Giáo án Tin học 10 - Tuần 1 đến 24

CHƯƠNG I

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CỦA TIN HỌC

Tiết PPCT : 1 §1. TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC

I. Mục tiêu

 1. Về kiến thức:

- Biết tin học là 1 nghành khoa học: có đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu riêng.

- Biết máy tính vừa là đối tượng nghiên cứu, vừa là công cụ.

- Biết được sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu xã hội;

- Biết các đặc tính ưu việt của máy tính;

- Biết được một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống.

 2. Về kỹ năng: Nhận biết được các bộ phận của máy tính: màn hình, chuột, bàn phím

 3. Về thái độ:

- Nhìn nhận tin học là một ngành khoa học mới mẽ cần phải nghiên cứu.

- Học sinh cần nhận thức được tầm quan trọng của môn học, vị trí của môn học trong hệ thống kiến thức phổ thông và những yêu cầu về mặt đạo đức trong xã hội tin học hóa.

II. Chuẩn bị

- Phương pháp: Sử dụng các phương pháp,dạy học cơ bản sau một cách linh họat nhằm giúp học sinh tìm tòi,phát hiện,chiếm lĩnh tri thức. Gợi mở vấn đáp, thảo luận. Phát hiện và giải quyết vấn đề. Đan xen hoạt động nhóm.

- Phương tiện: Đồ dùng dạy học của giáo viên: thước,phấn, Computer và projector (nếu có).

 

doc95 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học 10 - Tuần 1 đến 24, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phạm pháp luật.
3. Văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học hoá.
· Thông tin là tài sản chung của mọi người, do đó phải có ý thức bảo vệ chúng.
· Mọi hành động ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống tin học đều coi là bất hợp pháp 
(như: truy cập bất hợp pháp các nguồn thông tin, phá hoại thông tin, tung virus )
· Xã hội phải đề ra những qui định, điều luật để bảo vệ thông tin và xử lý các tội phạm phá hoại thông tin ở nhiều mức độ khác nhau.
Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài : 
Cần nắm bắt các ứng dụng của tin học trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Có hành vi và thái độ đúng khi sử dụng công cụ tin học.
Dặn dò, kế hoạch học tập tiết sau : 
	– Bài 1, 2, 3 sách giáo khoa.
	– Làm bài tập ôn chương I.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn : 24/10/2009	Ngày dạy : 26/10/2009
 Tiết PPCT : 21 – Tuần 11
 	 BÀI TẬP ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: Củng cố các khái niệm về bài toán và thuật toán, giải bài toán trên máy tính.
	Kĩ năng: Biết tìm thuật toán và hiệu chỉnh thuật toán giải một số bài toán đơn giản.
	Thái độ: Rèn luyện tác phong làm việc có kế hoạch, cẩn thận, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: – Giáo án 
	– Tổ chức hoạt động nhóm.
	Học sinh: – Ôn tập bài Giải bài toán trên máy tính.
	 – Làm bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ: (2’)
	H. Nhắc lại các bước giải bài toán trên máy tính?
Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm thuật toán giải các bài toán 
· GV hướng dẫn các nhóm thảo luận, thực hiện các bước giải bài toán. 
· Các nhóm thảo luận, trình bày ý kiến.
H. Xác định bài toán?
Đ. 
Input: 2 số thực A, C.
Output: 2 số thực A và C đã đổi giá trị cho nhau.
· GV hướng dẫn tìm thuật toán
(Có thể lấy VD thực tế để minh hoạ: tráo đổi 2 cốc nước khác nhau)
1. Viết thuật toán hoán đổi giá trị của hai biến số thực A và C, dùng biến trung gian B.
Thuật toán:
B1: Nhập A, C
B2: B ¬ A
B3: A ¬ C
B4: C ¬ B
B5: Đưa ra giá trị mới của A và C, rồi kết thúc.
Hoạt động 2: Mô phỏng việc thực hiện thuật toán, hiệu chỉnh · Cho các nhóm mô phỏng việc thực hiện thuật toán và kiểm tra các bộ test.
· Các nhóm lần lượt trình bày
1.
a) A = 5, C = 3
b) A = –4, C = 1
2.
a) i = 3
b) i = 1
c) không có số âm
1. 
a) A = 3, C = 5
b) A = 1, C = –4
2. 
a) N = 5, 
dãy A: 2, 3, –2, 4, 0
b) N = 5
dãy A: –3, 3, 2, 6, 1
c) N = 5
dãy A: 1, 2, 3, 4, 5
Kiểm tra 15 phút: (17’)
Câu 1: Có bao nhiêu loại phần mềm? Hãy kể tên và lấy 1 ví dụ về mỗi loại phần mềm đó?
Câu 2: Kể tên 7 ứng dụng của tin học mà em đã được học. 
Đáp án : Câu 1: Nêu đươc : có hai loại phần mềm chính ( 1 điểm) : 
phần mềm hệ thống (0,5 điểm)
 ví dụ : Hệ điều hành ( hoặc nêu đúng tên hệ điều hành) (0,5 điểm)
phần mềm ứng dụng. ( 0,5 điểm)
 ví dụ : Games (hoặc phần mềm nhge nhạc, phầm mềm soạn thảo văn bản, ) (0,5 điểm)
Câu 2: (7 điểm) : Học sinh kể được 7 trong 8 tên ứng dụng đã học ( Giải các bài toán khoa học kỷ thuật; hỗ trợ công việc quản lý; tự động hoá và điều khiển; truyền thông; soạn thảo, in ấn, văn phòng; trí tuệ nhân tạo,; giáo dục; giải trí ). Mỗi ứng dụng kể đúng được 1 điểm 
BÀI TẬP VỀ NHÀ:
	– Làm thêm bài tập trong SBT.
	– Đọc trước bài “Hệ điều hành”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn : 24/10/2009	Ngày dạy : 27/10/2009
Tiết PPCT : 22 – Tuần 11
Chương II: HỆ ĐIỀU HÀNH
Bài 10: KHÁI NIỆM VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
	– Biết khái niệm hệ điều hành.
	– Biết chức năng và các thành phần chính của hệ điều hành.
	– Biết các loại hệ điều hành chính.
	Kĩ năng: Nhậnbiết được một số hệ điều hành thông dụng .
	Thái độ: Thấy được sự quan trọng của "hệ điều hành" trong các công việc hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: – Giáo án
	 – Tổ chức hoạt động nhóm.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hệ điều hành
 Đặt vấn đề: Một hoạt động tập thể sẽ không thực hiện được tốt nếu không có một ban điều hành. Cũng như vậy, một máy tính không thể sử dụng được nếu không có hệ điều hành. 
· Cho HS đọc SGK về khái niệm hệ điều hành. 
· HS đọc SGK.
H. HĐH được lưu trữ ở đâu?
Đ. Hệ điều hành được lưu trữ trên đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD,...
· Cho các nhóm nêu tên một số HĐH mà các em biết. 
· Các nhóm thảo luận.
–> MS–DOS, Windo
1. Khái niệm hệ điều hành (Operating System).
HĐH là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ:
– Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính.
– Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối việc thực hiện các ch.trình.
– Quản lý, tổ chức khai thác các tài nguyên của máy một cách thuận lợi và tối ưu. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng và các thành phần của HĐ
· Cho các nhóm đọc SGK và phát biểu ý kiến.
· Các nhóm thảo luận, trình bày ý kiến của nhóm mình.
· Chức năng của HĐH dưạ trên các yếu tố:
 + Loại công việc mà HĐH đảm nhiệm
 + Đối tượng mà hệ thống tác động.
2. Chức năng và thành phần của hệ điều hành
a) Hệ điều hành có các chức năng:
 – Tổ chức đối thoại giữa người sử dụng và hệ thống.
– Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó.
– Tổ chức lưu trữ, truy cập thông tin trên bộ nhớ ngoài.
– Hỗ trợ phần mềm cho các thiết bị ngoại vi (chuột, bàn phím, ).
– Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống ( làm đĩa, vào mạng, ).
b) Các thành phần chủ yếu của hệ điều hành:
 – Các chương trình nạp khi khởi động và thu dọn hệ thống trước khi tắt máy hoặc khởi động lại máy.
– Chương trình đảm bảo đối thoại giữa người và máy.
– Chương trình giám sát quản lý tài nguyên.
– Hệ thống quản lý tệp phục vụ việc tổ chức, tìm kiếm thông tin cho các chương trình khác xử lý.
– Các chương trình điều khiển và các ch.trình tiện ích khác
Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại hệ điều hành chính
· GV giới thiệu 3 loại hệ điều hành, chức năng của nó.
3. Phân loại hệ điều hành
 Có các loại chính sau:
– Đơn nhiệm một người sử dụng. (như MS–DOS)
– Đa nhiệm một người sử dụng. (như Win 98)
– Đa nhiệm nhiều người sử dụng. (như Win XP)
Tổng kết nội dung, đánh giá cuối bài : 
– Máy tính chỉ có thể khai thác và sử dụng hiệu quả khi có HĐH.
– Máy tính không bị gắn cứng vơi một hệ điều hành cụ thể. Có thể cài đặt một hoặc một vài HĐH trên một máy tính cụ thể.
– Mọi HĐH đều có chức năng và tính chất như nhau.
Dặn dò, kế hoạch học tập tiết sau : 
	– Bài 1, 2, 3 sách giáo khoa.
	– Đọc trước bài “Tệp và quản lí tệp”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn : 1/11/2009	Ngày dạy : 3/11/2009
Tiết PPCT : 23 – Tuần 12
Bài 11: TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP
I. MỤC TIÊU:
	Kiến thức: 	
	– Hiểu khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.
	– Hiểu khái niệm thư mục, thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con
	– Biết nguyên lý hệ thống tổ chức lưu tệp, biết các chức năng của hệ thống quản lý tệp.
	Kĩ năng: 
	– Nhận dạng được tên tệp, thư mục. Đặt được tên tệp, thư mục.
	Thái độ: 
	– Luyện tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: – Giáo án + Tranh ảnh.
	 – Tổ chức hoạt động nhóm.
	Học sinh: SGK, vở ghi. Đọc bài trước..
IV. HOẠT ĐỘNG DẠT HỌC:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
Kiểm tra bài cũ: (3’)
	H. Trình bày khái niệm, chức năng của HĐH?
Giảng bài mới:
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu về khái niệm tệp
1. Tệp (File) và thư mục (Directory/Folder):
a. Tệp và tên tệp:
– Tệp là 1 tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn vị lưu trữ do HĐH quản lý. Mỗi tệp có một tên để truy cập.
– Tên tệp được đặt theo qui định riêng của từng HĐH.
Cấu trúc: 
.
· Các qui ước khi đặt tên tệp:
+ Hệ điều hành Windows:
 – Tên tệp không quá 255 kí tự. 
 – Phần mở rộng có thể không có.
 – Không được sử dụng các kí tự: \ / : ? " | *
 + Hệ điều hành MS DOS
 – Phần tên không quá 8 kí tự. Phần mở rộng (nếu có) không quá 3 kí tự. 
 – Tên tệp không chứa dấu cách, bắt đầu bằng chữ cái.
* Chú ý: Trong HĐH MS DOS và WINDOWS, tên tệp không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
· GV giải thích tệp có thể xem như là một quyển sách, một bản báo cáo, 
· Người ta thường đặt tên tệp với phần tên có ý nghĩa phản ánh nội dung tệp, còn phần mở rộng phản ánh loại tệp.
GV giới thiệu một số phần mở rộng của tên tệp thường dùng
· Chia các nhóm thảo luận, đánh giá kết quả từng nhóm.
· Các nhóm thảo luận trả lời:
H. Trong các tên tệp sau, tên tệp nào được đặt đúng theo qui định của Windows và MS DOS?
1. TIN10
2. LOP TIN10D
3. NGUYEN VAN TEO
4. BAITAP.DOC1
5. TINHOC.10C
6. TINHOC.C10
Đ.
– MS DOS: 1, 6
– WINDOWS: 1,2, 3, 4, 5,6
Hoạt động 2: Giới thiệu về khái niệm thư mục
b) Thư mục:
 · Để quản lý các tệp được dễ dàng, HĐH tổ chức lưu trữ tệp trong các thư mục.
· Mỗi đĩa bao giờ cũng có 1 thư mục được tạo tự động gọi là thư mục gốc. 
· Trong mỗi thư mục ta có thể tạo ra các thư mục khác, gọi là thư mục con. Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục mẹ.
– Các thư mục (trừ thư mục gốc) đều phải được đặt tên và theo qui định đặt tên tệp. 
– Mỗi tệp lưu trên đĩa đều phải thuộc về 1 thư mục nào đó.
– Thư mục thường được tổ chức theo dạng hình cây.
Ví dụ: Ta có sơ đồ dạng cây các tệp và thư mục như sau:
· GV giải thích Thư mục có thể xem như các ngăn tủ và ta có thể đặt những quyển sách vào đó. 
· Cho các nhóm tìm ví dụ minh hoạ thư mục gốc, thư mục mẹ, thư mục con, tệp.
· Các nhóm thảo luận, trình bày ý kiến
– Tủ sách
– Căn nhà
– Tổ chức trường học, 
· Có thể đặt cùng một tên cho nhiều tệp khác nhau, nhưng chúng phải ở trên các thư mục khác nhau (VD như tên HS ở các lớp)
· Giới thiệu khái niệm thư mục hiện thời.
· Giơi thiệu qui ước vẽ sơ đồ
H. Thư mục gốc đĩa C có các thư mục con nào?
H. Thư mục PASCAL có các thư mục con và các tệp nào? 
· Các nhóm thảo luận và trả lời.
Củng cố các kiến thức đã học : Nhấn mạnh cách đặt tên tệp, thư mục.
BÀI TẬP VỀ NHÀ:
	– Cho các tệp sau: A, ABC, BT1.DOC, BT*.DOC, BAI+TAP.DOC. Tên tệp nào đúng?
	– Đọc tiếp bài “Tệp và quản lí tệp”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ S

File đính kèm:

  • docTin 102cotden tuan 31.doc