trong các khoá?
3. Ví dụ: Cho ví dụ về cở sở dữ liệu KINH DOANH gồm các bảng
KH (mã khách, họ tên, địa chỉ)
HD(mãHD, mã khách, mã hàng, số lượng, ngày giao hàng)
MH( mã hàng, tên hàng, đơn giá)
à Xác định khoá chính cho các bảng, giải thích 
à Nhờ có sự liên kết này ta có thể biết thêm thông tin được nhiều quan hệ (họ tên người mượn, tên sách,)
- Thuộc tính: Mã sách
- Chưa được vì nếu vậy thì một học sinh có thể mượn cùng một cuốn sách nhiều lần trong ngày
- Khoá là tập hợp các thuộc tính vừa đủ để phân biệt các bộ trong một quan hệ
- Mã sách, số thẻ 
BẢNG ĐIỂM( mãHS, mã môn, ngày KT, điểm)
HỌCSINH(mã HS, họ, tên)
MONHOC (mãMH, tên, số tín chỉ)
- Hs thảo luận theo nhóm, xác định khoá, trình bày giải thích kết quả thảo luận trước lớp 
- HS ghi chép
- Khoá ít thuộc tính nhất và có phần phân biệt các bộ trong 1 quan hệ
Tiết 3: 
Hoạt động 5: Tìm hiểu mối liên kết giữa các bảng trong một CSDL quan hệ
1. GV đưa lại ví dụ về quản lý sách trong thư viện:
à Khi xây dựng liên kết giữa các bảng trong một CSDL ta dựa trên thuộc tính khoá.
VD: số thẻ trong 2 bảng mượn sách, thẻ mượn sách: tạo mối liên kết giữa 2 bảng à biết thông tin họ tên, ngày sinh, lớp của học sinh mượn sách.
Vậy cần biết thông tin về học sinh mược sách, tên sách, tên tác giả phải dựa vào mối liên kết nào?
? Có nhận xét gì về việc sử dụng các liên kết giữa các bảng trong CSDL
Việc sử dụng các bảng cùng với các liên kết giữa chúng tạo thành một CSDL quan hệ được lưu trữ ở bộ nhớ ngoài nhằm phục vụ cho các công việc quản lý trong thực tế: SACH, HS, NV, 
2. Hoạt động nhóm( 10’):
 Cho một bài toán với các bảng cho sẵn
HS xác định khoá chính cho bảng, giải thích
Xác định mối liên kết giữa các bảng
Tìm thông tin giữa các bảng có liên kết
+ MUONSACH (số thể, mã sách, ngày mượn, ngày trả)
+ THEMUONSACH (số thẻ, họ tên, ngày sinh, lớp)
+ SACH (mã sách, tên sách, số trang, tác giả)
- Dựa vào mối liên kết theo khoá của 3 bảng: MUONSACH, THEMUONSACH, SACH ( số thẻ, mã sách) 
à Khi sử dụng mối liên kết giữa các bảng ta có thể kết nối được các thông tin tương ứng với nhau trong một CSDL
- Hs hoạt động theo nhóm trình bà

File đính kèm:

  • docbai 10 - TRANPHU.doc