Giáo án Tin học Lớp 11 - Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình - Thái Ngọc Long

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này HS có khả năng:

1. Tri thức:

- biết khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình bậc cao.

- biết được chương trình dịch

- hiểu được trình thông dịch và trình biên dịch.

- phân loại được trình thông dịch với trình biên dịch.

- phân loại được ngôn ngữ lập trình bậc cao với ngôn ngữ máy hay hợp

ngữ

2. Kỹ năng:

- Đọc tốt chương trình nguồn-chương trình dịch-chương trình đích.

- Nhận diện ngôn ngữ lập trình bậc cao so với các ngôn ngữ khác như

ngôn ngữ máy hay hợp ngữ.

- thông dịch hay biên dịch một chương trình cụ thể.

3. Thái độ:

- Tích cực nghe giảng.

- Ham học hỏi.

- Vui vẻ, hứng thú.

- Kích thích tư duy hoạt động.

II. Khái quát những nội dung chính

1. Làm quen với lớp

2. Lập trình-ngôn ngữ lập trình

- Ví dụ

- Khái niệm

3. Một số thủ tục

- Trình thông dịch

- Trình biên dịch

- Ví dụ demo trực tiếp

pdf7 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 11 - Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình - Thái Ngọc Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài này HS có khả năng: 
1. Tri thức: 
- biết khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình bậc cao. 
- biết được chương trình dịch 
- hiểu được trình thông dịch và trình biên dịch. 
- phân loại được trình thông dịch với trình biên dịch. 
- phân loại được ngôn ngữ lập trình bậc cao với ngôn ngữ máy hay hợp 
ngữ 
2. Kỹ năng: 
- Đọc tốt chương trình nguồn-chương trình dịch-chương trình đích. 
- Nhận diện ngôn ngữ lập trình bậc cao so với các ngôn ngữ khác như 
ngôn ngữ máy hay hợp ngữ. 
- thông dịch hay biên dịch một chương trình cụ thể. 
3. Thái độ: 
- Tích cực nghe giảng. 
- Ham học hỏi. 
- Vui vẻ, hứng thú. 
- Kích thích tư duy hoạt động. 
II. Khái quát những nội dung chính 
1. Làm quen với lớp 
2. Lập trình-ngôn ngữ lập trình 
- Ví dụ 
- Khái niệm 
3. Một số thủ tục 
- Trình thông dịch 
- Trình biên dịch 
- Ví dụ demo trực tiếp 
III. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
NVSP K36-Tối 246A Tin Học 11 Lại Trung Việt-Thái Ngọc Long 
2 
- Giáo án, phấn, bảng, phòng máy hay máy chiếu (nếu điều kiện cho 
phép) để minh họa trực tiếp, ví dụ chương trình demo trực tiếp và bài 
tập cho học sinh. 
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa Tin Học 11, sách bài tập Tin Học 11. 
3. Phương pháp giảng dạy 
- Thuyết trình - đàm thoại, tạo các gợi ý hay câu hỏi mở nhằm kích 
thích khả năng tư duy của học sinh. 
- Tạo tình huống qua các ví dụ cho HS làm việc tăng sự hứng thú sôi 
nổi trong giờ học và tự vận động tìm ra câu trả lời nhằm nâng cao khả 
năng làm việc tư duy của HS. 
- Thực hiện các demo cụ thể trực quan cho các em quan sát trực tiếp 
4. Tài liệu tham khảo 
- Sách giáo khoa Tin Học 11, Sách giáo viên Tin Học 11, Sách bài tập 
Tin Học 11, Sách giáo khoa Tin Học 10, một số sách về ngôn ngữ lập 
trình C, và tìm hiểu thêm trên mạng Internet:  , 
 ... 
IV. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định lớp: 2” 
2. Giao lưu với lớp: 3” 
- Giới thiệu 
- Khái quát: môn học, cách thức làm việc trong năm học,  
- Tìm hiểu ban cán sự lớp 
3. Tổ chức hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV-HS Nội dung Cấu trúc 
thời gian 
GV: 
Ví dụ thực tế quá trình nấu cơm: 
Muốn nấu cơm ta phải làm gì? Mời 
một bạn cho cả lớp biết. 
HS: Trả lời 
Đáp án: 
B1: Chuẩn bị gạo, nồi, nước  
B2: Vo gạo cho vào nồi, cho nước. 
B3: Nấu cơm (cắm điện) 
Nhận xét: 
Qua ví dụ trên ai cho thầy một nhận 
xét? Mời bạn. 
HS: Trả lời. 
Đáp án: 
Một quá trình gồm nhiều công đoạn từ 
I. Khái niệm lập trình và 
ngôn ngữ lập trình 
HĐ1 (10”) 
NVSP K36-Tối 246A Tin Học 11 Lại Trung Việt-Thái Ngọc Long 
3 
chuẩn bị nguyên liệu cho đến các thao 
tác. Công đoạn nấu là công đoạn kết 
thúc công việc nấu cơm. 
Thầy có ví dụ khác. 
Em nào cho thầy biết cách giải bài 
toán này? Mời bạn. 
HS: Trả lời 
GV: Cám ơn câu trả lời của các bạn. 
Qua ví dụ này ta nhận thấy để giải bài 
toán ta cần có thuật toán rồi mới đi đến 
việc giải bài toán. Với hai ví dụ bạn 
nào nói thử cho thầy và các bạn biết 
lập trình là gì? Mời em. 
HS: trả lời 
GV: Cám ơn câu trả lời của các em. 
Như vậy lập trình là quá trình sử dụng 
cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của 
ngôn ngữ lập trình để mô tả dữ liệu và 
diễn đạt các thao tác của thuật toán. 
Chúng ta sẽ gặp thuật ngữ “ngôn ngữ 
lập trình bậc cao”. Vậy thế nào là ngôn 
ngữ lập trình bậc cao? Mời em. 
HS: trả lời 
GV: Chúng ta có nhiều loại ngôn ngữ 
lập trình bậc cao như: Pascal, C, C++, 
.Net, Basic, Java,  
Đối với châu Âu người ta sử dụng chủ 
yếu là Java còn châu Mỹ thì lại phổ 
biến ngôn ngữ .Net 
Như vậy chương trình được viết bằng 
ngôn ngữ lập trình bậc cao ta gọi là 
“chương trình dịch” tức là nó giúp 
máy tính hiểu được điều con người 
muốn thực hiện. 
1. Ví dụ: Giải bài toán: 
1+2+3+ + n , với n là số nguyên. 
B1: xác định Input, Output bài toán 
B2: Xác định thuật toán (cách 
giải). 
B3: Giải. 
2. Khái niệm: 
-Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ 
liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ 
lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và 
diễn đạt các thao tác của thuật toán. 
-Ngôn ngữ lập trình bậc cao là một 
phần mềm dùng để diễn đạt thuật 
toán thành một chương trình giúp 
cho máy tính hiểu được thuật toán 
ấy. 
-Ví dụ: Các ngôn ngữ lập trình bậc 
cao như: Pascal, C, C++, .Net, 
Basic, Java,  đang sử dụng 
nhiều. 
-Nhận xét: chương trình được viết 
bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao ta 
gọi là chương trình dịch. 
Cấu trúc chương trình dịch: 
NVSP K36-Tối 246A Tin Học 11 Lại Trung Việt-Thái Ngọc Long 
4 
Chương trình nguồn Chương trình dịch Chương trình đích
GV: Chúng ta bước qua một phần mới 
quan trọng trong bài mà các em cần 
nắm đó là trình thông dịch và trình 
biên dịch. 
GV: Chắc hẳn các bạn đều biết hay đã 
nghe nói đến thông dịch viên. Thông 
dịch viên làm gì? Ai có thể nói cho cả 
lớp biết không? Mời bạn. 
HS: trả lời 
Đáp án: Lấy ví dụ người Anh nói với 
người Việt cần có người thông dịch 
(người Việt không nói được tiếng Anh 
hay ngược lại). Nhiệm vụ của người 
thông dịch là cứ người Anh nói đến 
đâu thì dịch sang tiếng Việt cho người 
kia hiểu. Công việc của người thông 
dịch là chuyển đổi thông tin liên tục 
giúp hai người giao tiếp khác ngôn 
ngữ hiểu mình đang làm gì hay nói 
cách khác đó là một-một: nói một câu 
dịch một câu. 
Lấy lại ví dụ ở trên chúng ta làm việc 
bằng ngôn ngữ lập trình. Mời các em 
xem Demo: GV chiếu clip hay viết 
code chạy chương trình tại lớp cho HS 
xem. 
Sau khi quan sát phần demo, ai cho 
thầy biết trình thông dịch là gì? Mời 
bạn. 
HS: trả lời 
GV: Cám ơn câu trả lời của các bạn. 
Quá trình thông dịch gồm các bước lặp 
đi lặp lặp sau: 
II. Một số thủ tục: 
1. Trình thông dịch: 
Gồm ba bước lặp sau: 
+B1: Kiểm tra tính đúng đắn của 
câu lệnh tiếp theo trong chương 
trình nguồn. 
+ B2: Chuyển đổi câu lệnh đó 
thành các câu lệnh tương ứng bằng 
ngôn ngữ máy. 
HĐ2 (20”) 
NVSP K36-Tối 246A Tin Học 11 Lại Trung Việt-Thái Ngọc Long 
5 
Như vậy trình thông dịch là quá trình 
dịch và thực hiện các câu lệnh luân 
phiên hay nói khác đi là dịch lần lượt 
từng câu lệnh. Các bạn đã thấy rõ khi 
thầy chạy debug trong chương trình 
demo. Nó cho ta thấy từng bước 
chương trình hoạt động mà ta chưa cần 
đi đến chương trình đích. 
Có bạn nào chưa hiểu không? 
HS: trả lời 
GV: Chúng ta vừa xét qua một cách 
dịch. Bây giờ chúng ta theo dõi một 
cách dịch khác. 
Mời các em theo dõi ví dụ demo.GV 
thực hiện tại lớp hay chiếu demo đã 
chuẩn bị sẵn. Các em vừa xem xong 
demo, ai có nhận xét gì không? 
HS: trả lời 
GV: Cám ơn các em. Để rõ hơn thầy 
lấy một ví dụ thực tế cho các em dễ 
liên tưởng. Các em có biết nghề biên 
dịch không? Chắc hẳn là các em ít 
nhất đã nghe qua. Với người biên dịch, 
họ làm công việc dịch sách, đoạn 
phim,  Cụ thể dịch tiếng Anh sang 
tiếng Việt. Người làm công việc này sẽ 
hoàn tất hết một văn bản hay một đoạn 
phim. Sau đó người này mới giao cho 
người sử dụng hoặc lưu trữ lại nói dễ 
hiểu là dịch trọn gói. Từ câu chuyện 
này trở lại với phần demo các em thấy 
trình biên dịch gồm hai bước sau: 
Như vậy trình biên dịch diễn ra độc 
lập. Nó dịch chương nguồn thành 
chương trình đích vừa dùng lưu trữ 
vừa sử dụng về sau. 
+B3: Thực hiện các câu lệnh vừa 
chuyển đổi. 
2. Trình biên dịch: 
Gồm hai bước sau: 
+B1: Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra 
tính đúng đắn của câu lệnh trong 
chương trình nguồn. 
+B2: Dịch chương trình nguồn 
thành chương trình đích có thể thực 
hiện trên máy tính hay lưu trữ lại. 
NVSP K36-Tối 246A Tin Học 11 Lại Trung Việt-Thái Ngọc Long 
6 
Các em thấy có gì khác nhau giữa 
thông dịch và biên dịch không? Mời 
bạn. 
HS: trả lời 
GV: Cám ơn ý kiến của các em. Điểm 
giống nhau là: 
Điểm khác nhau là: 
Bài học hôm nay đến đây kết thúc. Em 
nào có thắc mắc hay còn vướng chỗ 
nào chưa hiểu không? 
Mời HS nếu có. 
GV: Nếu không ai thắc mắc chúng ta 
kết thúc phần lý thuyết. Bây giờ thầy 
củng cố lại và chúng ta cùng làm bài 
tập để luyện tập. 
3. So sánh thông dịch-biên 
dịch: 
+ Giống nhau là cùng làm công 
việc dịch, có sử dụng ngôn ngữ lập 
trình. 
+ Khác nhau: 
Thông dịch Biên dịch 
Dịch xen kẽ 
Lặp đi lặp lại 
Không có đích 
Không lưu trữ 
Độc lập 
Không lặp 
Nguồn-đích 
Lưu trữ-tái sử 
dụng 
4. Củng cố và luyện tập: (7”) 
- Chúng ta giải các bài tập trong sách bài tập Tin Học 11: 1.1, 1.2, 1.3. 
- Đáp án: 1. B, C; 2. A, B, C; 
- Đáp án 1.3: Trong chế độ biên dịch, một chương trình đã được dịch thông 
suốt, hệ thống không báo lỗi, ta không thể khẳng định là có 1 chương 
trình đúng. Vì câu lệnh có thể viết đúng, nhưng ngữ cảnh, ý nghĩa của 
thuật toán chưa chắc đúng. 
5. Tổng kết: (3”) 
- Ôn lại: lập trình là gì? Ngôn ngữ lập trình là gì? Trình thông dịch-trình 
biên dịch là gì? 
- Làm bài tập còn lại trong sách bài tập Tin Học 11. 
- Đọc trước bài 2. 
- Cám ơn cả lớp hẹn gặp các bạn vào buổi tiếp theo, chào các em! 
V. NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM 
.............................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................. 
NVSP K36-Tối 246A Tin Học 11 Lại Trung Việt-Thái Ngọc Long 
7 
.............................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................. 
...............................................................

File đính kèm:

  • pdfLop 11-Bai 1.pdf
Giáo án liên quan