Giáo án thực tập sư phạm Ankan

I. Mục tiêu bài học:

 1.Về kiền thức:

 HS biết:

- Công thức chung của dãy đồng đẳng ankan, công thức cấu tạo, gọi tên của một số ankan đơn giản.

- Tính chất hóa học của ankan và phản ứng đặc trưng của hidrocacbon no là phản ứng thế.

- Tầm quan trọng của hidrocacbon no trong công nghiệp và trong đời sống.

 HS hiểu:

- Vì sao các ankan khá trơ về mặt hóa học, do đó hiểu được vì sao phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế.

- Vì sao các hidrocacbon no lại được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất, từ đó thấy được tầm quan trọng và ứng dụng của hidrocacbon.

 2.Về kĩ năng:

 Lập dãy đồng đẳng, viết các đồng phân.

 Viết và xác định được các sản phẩm chính của phản ứng thế. Gọi được tên các ankan củng như sản phẩm tạo ra trong các phản ứng đó.

II.Chuẩn bị của GV và HS:

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thực tập sư phạm Ankan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD và ĐT An Giang	Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam	
Trường THPT Mỹ Hiệp	 Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
--------˜ - ™---------
GIÁO ÁN THỰC TẬP SƯ PHẠM
 Tên bài : 	 ANKAN
	Tiết : Ngày	 Lớp: 11A2
	GVHDCM : Trần Bảo Quốc
	SVTT : Lê Đức Anh Lớp: DH8H
	MSSV : DHH071436
I. Mục tiêu bài học:
 1.Về kiền thức:
HS biết:
Công thức chung của dãy đồng đẳng ankan, công thức cấu tạo, gọi tên của một số ankan đơn giản.
Tính chất hóa học của ankan và phản ứng đặc trưng của hidrocacbon no là phản ứng thế.
Tầm quan trọng của hidrocacbon no trong công nghiệp và trong đời sống.
HS hiểu: 
Vì sao các ankan khá trơ về mặt hóa học, do đó hiểu được vì sao phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế.
Vì sao các hidrocacbon no lại được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất, từ đó thấy được tầm quan trọng và ứng dụng của hidrocacbon.
 2.Về kĩ năng:
Lập dãy đồng đẳng, viết các đồng phân.
Viết và xác định được các sản phẩm chính của phản ứng thế. Gọi được tên các ankan củng như sản phẩm tạo ra trong các phản ứng đó.
II.Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Chuẩn bị mô hình của phân tử butan.
HS: Ôn lại lí thuyết về đồng đẳng, đồng phân, loại phản ứng và cách viết.
III.Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định lớp: 1-2 phút
Kiểm tra sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Định nghĩa đồng phân? Cho ví dụ?
Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của các đồng đẳng của ancol etylic có công thức phân tử C3H8O và C4H10O.
 3.Vào bài mới:
Hoạt dộng của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 5 phút
GV: Đồng đẳng là gì?
HS: Tính chất và cấu tạo tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2.
GV: Yêu cầu HS xây dựng dãy đồng đẳng của metan. Từ đó suy ra công thức chung?
Hoạt động 2: 4 phút
GV: Đồng phân là gì?
HS: Cùng CTPT nhưng khác nhau về cấu tạo và tính chất
GV: Hướng dẫn HS viết CTCT của một số ankan
GV: Từ những TD trên yêu cầu HS rút ra kết luận về hiện tượng đồng phân?
HS: Từ C4H10 trở đi mới có hiện tượng đồng phân
Hoạt động 4: 4 phút
GV: Cho HS xem mô hình cấu tạo phân tử của một số ankan. Từ đó yêu cầu HS rút ra đặc điểm cấu trúc phân tử của ankan
HS: -Trong phân tử ankan chỉ có liên kết đơn (liên kết )
 -Mỗi C có 4 lk đơn hướng từ tâm của hình tứ diện đều ra các đỉnh.
 -Các nguyên tử C trong phân tử ankan không đồng phẳng (trừ C2H6).
Hoạt động 5: 10 phút
I.ĐỒNG ĐẲNG – ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP:
 1.Đồng đẳng:
 a) Dãy đồng đẳng:
CH4, C2H6, C3H8, C4H10,.CnH2n + 2
 b) Công thức chung:
 CnH2n + 2 (n 1)
 2.Đồng phân:
 CH4: CH4
 C2H6: CH3-CH3
 C3H8: CH3-CH2-CH3
 C4H10: CH3-CH2-CH2-CH3 CH3-CH-CH3 
 CH3
 C5H12: CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 
 CH3
 CH3-CH-CH2-CH3 CH3-C-CH3 
 CH3 CH3
*Kết luận: Từ C4H10 trở đi mới có hiện tượng đồng phân (đồng phân mạch C)
 3.Cấu trúc phân tử:
 -Trong phân tử ankan chỉ có liên kết đơn (liên kết )
 -Mỗi C có 4 lk đơn hướng từ tâm của hình tứ diện đều ra các đỉnh.
 -Các nguyên tử C trong phân tử ankan không đồng phẳng (trừ C2H6).
 4.Danh pháp: 
 a) Mạch không phân nhánh: 
CTPT
CH4 C2H6 C3H8 C4H10 C5H12 C6H14 C7H16 C8H18 C9H20 C10H22
Tên ankan
metan etan propan butan pentan hexan heptan octan nonan đecan
Gốc
CH3- C2H5- C3H7- C4H9- C5H11- C6H13- C7H15- C8H17- C9H19- C10H21-
Tên gốc
metyl etyl propyl butyl pentyl hexyl heptyl octyl nonyl đecyl
 GV: Hướng dẫn HS thiết lập tên ankan không phân nhánh và tên gốc ankyl tương ứng
HS: Ghi chú
GV: Lấy TD cho từng bước. Sau đó khái quát lên tên gọi của ankan phân nhánh
Tên ankan = vị trí + tên nhánh + tên mạch chính 
 (tên gốc) (tên ankan) 
GV: Cho TD và hướng dẫn HS đọc tên từng TD
HS: Áp dụng công thức đọc tên các TD
Hoạt động 6: 2 phút
GV: Cho TD và yêu cầu HS xác định bậc Cacbon
I III II I
HS: Xác định bậc Cacbon
 CH3-CH-CH2-CH3 
 CH3 
Hoat động 7: 3
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để tìm hiểu tính chất vật lí của ankan
HS: Trả lời theo SGK
Hoạt động 8: 10 phút
GV: Ankan chỉ chứa liên kết xichma bền vững tương đối trơ về mặt hóa học chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế, phản ứng tách và phản ứng oxi hóa.
GV: Đây là phản ứng đặc trưng của ankan
GV: Hướng dẫn HS viết ptpư và đọc tên các sản phẩm
HS: Ghi chú
GV: Gọi HS lên bảng viết ptpư
HS: Viết ptpư
GV: Lưu ý HS 
Nguyên tử H ở C bậc cao dễ thế hơn nguyên tử H ở C bậc thấp.
 Tên ankan = từ gốc + “an”
 Tên gốc = tên ankan (“an” “yl”)
 b) Mạch phân nhánh:
 Gọi theo IUPAC:
 -Chọn mạch C dài và nhiều nhánh nhất làm mạch chính.
 -Đánh số mạch chính từ phía gần nhánh hơn.
Tên ankan = vị trí + tên nhánh + tên mạch chính 
 (tên gốc) (tên ankan) 
1 2 3 
1 2 3 4
 CH3
TD: CH3-CH-CH2-CH3 CH3-C-CH3 
 CH3 CH3 
 2-metyl butan 2,2-đimetyl propan
 (iso pentan) (neo pentan)
 5.Bậc Cacbon:
I III II I
 Bậc C = bằng số liên kết của nguyên tử C đó với các nguyên tử C khác
TD: 
 CH3-CH-CH2-CH3 
 CH3 
II.TÍNH CHẤT VẬT LÝ: 
 -C1 C4: khí; C5 C17: lỏng; C18 : rắn
 -tonc, tos tăng theo M
 -Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
III.TÍNH CHẤT HÓA HOC:
 1.Phản ứng thế: (phản ứng đặc trưng)
 TD1: CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
 clo metan (metyl clorua)
 CH3Cl + Cl2 CH2Cl2 + HCl 
 điclo metan (metylen clorua)
 CH2Cl2 + Cl2 CHCl3 + HCl 
 triclo metan (clorofom)
 CHCl3 + Cl2 CCl4 + HCl
 tetraclo metan 
 (cacbon tetra clorua)
 TD2: CH3-CH2-CH2Cl + HCl
CH3-CH2-CH2 + Cl2 clo propan (43%)
 CH3-CH2Cl-CH3 + HCl
 2-clo propan (57%)
*Nhận xét:
 -Nguyên tử H ở C bậc cao dễ thế hơn nguyên tử H ở C bậc thấp.
 -Các phản ứng trên đgl phửn ứng halogen hóa, sản phẩm gọi là dẫn xuất halogen. 
Tiết 38: 
	 ANKAN ( tt ) 
	@&?
I.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: 1-2 phút
Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: 5 phút
1. Thế nào là Ankan? Viết tất cả các đồng phân có thể có của C4H10?
2. Viết tất cả các đồng phân có thể có của pentan. Pentan nào tác dụng với Clo theo tỉ lệ mol 1:1 cho 4 sản phẩm?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: 13 phút
GV: Ankan phân tử khối nhỏ tách thành anken và H2
GV: Đối với ankan phân tử khối lớn ngoài việc tách hidro còn bẽ gãy mạch C thành những phân tử nhỏ hơn.
Hoạt dộng 2: 10 phút
GV: Hướng dẫn HS viết ptpư tổng quát
HS: Lên bảng viết ptpư cụ thể
 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
GV: Nếu phản ứng cháy xãy ra không hoàn toàn (thiếu oxi) thì sản phẩm ngoài CO2. H2O còn có C, CO.
Hoạt động 3: 10 phút
GV: Yêu cầu HS viết ptpư điều chế CH4 trong PTN
CaO
HS: 
to
CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
GV: Trong CN người ta điều chế ankan như thế nào
HS: Điều chế từ khí thiên nhiên, khí mỏ dầu bằng phương pháp chưng cất phân đoạn.
Hoạt động 4: 2 phút
HS: Nghiên cứu SGK trả lời
GV: Liên hệ thực tế bổ sung thêm
I.ĐỒNG ĐẲNG – ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP:
II.TÍNH CHẤT VẬT LÝ: 
III. TÍNH CHẤT HÓA HOC:
2. Phản ứng tách:
 a) Phản ứng tách hidro:
to, xt
TD: CH3-CH3 CH2=CH2 + H2
 b) Cracking: (Pư bẽ gãy mạch C)
to, xt
TD: CH4+ CH2=CH-CH3
CH3-CH2-CH2-CH3 
b
a
 CH3-CH3+ CH2=CH
 3. Phản ứng oxi hóa:
 CnH2n + 2 + O2 nCO2 + (n + 1)H2O
TD: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 
IV. ĐIỀU CHẾ:
CaO
 1. PTN:
to
CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
 2. CN:
 Điều chế từ khí thiên nhiên, khí mỏ dầu bằng phương pháp chưng cất phân đoạn.
V. ỨNG DỤNG:
Ankan vó ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm nhiên liệu, nguyên liệu cho công nghiệp.
VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ : 10 phút
1. Củng cố:
1. Làm bài tập 1, 4, 6 SGK.
2. Gọi tên các chất sau theo danh pháp thay thế?
2. Dặn dò: 
Về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK trang 115-116.
Xem và soạn trước bài XICLOANKAN:
Thế nào là xicloankan? 
Cấu trúc của xicloankan?
Danh pháp xicloankan?
Tính chất hóa học của xicloankan?
Các phương pháp điều chế xicloankan?
Các ứng dụng của xicloankan?
Rút kinh nghiêm:
....
	Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn:
	Trần Bảo Quốc

File đính kèm:

  • docin ngay.doc
Giáo án liên quan