Giáo án Tin học Lớp 10 - Chương trình cả năm

I/ Mục tiêu

 1. Kiến thức:

• Biết khái niệm thông tin, lượng thông tin, các dạng thông tin, mã hóa thông tin cho máy tính.

• Biết các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính.

• Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit.

• Biết các hệ đếm 2, 16 trong biểu diễn thông tin.

 2. Kĩ năng:

• Bước đầu mã hõa được thông tin đơn giản thành dãy các bit.

 3. Thái độ:

II/ Đồ dùng dạy học.

1. Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.

2. Chuẩn bị của HS: SGK.

III/Hoạt động dạy – học

 1. Kiểm tra bài cũ:

 Câu 1: Tin học là gì?

 Câu 2: Đặc tính và vai trò của máy tính điện tử.

 2. Nội dung bài mới:

Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS

1. Khái niệm thông tin và dữ liệu:

- Thông tin của một thực thể là những hiểu biết có thể có được về thực thể đó.

Ví dụ: Thông tin về sản phẩm, Thông tin về tin tức thời sự, thông tin về mỗi ca nhân bạn bè

- Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.

 GV: Trong xã hội sự hiểu biết về một thực thể càng nhiều thì sự suy đoán về thực thể đó càng chính xác.

Ví dụ: Trong một vụ điều tra càng biết nhiều chi tiết về vụ án thì việc suy đoán tìm ra thủ phạm sẽ dẽ dàng hơn. Nhũng diều được biết đến dsdó là những thông tin. Vậy thông tin là gì và các em hãy cho thêm một vài ví dụ khác về những thông tin mà các em biết.

HS: Trả lời câu hỏi.

GV: Con người có được những thông tin là do quan sát và tìm hiểu còn máy tính có được những thông tin đó từ đâu. Đó là những thông tin được đưa vào máy tính.

2. Đơn vị đo lượng thông tin

- Đơn vị nhỏ nhất dùng để đo lượng thông tin là Bit(Binary Digital)

- Ngoài ra người ta còn dùng những đơn vị khác để đo lương thông tin.

 1B (Byte) = 8 Bit

 1KB (Kilô Byte) = 1024B

 1MB (Mêga Byte) = 1024KB

 1GB (Giga Byte) = 1024MB

 1TB (Têra Byte) = 1024GB

 1KB (Pêta Byte) = 1024TB GV: Muốn máy tính nhận biết về một sự vật nào đó ta cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về sự vật đó. Có những sự vật chỉ có 2 trạng thái đúng hoặc sai. Do vậy người ta đã nghĩ ra đơn vị Bit dùng để biểu diễn thông tin trong máy tính. Để hiểu rõ hơn các em hãy tham khảo ví dụ SGK.

HS: Xem SGK và nêu ý kiến thắc mắc

GV: Giới thiệu những đơn vị bội của Bit.

 

doc91 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 10 - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
720p
_SD ( độ phân giải chuẩn ): là khung hình phổ biến hiện này và vẫn được các đài truyền hình phát sóng. (VTV) có kích thước: 720×575 – 25fps (PAL) và 720×480 fps (NSTC).
II. Thao tác với Paint.net:
	1. Cách vào Windows Movie Maker(WMM) và màn hình làm việc của WMM:
 - Vào Paint.net: start -> programs -> WMM
 - Kích đúp vào biểu tượng WMM trên màn hình()
 - Màn hình làm việc của WMM:
 - Các công cụ làm việc của Paint.net:
Đưa video vào làm nguồn
 - Kích vào Import Video. Sau khi cửa sổ hiện ra chọn đến video mà bạn muốn làm, rồi kích vào Import, có thể Import nhiều video cùng lúc bằng cách chọn nhiều video rồi Import.
 Đưa hình ảnh vào làm nguồn
 - kích vào Import pictures. Sau đó của sổ chọn ảnh xuất hiện, tìm những bức ảnh bạn muốn import vào có thể chọn nhiều ảnh bằng cách giữ phím Ctrl hoặc Ctrl + A để chọn toàn bộ ảnh trong thư mục chọn.
Đưa nhạc vào làm nguồn
Tương tự như với video và hình ảnh:
Việc chọn nhạc cũng như video và hình ảnh, bạn chọn đến nơi để trong máy, có thể chọn nhiều bằng cách chọn nhiều file sau đó bạn bấm Import 
2. Xử lý
 a. Tạo hiệu ứng cho hình ảnh
 - click chọn vào phần View video effects như trong hình 
Kéo các hiệu ứng nhu trong hình theo ý thích 
b. Khung chuyển đổi giữa các hình ảnh, các video với nhau
Bạn kích để chọn View video transitions như hình
Sau đó muốn sự chuyển đổi như thế nào tùy theo ý đồ thiết kế.
c. Viết chữ
Làm như trong hình, bấm vào Make titles or credits
Tùy vào vị trí cũng như yêu cầu của chữ cùng nội dung mà chọn vào mục hợp lý
Viết chữ, chọn font, cỡ chữ.
3. Xuất ra file video
GV: Trình bầy những phần lý thuyết quan trọng liên quan đến phần thực hành.
GV: Hướng dẫn các công việc cần thực hiện.
HS: Theo dõi sự hướng dẫn của Giáo viên sau đó thực hành trực tiếp trên máy.
GV: Vào phần mềm Paint giới thiệu về các công cụ và màn hình làm việc của Paint.
HS: chú ý theo dõi và thực hiện lại trên máy tính.
GV: Vào phần mềm Paint.net giới thiệu về các công cụ và màn hình làm việc của Paint.net.
HS: chú ý theo dõi và thực hiện lại trên máy tính.
GV: Thao tác trên một số công cụ, hướng dẫn học sinh thực hiện.
HS: Theo dõi và thực hiện lại trên máy.
GV: Chỉnh sửa một ảnh mẫu.
HS: theo dõi các thao tác và làm lại trên máy tính.
 IV/ Đánh giá cuối bài:
	- Nắm vững những thao tác với máy tính và với Paint, Paint.net.
	- Những đặc điểm cần chú ý khi làm việc với Paint, Paint.net.
V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:
Tiết: 35,36
	Bài tập và thực hành 
THAO TÁC VỚI WINDOWS MOVIE MAKER
I/ Mục tiêu
	1. Kiến thức:
Làm quen với phần mềm Windows Movie Maker
	2. Kĩ năng:
Thực hiện một số thao tác trên phần mềm Windows Movie Maker.
 Chỉnh sửa một video thông thường trên phần mềm Windows Movie Maker.
Thiết kế một đoạn clip ngắn.
	3. Thái độ
II/ Đồ dùng dạy học. 
1.Chuẩn bị của GV: Giáo án
2.Chuẩn bị của HS: Vở.
III/Hoạt động dạy – học
	1. Kiểm tra bài cũ:
	2. Nội dung bài mới:
Nội dung bài giảng
Hoạt động của GV và HS
1. Chọn một số hình ảnh và thiết kế video trên Windows Movie Maker.
2. Sử dụng một số công cụ trên paint.net.
3.Chọn một số video ngắn và thiết kế video trên Windows Movie Maker.
4. Kết hợp ghép ảnh và video hợp lý.
5. Thực hành tổng hợp.
GV: Nhắc lại những phần lý thuyết quan trọng liên quan đến phần thực hành.
GV: Hướng dẫn các công việc cần thực hiện.
HS: Theo dõi sự hướng dẫn của Giáo viên sau đó thực hành trực tiếp trên máy
 IV/ Đánh giá cuối bài:
	Cần nắm vững các thao tác với tệp và thư mục.
V/ Nhận xét rút kinh nghiệm:
Tiết: 37
KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Đề thi và đáp án kèm theo)
Chủ đề 4: Soạn thảo văn bản
Tiết: 38:
Bài 14
KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
I/ Mục tiêu
	1. Kiến thức:
Nắm được các chức năng chung cuả hệ soạn thảo văn bản, các khái niệm liên quan đến việc trình bày văn bản.
Có khái niệm về các vắn đề liên quan đến xử lí chữ Việt trong soạn thảo văn bản.
	2. Kĩ năng:
Hiểu và nắm được một số quy ước trong soạn thảo văn bản.
Làm quen và bước đầu học thuộc một trong hai cách gõ văn bản.
	3. Thái độ
II/ Đồ dùng dạy học. 
1.Chuẩn bị của GV: Giáo án, SGK.
2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT.
III/Hoạt động dạy – học
	1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: (bỏ qua).	
	3. Nội dung bài mới:
Nội dung bài giảng
Hoạt động của GV và HS
1. Các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản:
	Hệ soạn thảo văn bản (HSTVB) là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn văn bản: gõ (nhập) văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản.
	a) Nhập và lưu trữ văn bản:
	- Nhập văn bản nhanh chóng mà chưa cần quan tâm đến việc trình bày văn bản
	- Trong khi gõ HST tự động xuống đòn khi hết dòng.
	- Có thể lưu trữ lại để tiếp tục hoàn thiện, lần sau dùng lại hay in ra giấy.
	b) Sửa đổi văn bản:
	- Sửa đổi kí tự: xóa, chèn thêm hoặc thay thế kí tự, từ hay cụm từ nào đó.
	- Sửa đổi cấu trúc văn bản: xóa, sao chép, di chuyển, chèn thêm một đoạn văn bản hay hình ảnh đã có sẵn.
	c) Trình bày văn bản:
Khả năng định dạng kí tự:
 Phông chữ.
Cỡ chữ.
Kiểu chữ ( đậm, nghiêng, gạch chân)
Màu sắc chữ.
Vị trí tương đối với dòng kẻ.
Khoảng cách giữa các kí tự trong một từ hay giữa các từ với nhau.
Khả năng định dạng đoạn văn bản:
Vị trí lề trái, lề phải.
Căn lề (trái, phải, giữa, hai bên).
Dòng đàu tiên: thục vào hay nhô ra so với cả đoạn văn.
Khoảng cách đến các đoạn văn bản trước, sau.
Khoảng cách giữa các dòng trong cùng một đoạn.
Khả năng định dạng trang in.
Lề trên, dưới, trái, phải của trang in.
Hướng giấy (ngang, dọc).
Tiêu đề trên (đầu mỗi trang) tiêu đề dưới (cuối mỗi trang)
	d) Một số chức năng khác:
Tìm kiếm và thay thế tự động.
Cho phép gõ tắt hoặc tự động sửa lỗi khi gõ sai.
Tạo bảng và thực hiện tính toán, sắp xếp dữ liệu trong bảng.
Tạo mục lục, chú thích, tham chiếu tự động.
Chia văn bản thành các phần với các cách trình bày khác nhau.
Tự động đánh số trang, phân biệt trang chẳng và trang lẻ.
Chèn hình ảnh và kí hiệu đặc biệt và văn bản.
Kiểm tra chính tả, ngữ pháp, tìm từ đồng nghĩa, thống kê
Hiển thị văn bản với nhiều gốc độ khác nhau.
2. Một số qui ước trong việc gõ văn bản:
	a) Các đơn vị xử lí trong văn bản:
Kí tự (Character): Đơn vị nhỏ nhất tạo thành văn bản.
	Ví dụ: a, b, c, 1, 2, 3, +, -, *, /
Từ (Word): Là tập hợp các kí tự nằm giữa hai dấu trống và không chứa dấu trống.
Dòng văn bản (Line): Là tập hợp các từ theo chiều ngang trên cùng một dòng.
Câu (Sentence): Là tập hợp các từ và được kết thúc bằng dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!).
Đoạn văn (Paragraph): Là tập hợp các câu có liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ nghĩa, các đoạn được phân cách với nhau bởi dấu xuồng dòng (Enter).
Trang, trang màn hình: toàn bộ văn bản được thiết kế để in ra một trang giấy gọi là trang (Page).trang màn hình là phần văn bản được hiên thị trên màn hình tại một thời điểm.
	b) Một số qui ước trong việc gõ văn bản:
Các dấu ngắt câu như: (.), (!), (?), (,), (:), (;).phải đặt sát từ đứng trước nó, tiếp sau nó là một dấu cách nếu sau nó còn nội dung.
Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống để ngăn cách, giữa các đoạn cũng chỉ xuống dòng bằng một lần Enter.
Các dấu mở ngoặc (gồm: “(“, ”{”, “[”, “<”) và các dấu nháy phải được đặt sát vào kí tự đầu tiên của từ tiếp theo và cách kí tự trước một dấu cách. Tương tự đối với các dấu đóng ngoặc và dấu đống nháy phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó.
3. Tiếng Việt trong soạn thảo văn bản:
	a) Xử lí chữ Việt trong máy tính:
	Một số công việc chính cần phân biệt:
Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính.
Lưu trữ, hiển thị và in ấn văn bản bằng tiếng Việt.
Truyền văn bản tiếng Việt qua mạng máy tính.
b) Gõ chữ Việt:
Một số chương trình hỗ trợ chữ Việt phổ biến hiện nay là: Vietkey, VietSpell, Unikey
Hai kiểu gõ chữ Việt phổ biến hiện nay là: 
Kiểu TELEX.
Kiểu VNI	.
Hai kiểu gõ này được trình bày tronh bảng: (SGK)
c) Bộ mã chữ Việt:
	Hai bộ mã phổ biến hiện nay dựa trên bộ mã ASCII là TCVN3 và VNI. Ngoài ra bộ mã Unicode được qui định sử dụng chung cho các ngôn ngữ và quốc gia.
d) Bộ phông chữ Việt:
Phông dùng bộ mã TCVN3:
Chữ thường: .VnTime, .VnArial
Chữ hoa: .VnTimeH, .VnArialH
Phông dùng bộ mã Unicode: Arial, Tohoma,
e) Các phần mềm hỗ trợ chữ Việt:
	Hiện nay đã có một số phần mềm tiện ích như kiểm tra chính tả, sắp xếp, nhận dạng chữ Việt.
GV: trong cuộc sống có rất nhiều việc liên quan đến soạn thảo văn bản. em nào có thể kể tên một số công việc đó?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Em biết gì về soạn thảo văn bản trên máy tính?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Giới thiệu, giải thích rõ về hệ soạn thảo văn bản và các thành phần liên quan.
HS: Chú ý lắng nghe và ghi chép bài học.
GV: Phân biệt giữa soạn thảo văn bản trên máy và soạn thảo văn bản bằng tay:
Có nhất thiết phải vừa soạn thảo văn bản vừa trình bày văn bản khi soạn thảo văn bản trên máy hay không?
HS: Suy nghĩ và Trả lời câu hỏi.
GV: Hệ soạn thảo văn bản cung cấp những công cụ giúp tăng hiệu quả của việc soạn thảo văn bản.
Giới thiệu những chức năng cụ thể. Với từng chức năng đưa ra ví dụ tương ứng.
HS; Theo dõi nêu ý kiến nhận xét và thắc mắc của mình.
GV: Khi soạn thảo văn bản trên máy tính có nhiều đơn vị xử lí giống với những đơn vị soạn thảo trên giấy nhưng cũng có những đơn vị khác .
GV: giới thiệu các đơn vị xử lí trong việc soạn thảo văn bản.
HS; chú ý lắng nghe, theo dõi, so sánh sự khác biệt và nêu thắc mắc.
	Ngày nay, chúng ta tiếp xúc nhiều với các văn bản là sản phẩm của những hệ soạn thảo văn bản, trong số đó có những văn bản không tuân theo qui tắc của hệ soạn thảo văn bản, không tôn trong người đọc và gây khó chịu cho người đọc. Một yêu cầu quan trọng khi bắt đầu soạn thảo văn bản là phải tôn trọng các qui định chung này để văn bản soạn thảo ra được nhất quan và khoa học.
GV: Nêu lí do phải sử dụng tiếng việt trong soạn thảo và cách sử dụng chữ việt khi soạn thảo văn bản.
HS: Chú ý theo dõi để có thể thực hiện được việc soạn thảo văn bản bằng tiếng việc. Học thuộc các qui tắc cẩn thiết khi soạn thảo văn bản cũng như soan thảo văn

File đính kèm:

  • docBai 1 Tin hoc la mot nganh khoa hoc.doc