Giáo án Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 6

I.Mục tiêu: Giúp hs

1- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ ( biểu đồ tranh, biểu đồ cột).

2- Thực hành lập biểu đồ.

3- Hs yêu thích học toán.

 II.Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ của bài 3.

 III.Các hoạt động dạy học

 

doc49 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 4 - Tuần 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tra:
- Viết số tự nhiên liền sau số 2 835 917 và đọc số đó.
B.Bài mới.
	Hs tự làm bài rồi chữa.
Bài 1. ở mỗi ý gv củng cố lại các kiến thức đã học.
- Cho 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em lên thi làm nhanh, đúng.
Bài 2.Nêu miệng
Bài 3. 1 hs lên bảng làm.
 Tóm tắt Ngày đầu: 120m 
Ngày thứ ba: gấp 2 ngày đầu. 
 Số mét vải bán được trong ngày thứ ba là:
TB mỗi ngày:... m ? 
C.Củng cố, dặn dò;
- Cho hs nhắc lại những kiến thức vừa ôn tập.
- Nx tiết học. Chuẩn bị chương 2.
a) Khoanh vào D ; b) Khoanh vào B 
c) Khoanh vào C 
d) Khoanh vào C ; e) Khoanh vào C
a) Hiền đã đọc 33 quyển sách.
b) Hoà đã đọc 40 quyển sách.
c) Hoà đã đọc nhiều hơn Thực là: 
 40 - 25 = 15 (quyển sách)
d) Trung đã đọc ít hơn Thực 3 quyển sách vì: 25 - 22 = 3 (quyển sách)
e) Hoà đã đọc nhiều sách nhất.
g)Trung đã đọc ít sách nhất.
h) Trung bình mỗi bạn đã đọc được số quyển sách là:
 ( 33 + 40 + 22 + 25) : 4 = 30 (quyển sách)
Bài giải
Số mét vải bán được trong ngày thứ hai là:
Ngày thứ hai 1/2 ngày đầu 120 : 2 = 60 (m)
120 x 2 = 240 (m)
TB mỗi ngày cửa hàng bán được là: 
( 120 + 60 +240 ) : 3 = 140 (m)
 Đáp số: 140 m vải.
Tiết 2: Tập đọc 
CHỊ EM TÔI
	I.Mục đích, yêu cầu:
1.Đọc trơn cả bài, biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
2.Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Cô chị hay nói dối đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. Câu chuyện là lời khuyên hs không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trọng của mọi người với mình.
3.Hs có ý thức trung thực, không nói dối.
	II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong sgk.
	III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV HS
A.Kiểm tra:
+Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
+Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì?
B.Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
+Lần 1: sửa lỗi phát âm.
+Lần 2: giải nghĩa từ (sgk)
- Gv đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài.
*)Đoạn 1.
- Cô chị xin phép ba đi đâu?
- Cô có đi học nhóm thật không? Em đoán xem cô đi đâu?
- Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
- Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
*)ý 1. Cô chị thường xuyên nói dối ba.
*)Đoạn 2.
- Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
---> Bị chị mắng, em thủng thẳng đáp là em đi tập văn nghệ khiến chị càng tức, hỏi: Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? Em giả bộ ngây thơ, hỏi lại: Chị nói ba đi học nhóm sao lại ở rạp chiếu bóng vì phải ở rạp mới biết em không đi tập văn nghệ. Chị sững sờ vì bị lộ.
*)ý 2. Cô em tìm cách giúp chị tỉnh ngộ.
*) Đoạn 3.
- Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ?
- Cô chị đã thay đổi ntn?
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
*)ý 3: Cô chị thay đổi, không nói dối nữa.
- Hãy đặt tên cho cô em và cô chị theo đặc điểm tính cách.
- Ghi ý chính của bài.
c) Hướng dẫn cách đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc bài.
- Gv hướng dẫn cách đọc đoạn 2.
- Nx, đánh giá.
C.Củng cố, dặn dò:
- Liên hệ.
- Nx tiết học.
- Nhắc nhở: Cần rút ra cho mình bài học từ câu chuyện trên để không bao giờ nói dối.
- 1 hs đọc HTL bài" Gà Trống và Cáo".
- Xác định đoạn.
+Đ1: Từ đầu đến "tặc lưỡi cho qua".
+Đ2: Tiếp theo " ... cho nên người".
- Đ2 chia làm 2 đoạn nhỏ.
 + 2a: từ "Cho một hôm---> rạp chiếu bóng à?"
 + 2b: Nó cười ---> cho nên người.
+Đ3:Phần còn lại.
- Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn: 2 lượt
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1hs đọc toàn bài.
- Đi học nhóm.
- Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đến nhà bạn, đi xem phim hay la cà ngoài đường.
- Cô nói dối ba nhiều lần đến nỗi không biết lần nói dối này là lần thứ bao nhiêu. Cô nói dối được nhiều lần như vậy vì bấy lâu nay ba vẫn tin cô.
- Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì cô đã quen nói dối.
- Bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, vờ như không thấy chị. Chị thấy em nói dối đi học lại vào rạp chiếu bóng thì tức giận bỏ về.
- Vì em nói dối hệt chị khiến chị nhìn thấy thói xấu của chính mình. Chị lo em sao nhãng học hành và hiểu mình đã là gương xấu cho em. Ba biết chuyện buồn rầu khuyên hai chị em bảo ban nhau. Vẻ buồn rầu của ba tác động đến chị.
- Không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cái cách em gái đã chọc tức mình, làm mình tỉnh ngộ.
- Không được nói dối. Nói dối đi học để bỏ đi chơi rất có hại. Nói dối là tính xấu sẽ làm mất lòng tin của cha mẹ, anh em, bạn bè. Anh chị mà nói dối sẽ là tấm gương xấu cho các em.
- Cô em thông minh. Cô bé ngoan. Cô bé biết giúp chị tỉnh ngộ... Cô chị biết hối lỗi. Cô chị biết nghe lời...
- 2 HS đọc.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- Hs luyện và thi đọc diễn cảm 1 đoạn truyện.
+ Đọc phân vai: người dẫn chuyện, cô chị, cô em, người cha.
+ 2 nhóm thi đọc.
- Nhận xét.
Tiết 3 Mĩ thuật- GV bộ môn dạy
Tiết 4: Tập làm văn 
TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
	I.Mục đích, yêu cầu;
1. Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư (đúng Nhận thức đúng về lỗi trong lá thư của bạn và của mình khi đã được cô giáo chỉ rõ.
2.Biết tham gia cùng các bạn trong lớp, chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, biết cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa những lỗi giáo viên yêu cầu trong bài viết của mình.
3.Nhận thức được cái hay của bài được cô giáo khen. Từ đó có ý thức viết hay hơn.
	II.Đồ dùng dạy học.
- Cho hs kẻ sẵn bảng thống kê các lỗi trong bài.
	III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV HS
-1.Nhận xét chung.
- Gv viết đề bài lên bảng.
- Nhận xét:
*Ưu điểm:Nhìn chung các em đã xác định đúng đề bài, kiểu bài viết thư, nhiều bài ghi đủ ý, trình bày sạch đẹp,rõ ràng.
*)Hạn chế: Còn những bài trình bày thiếu một số phần, lặp lại ý, chuyển ý chưa khéo, còn dựa vào bài tập đọc nhiều.
*)Kết quả: điểm 3: 2bài ; điểm 5 : 5 bài ; điểm 6 : 4 bài
 điểm 7 : 2 bài ; điểm 8 : 1 bài ; 
2.Hướng dẫn chữa bài.
a) Hướng dẫn từng hs chữa lỗi.
- Trả bài viết 
- Hs đọc lời nx, đọc những lỗi ở trong bài.
b) Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- Gv chép một số lỗi lên bảng.
- Gv chữa lại cho đúng ( nếu sai) 
*)Lỗi về bố cục.
 Kính gửi ông là
 Cháu là Hùng đây ông bà ở nhà có khoẻ không các bác có khoẻ không ạ anh chị có khoẻ không ạ đây cháu vẫn khoẻ ông bà đừng no hôm nay cháu viết bức thư này sin chia buồn vớ ông bà lí do cháu viết thư là cháu rất nhớ ông bà thôi cháu đừng tay lạy đây
*)Lỗi về ý.( chữa đoạn trên)
+Lí do cháu viết viết cho bà để hỏi về cuộc sống của bà và sức khoẻ.
*)Lỗi chính tả.
- sức khẻo, gưởi, lạng sơn, yên trạch, không biết dùng dấu chấm , dấu phẩy,...
3.Hướng dẫn học tập những đoạn thư hay, lá thư hay.
- Gv đọc bài: Nguyệt, Ngân
4.Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học.
- Hs hoàn thiện bức thư.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS đọc đề bài
- HS lắng nghe
- Viết vào vở các lỗi trong bài và sửa lỗi.
- Đổi chéo bài với bạn để kiểm tra.
- HS 
- Hs trao đổi tìm ra cái hay từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
hép bài vào vở.
Tiết 6.Khoa học 
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I/Mục tiêu: * Sau bài học học sinh hiểu biết:
- Kể tên các cách bảo quản thức ăn.
- Nêi ví dụ về một số loại thức ăn và cách bảo quản chúng.
- Nói về những điều cần chú y khi lựa chọn thức ăn, cách bảo quản và cách sử dụng thức
 ăn đã được bảo quản.
II / Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 24 - 25 SGK, Phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV HS
1/Kiểm tra bài cũ:
(?) Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch?
2/Bài mới:
a/ Giới thiệu bài - Viết đầu bài.
b/Hướng dẫn tỡm hiểu bài.
 Hoạt động 1: Cách bảo quản thức ăn
 (?) Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình?
-Gọi hs trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
2 - Hoạt động 2: - Cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn
 (?) Muốn bảo quản thức ăn được lâu chúng ta phải làm như thế nào?
(?) Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
-Nhận xét, chữa bài.
3 - Hoạt động 3: Nối ô chữ ở cột A với cột B cho phù hợp.
- Nhận xét, bổ sung.
IV/Củng cố - Dặn dò:
- Về học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nêu cách chọn thức ăn.
 - Nhắc lại đầu bài.
 - Quan sát hình tr.24 – 25;
Hình
Cách bảo quản
1
- Phơi khô
2
- Đóng hộp
3
- Ướp lạnh
4
- Làm mắm (Ướp mặn)
5
- Làm mứt (Cô đặc với đường)
6
- Ướp muối (Cà muối)
- Lớp thảo luận.
+ Làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn.
- Học sinh làm bài 2 (Vở bài tập): 
Một số cách bảo quản thức ăn ở nhà
- Học sinh làm bài 3 (Vở bài tập)
- Điền vào bảng sau từ 3 - 5 loại thức ăn và cách bảo quản thức ăn ở gia đình em.
Tên thức ăn
Cách bảo quản
1-
2-
3-
4-
5-
- Một số HS trình bày
Tiết 7.Âm nhạc - GVBM
Tiết 8: PĐHS Luyện LT&C 
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I-Mục tiêu:
- Củng cố về danh từ chung và DT riêng
- Nhận biết được DT chung và DT.
- Có ý thức viết hoa DT.
II- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ổn định tổ chức.
Hướng dẫn ôn tập
H: Thế nào là DT chung, DT riêng?
HD làm bài tập
Bài 1 (VBTTN&TL_4)
Cho HS đọc yêu cầu của bài 7& đọc đoạn văn.
Bài 2. HD HS làm vào vở ô li
Chấm một số bài & nhận xét.
1.Tìm danh từ chung, danh từ riêng trong những từ sau:
	Cần cù, ngoan ngoãn, mưa gió, Nguyễn Huệ, xây dựng, con bướm, Kì Cùng, xe đạp, kiên trì, lạng sơn, quyển sách, thành phố.
2.Hãy tìm danh từ trong các câu sau:
- Mặt trăng toả sáng rực rỡ.
	- Học sinh học tập rất tiến bộ.
	- Em rất thích môn Tiếng Việt.
	- Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu.
3.Cho các từ : trung bình, trung bình cộng, trung can, trung cảnh, trung cấp, trung châu, trung chính, trung điểm, trung dũng, Trung Nguyên ( tết rằm tháng 7 âm), trung niên, trung trực (ngay thẳng, dám nói sự thật)
* Cho hs đặt một số câu có chứa 1 trong các từ đã nêu trên.
III- Củng cố , dặn dò.
H: Thế nào là DT chung? DT riêng?
- Khi viết DT riêng cần chú ý điều gì?
Nhận xét tiết học .
Giao nhiệm vụ về nhà.
4 HS trả lời 
2 hs đọc to.
HS làm bài vào vở
DT chung
DT riêng

File đính kèm:

  • docTuan 6 - lop 4D.doc
Giáo án liên quan