Giáo án Tin học 6 - Tuần 23 - Mai Duy Khánh

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách gõ văn bản và chỉnh sửa văn bản.

2. Kĩ năng: Luyện các thao tác mở hoặc lưu văn bản, kĩ năng gõ văn bản Tiếng Việt. Thực hành các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bản bằng các chức năng sao chép, di chuyển.

3. Thái độ: Rèn thái độ nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động học tập.

II/ CHUẨN BỊ:

1) Giáo viên: Giáo án, máy tính, máy chiếu, nội dung thực hành, phòng máy thực hành

2) Học sinh: SGK, củng cố lại các thao tác chỉnh sửa văn bản, năm snooij dung yêu cầu của các mục thực hành tiếp theo (Mục c, d trang 84 SGK)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Tuần 23 - Mai Duy Khánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45	Bài thực hành số 6: EM TẬP CHỈNH SỬA VĂN BẢN (tt)
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách gõ văn bản và chỉnh sửa văn bản.
2. Kĩ năng: Luyện các thao tác mở hoặc lưu văn bản, kĩ năng gõ văn bản Tiếng Việt. Thực hành các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bản bằng các chức năng sao chép, di chuyển.
3. Thái độ: Rèn thái độ nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
1) Giáo viên: Giáo án, máy tính, máy chiếu, nội dung thực hành, phòng máy thực hành
2) Học sinh: SGK, củng cố lại các thao tác chỉnh sửa văn bản, năm snooij dung yêu cầu của các mục thực hành tiếp theo (Mục c, d trang 84 SGK)
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, vấn đáp, thuyết trình, dạy học tiết thực hành.
- Phát huy tính tích cực chủ động của HS qua hoạt động nhóm.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1) Ổn định lớp
2) Kiểm ta bài cũ:
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 4: Mở văn bản đã lưu và sao chép, chỉnh sửa nội dung văn bản
- GV yêu cầu HS
+ Mở văn bản có tên Biển đẹp.doc đã lưu trong bài thực hành số 5.
+ Mở lại văn bản vừa gõ nội dung ở phân a và b.
® Muốn sao chép đoạn văn bản trên vào văn bản Biển đẹp.doc ta thực hiện những thao tác gì?
- GV hướng dẫn HS thực hiện thao tác sao chép toàn bộ nội dung văn bản đó vào cuối văn bản Biểnđẹp.doc.
+ Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sao chép và di chuyển các đoạn văn bằng cách kết hợp các phím tổ hợp
Ctrl +C/Ctrl + X, Ctrl + V 
- Yêu cầu HS lưu văn bản Biển đẹp.doc có chứa đoạn văn bản vừa sao chép.
GV kiểm tra văn bản của từng HS, sửa những lỗi sai của HS.
- HS mở văn bản Biển đẹp.doc nằm trong thư mục có tên của mình đã lưu trong bài TH số 5.
- HS mở lại văn bản vừa gõ.
- Muốn sao chép một đoạn văn bản ta cần thực hiện: Chọn đoạn văn bản đó bằng cách nháy chuột tại vị trí bắt đầu và kéo thỏ chuột đến cuối đoạn văn bản à nháy nút Copy trên thanh công cụ; Nháy chuột ở vị trí cuối của văn bản Biển đẹp.doc à nháy nút Paste.
- HS thực hiện thao tác sao chép theo các bước vừa nêu.
- HS nháy vào nút Save để lưu văn bản vừa tạo.
c) Mở văn bản đã lưu và sao chép, chỉnh sửa nội dung văn bản:
1) Mở văn bản Biendep.doc dã lưu ở bài thực hành trước.
Sao chép toàn bộ nội dung của văn bản vừa làm vào văn bản Biendep.doc
2) Thay đổi trật tự các đoạn văn bản trong Biendep.doc để có nội dung đúng như văn bản trang 47 SGK 6
3) Lưu văn bản với tên cũ.
Hoạt động 5: Thực hành gõ chữ Việt kết hợp sao chép nội dung
- Yêu cầu HS mở văn bản mới và gõ nội dung bài thơ như trong SGK.
- GV lưu ý: Trong bài thơ có câu thơ nào lặp lại?
Vậy để khỏi mất thời gian với các câu thơ lặp lại thì chúng ta thực hiện thao tác gì?
- Cho HS lưu văn bản trên với tên Trăng ơi trong thư mục có tên của mình đã tạo trước đó.
GV kiểm tra nội dung văn bản của HS, có thể đánh giá cho điểm khuyến khích một số HS thực hành tốt và nghiêm túc.
- HS mở văn bản mới.
- HS: Trong bài thơ có câu “Trăng ơi từ đâu đến?”
Thực hiện thao tác sao chép để gõ câu thơ “Trăng ơi từ đâu đến?” . 
 - HS lưu văn bản vừa tạo. 
d) Thực hành gõ chữ việt kết hợp với sao chép nội dung:
1) Mở trang văn bản mới và gõ nội dung bài ơ Trăng ơi trang 85 SGK.
+ Có sử dụng lệnh sao chép để sao chép nhanh các câu thơ lặp lại.
2) Kiểm tra lỗi chính tả rồi lưu lại văn bản với tên Trangoi.doc.
Hoạt động 6: Củng cố
- GV củng cố các thao tác cơ bản khi soạn thảo một văn bản tiếng việt.
- Lấy một bài làm của một nhóm để đánh giá rút kinh nghiệm chung tiết thực hành.
4. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại và nắm kĩ các thao tác chọn phần văn bản, sao chép và di chuyển trong văn bản.
- Thực hành thành thạo gõ văn bản bằng chữ Việt.
- Học thuộc và gõ thành thạo kiểu gõ Telex.
- Xem trước bài Định dạng văn bản.
RÚT KINH NGHỆM:
Tiết 46	ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1) Kiến thức:
- Hiểu nội dung và mục tiêu của định dạng văn bản.
- Hiểu các nội dung định dạng kí tự.
- Thực hiện được các thao tác định dạng kí tự cơ bản.
2) Kỹ năng:
- Hình thành cho hs cách làm việc với văn bản theo kí tự, thao tác chuẩn nhanh.
3) Thái độ: 	- Nghiêm túc, khoa học, chính xác, tích cực trong giờ học.
III. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Phấn màu, sách, màn hình và máy vi tính (nếu có) 
- Học sinh: sách, tập, viết.
III. QUI TRÌNH LÊN LỚP
1) Ổn Định Lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
Làm thế nào để có một trang tính theo ý muốn đúng quy tắc của một văn bản, định dạng văn bản có mấy kiểu  bài học hôm nay “Định Dạng Văn Bản” Sẽ giúp các em làm được sau khi học xong bài học này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách Định dạng văn bản
1. Định dạng văn bản
- GV cho HS so sánh hai văn bản có nội dung chưa được định dạng và một văn bản khác với cùng nội dung nhưng đã được định dạng
- Hãy đưa ra nhận xét về định dạng
Định dạng văn bản gồm mấy loại?
HS nhận xét sự khác biệt giữa hai văn bản
HS phát biểu
- Hs trả lời: Định dạng văn bản gồm hai loại
1. Định dạng văn bản
Định dạng văn bản là làm thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu). Định dạng văn bản nhằm mục đích để văn bản dễ đọc, trang văn bản có bố cụa đẹp và người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết.
- Định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách Định dạng kí tự
GV giới thiệu cho học sinh các nội dung định dạng kí tự.
® Cho HS quan sát thanh công cụ ® GV thao tác thay đổi Phông chữ, Cỡ chữ, Kiểu chữ, Màu sắc Þ Các tc phổ biến của định dạng kí tự?
+ Ngoài ra còn nhiều tính chất khác.
- Để định dạng kí tự có nhiều cách thực hiện, sau đây ta sẽ làm quen với hai cách.
- GV Giới thiệu cách sử dụng nút lệnh và cho HS xem các nút lệnh.
- GV Giới thiệu cách mở hộp thoại Font ® Đưa hộp thoại Font lên cho HS quan sát.
Þ Nhận xét gì về 2 cách định dạng kí tự?
* Chú ý nếu không chọn trước phần văn bản nào thì các thao tác định dạng trên sẽ được áp dụng cho các kí tự sẽ được gõ vào sau đó.
+ Trong hộp thoại Font có những thành phần sau
+ Font: Chọn font chữ thích hợp
+ Font Style: Chọn kiểu chữ thích hợp
+ Size: Chọn cỡ chữ mong muốn
+ Font color: Chọn màu chữ
HS:Quan sát và trả lời các câu hỏi
- Hs quan sát trên màn chiếu.
- Sử dụng nút lệnh: Nhanh nhưng không thấy trước được các thay đổi.
- Sử dụng hộp thoại Có nhiều tính chất hơn và xem trước được các thay đổi (Khung Preview)
- Chú ý phân biệt các thành phần.
2. Định dạng kí tự
- Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay nhiều nhóm kí tự.
- Các tính chất phổ biến gồm:
+ Phông chữ
+ Cỡ chữ
+ Kiểu chữ
+ Màu chữ
a) Sử dụng các nút lệnh:
+ Phông chữ: Nháy nút ở bên phải hộp thoại Font và chọn Font thích hợp.
+ Cỡ chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Size và chọn cỡ chữ cần thiết
+ Kiểu chữ:
Nháy nút Bold là chữ đậm
Nháy nút Italic là chữ nghiêng
Nháy nút Underline là chữ gạch chân
+ Màu chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font Color và chọn màu chữ thích hợp
b)Sử dụng hộp thoại Font
- Chọn Format\ Font\ Xuất hiện hộp thoại Font:
Hoạt động 3: Củng cố
1/ Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào?
2/ Hãy điền tác dụng định dạng kí tự của các nút lệnh sau đây:
Nút B dùng để định dạng kiểu chữ ...
Nút I dùng để địng dạng kiểu chữ ...
Nút U dùng để địng dạng kiểu chữ ... 
GV cho HS giải các bài tập SGK
GV:Có cách nào để phân biệt một bộ phông chữ đã cài trong Windows có hỗ trợ tiếng việt hay không?
HS:Gõ một vài chữ việt có dấu và định dạng theo phông chữ đó. Nếu chữ việt không hiển thị được trên màn hình thì phông chữ không hỗ trợ tiếng việt. Định dạng kí tự
4) Học ở nhà:
-Về nhà học kỹ hai cách định dạng kí tự và xem trước bài 17
- Làm các bài tập 3, 4, 5, 6 SGK trang 88
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTH6 Tuan 23.doc