Giáo án Tin học 8 - Tiết 10, Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán (Tiếp theo) - Trần Văn Hải
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lý khác nhau.
- Hiểu phép toán chia lấy phần nguyên, chia lấy phần dư
- Hiểu thêm về các lệnh in thông tin ra màn hình.
2. Kĩ năng:
- Chuyển được biểu thức toán học sang biểu diễn trong ngôn ngữ lập trình;
3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực trong học tập, nâng cao tinh thần tự giác, có ý thức.
II. Chuẩn bị:
- GV: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu.
- HS: Vở ghi, sách giáo khoa.
Ngày soạn: 15/09/2014 Ngày dạy: 17/09/2014 Tuần: 5 Tiết: 10 Bài thực hành 2: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN (tt) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lý khác nhau. - Hiểu phép toán chia lấy phần nguyên, chia lấy phần dư - Hiểu thêm về các lệnh in thông tin ra màn hình. 2. Kĩ năng: - Chuyển được biểu thức toán học sang biểu diễn trong ngôn ngữ lập trình; 3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực trong học tập, nâng cao tinh thần tự giác, có ý thức. II. Chuẩn bị: - GV: Sách giáo khoa, phòng máy, giáo án, máy chiếu. - HS: Vở ghi, sách giáo khoa. III. Phương pháp: - GV hướng dẫn, quan sát, sửa sai. HS thực hành, sửa sai, giải quyết vấn đề, rút ra kết luận. IV. Tiến trình bài dạy: Ổn định lớp: (1’) 8A1: 8A2: 8A3: 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu 1: 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (32’) Tìm hiểu về cách in lệnh ra màn hình. + GV: Cho HS đọc nội dung bài 3. + GV: Yêu cầu HS khởi động Turbo Pascal và mở lại tệp chương trình CT2.Pas và sửa ba lệnh cuối (trước từ khóa end) thành: Writeln(( 10 + 5) / (3 + 1) – 18 / (5 + 1) :4:2); Writeln((10 + 2)*(10 + 2) / (3 + 1) :4:2); Writeln(((10 + 2)*(10 + 2) – 24) / (3 + 1) :4:2); + GV: Quan sát HS trong quá trình thao tác thực hành. + GV: Yêu cầu HS dịch và chạy chương trình. Quan sát kết quả trên màn hình và rút ra nhận xét của em. + GV: Yêu cầu HS thực theo nhóm, rút ra nhận xét. + GV: Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. + GV: Yêu cầu các nhóm so sánh sự giống và khác nhau của hai kết quả. + GV: Yêu cầu đại diện nhóm trình bày. + GV: Các nhóm khác so sánh với kết quả thực hiện của nhóm mình. + GV: Quan sát quá trình trình bày của nhóm cho nhận xét. + GV: Yêu cầu các nhóm khác đóng góp ý kiến. + GV: Rút ra kết luận. + GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên. + GV: Yêu cầu một số HS lên bảng thực hiện các thao tác đã được hướng dẫn. + GV: Yêu cầu các bạn khác quan sát theo dõi và nhận xét bài làm của bạn thực hiện. + GV: Quan sát hướng dẫn và sửa sai cho các em. + GV: Yêu cầu HS thực hiện xong lưu bài lại. + GV: Lấy một bài thực hiện còn thiếu sót trình chiếu và yêu cầu các bạn khác nhận xét bổ sung. + GV: Nhận xét và sửa các lỗi sai mà HS thường gặp. + GV: Yêu cầu một số HS khác lên thao tác lại các nội dung đã được GV chỉnh sửa. + GV: Trình chiếu một bài hoàn chỉnh của HS và nhận xét. + GV: Sửa các lỗi các em hay gặp phải khi lập trình. + HS: Đọc, tìm hiểu trong SGK. + HS: Thực hiện các thao tác đầy đủ và chính xác theo yêu cầu. + HS: Sửa theo sự hướng dẫn: Writeln(( 10 + 5) / (3 + 1) – 18 / (5 + 1) :4:2); Writeln((10 + 2)*(10 + 2) / (3 + 1) :4:2); Writeln(((10 + 2)*(10 + 2) – 24) / (3 + 1) :4:2); + HS: Thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. + HS: Thực hiện các thao tác theo yêu cầu, biên dịch kiểm tra lỗi, sửa lỗi nếu có và chạy chương trình, quan sát kết quả thực hiện. + HS: Thực hiện theo nhóm, rút ra kết luận. + HS: Trình bày cách hiển thị kết quả của hai trường hợp trên. - Chạy chương trình khi chưa sửa: - Chương trình sau khi sửa: + HS: Các nhóm đóng góp ý kiến cho nhóm bạn. + HS: Tập trung lắng nghe à ghi nhớ kiến thức. + HS: Quan sát GV thực hiện các thao tác trên. + HS: Một số HS lên bảng thực hiện các thao tác đã được hướng dẫn trên. + HS: Các bạn khác theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn. + HS: Thao tác dưới sự hướng dẫn của GV. + HS: Lưu bài lại với tên cũ. + HS: Quan sát nhận xét và góp ý bổ sung sai sót của các bạn. + HS: Chú ý lắng nghe và sửa chữa những sai sót thường gặp. + HS: Một số HS lên bảng thao tác lại các nội dung đã chỉnh sửa. + HS: Quan sát và học tập bài làm tốt. + HS: Chú ý các lỗi các em hay gặp phải và khắc phục. 3. Bài tập 3. - Mở lại tệp CT2.pas và sửa ba lệnh cuối trước từ khoá end bằng cách thêm vào sau mỗi câu lệnh độ rộng in số và chữ số thập phân. - Dịch và chạy chương trình để kiểm tra kết quả. 4. Củng cố: (5’) - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết thực hành của học sinh, giúp HS nhận ra các lỗi thường gặp trong khi viết chương trình. 5. Hướng dẫn và dặn dò về nhà: (2’) - Xem lại bài thực hành, GV sửa các lỗi các em hay mắc phải khi viết chương trình. - Đọc trước bài tiếp theo: Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình. 6. Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tuan 5 tiet 10 tin 8 2014 2015.doc