Giáo án môn Hóa học 11 - Tiết 4, 5: Axit, bazơ và muối

I/ Mục tiêu

1, Kiến thức

- Hs biết thế nào là axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính và muối theo thuyết Arêniut.

2, Kỹ năng

- Hs viết được phương trình điện li của 1 số axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính và muối.

II/ Chuẩn bị

- Gv chuẩn bị mô tả thí nghiệm chứng minh tính chất lưỡng tính của Zn(OH)2 (SGK không nêu).

- Hs ôn tập kỹ nội dung tiết 3 và rèn luyện việc viết phương trình điện li.

- Phân phối thời gian: 90 phút.

III/ Phương pháp

Phân tích ví dụ làm nổi bật lý thuyết chủ đạo.

IV/ Các hoạt động dạy và học:

1, Ổn định lớp:

 2, Kiểm tra bài cũ

Câu 1

 a, Viết phương trình điện li của chất điện li yếu HBrO.

 b, Viết phương trình điện li của chất điện li mạnh Al(NO3)3 0,10M và tính nồng độ mol/l của từng ion trong dung dịch?

Câu 2

 a, Viết phương trình điện li của chất điện li yếu HCN.

 b, Viết phương trình điện li của chất điện li mạnh H2SO4 1M và tính nồng độ mol/l của từng ion trong dung dịch?

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 11 - Tiết 4, 5: Axit, bazơ và muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :....../../..
Ngày giảng:../../.
Tiết 4, 5: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
I/ Mục tiêu
1, Kiến thức
- Hs biết thế nào là axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính và muối theo thuyết Arêniut.
2, Kỹ năng
- Hs viết được phương trình điện li của 1 số axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính và muối.
II/ Chuẩn bị
- Gv chuẩn bị mô tả thí nghiệm chứng minh tính chất lưỡng tính của Zn(OH)2 (SGK không nêu).
- Hs ôn tập kỹ nội dung tiết 3 và rèn luyện việc viết phương trình điện li.
- Phân phối thời gian: 90 phút.
III/ Phương pháp
Phân tích ví dụ làm nổi bật lý thuyết chủ đạo.
IV/ Các hoạt động dạy và học:
1, Ổn định lớp:
 2, Kiểm tra bài cũ
Câu 1
	a, Viết phương trình điện li của chất điện li yếu HBrO.
	b, Viết phương trình điện li của chất điện li mạnh Al(NO3)3 0,10M và tính nồng độ mol/l của từng ion trong dung dịch?
Câu 2
	a, Viết phương trình điện li của chất điện li yếu HCN.
	b, Viết phương trình điện li của chất điện li mạnh H2SO4 1M và tính nồng độ mol/l của từng ion trong dung dịch?
3, Bài mới
Hoạt động của Thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1:
- Gv yêu cầu hs xây dựng khái niệm axit trên cơ sở đã nghiên cứu ở tiết 3 rồi đưa ra ví dụ chứng minh. (Hoặc có thể nêu ví dụ rồi nhận xét và rút ra khái niệm axit)
- Hs trả lời.
- Gv giới thiệu cho hs hiểu thế nào là axit 1 nấc, axit nhiều nấc và hướng dẫn hs cách viết phương trình điện li nhiều nấc.
- Hs viết phương trình điện li với 1 số axit nhiều nấc.
Hoạt động 2:
- Gv gọi 1 số hs nêu 1 số ví dụ về sự điện li của bazơ, từ đó trao đổi để rút ra khái niệm bazơ.
- Hs viết phương trình điện li của 1 số bazơ, nhận xét và nêu khái niệm bazơ.
Hoạt động 3:
- Gv mô tả thí nghiệm, yêu cầu hs nêu hiện tượng và rút ra nhận xét về tính chất của Zn(OH)2. Từ đó nêu khái niệm chung về hiđrôxit lưỡng tính.
- Hs dựa vào thí nghiệm để thấy Zn(OH)2 có thể có vai trò như axit hoặc bazơ, từ đó nêu khái niệm về hiđrôxit lưỡng tính.
- Gv hướng dẫn hs viết phương trình điện li của Zn(OH)2 theo kiểu axit và yêu cầu hs viết phương trình điện li của Zn(OH)2 theo kiểu bazơ.
- Gv giới thiệu cho hs 1 số hiđrôxit lưỡng tính.
Hoạt động 4:
- Hs viết phương trình điện li của 1 số muối.
- Gv yêu cầu hs nhận xét chung về các ion tạo ra và nêu khái niệm về muối.
- Gv hướng dẫn hs biết cách phân loại muối dựa vào thành phần của anion gốc axit.
- Gv : Hầu hết các muối thuộc loại chất điện li mạnh hay yếu? Chúng phân li tạo thành loại ion nào?
- Hs trả lời.
I/ Axit
1, Định nghĩa
- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
- Ví dụ: HNO3 → H+ + NO3-
 HCl → H+ + Cl-
 CH3COOH CH3COO- + H+ 
2, Axit nhiều nấc
- Axit trong dung dịch nước chỉ phân li 1 nấc tạo ion H+ gọi là axit 1 nấc.
- Axit trong dung dịch nước phân li nhiều nấc tạo ion H+ gọi là axit nhiều nấc.
- Ví dụ: 
 H2S là axit 2 nấc: H2S H+ + HS-
 HS- H+ + S2-
 H3PO4 là axit 3 nấc: H3PO4 H+ + H2PO4-
 H2PO4- H+ + HPO42- 
 HPO42- H+ + PO43-
II/ Bazơ
- Ví dụ: NaOH → Na+ + OH-
 KOH → K+ + OH-
 Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH-
- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
III/ Hiđrôxit lưỡng tính
- Thí nghiệm: có 2 ống nghiệm chứa 1 ít kết tủa Zn(OH)2 màu trắng. 
+ Tiến hành: nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm 1 và dung dịch NaOH vào ống nghiệm 2.
+ Hiện tượng: kết tủa ở 2 ống nghiệm đều tan.
+ Nhận xét: Zn(OH)2 tác dụng với dung dịch HCl nên nó thể hiện tính bazơ; đồng thời Zn(OH)2 tác dụng với dung dịch NaOH nên nó thể hiện tính axit.
Vậy Zn(OH)2 là hiđrôxit lưỡng tính.
- Hiđrôxit lưỡng tính là hiđrôxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.
- Ví dụ: Zn(OH)2 (có thể viết H2ZnO2):
+ phân li như axit: H2ZnO2 2H+ + ZnO22- 
+ phân li như bazơ: Zn(OH)2 Zn2+ +2OH-
- Các hiđrôxit lưỡng tính: Zn(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Be(OH)2, Cr(OH)3.
IV/ Muối
1, Định nghĩa
- Ví dụ: NaCl → Na+ + Cl-
 KHSO4 → K+ + HSO4-
 NH4NO3 → NH4+ + NO3-
- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
- Phân loại muối:
+ Muối trung hoà: muối mà anion gốc axit không còn hiđrô có khả năng phân li ra ion H+ (hiđrô có tính axit).
Ví dụ: NaCl, NH4NO3, K2SO4,
+ Muối axit: muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđrô có khả năng phân li ra ion H+.
Ví dụ: KHSO4, NaHCO3, Na2HPO4,
2, Sự điện li của muối trong nước
- Hầu hết muối tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit (trừ muối HgCl2, Hg(CN)2, CuCl2).
- Ví dụ: (NH4)2SO4 → 2NH4+ + SO42-
 NaHSO4 → Na+ + HSO4-
- Anion gốc axit còn hiđrô có tính axit sẽ tiếp tục phân li yếu tạo ion H+.
- Ví dụ: HSO4- H+ + SO42-
4, Củng cố – Dặn dò
Phát biểu các định nghĩa axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính, muối?
5, Bài tập về nhà
Bài 2 → 5 SGK trang 10. Bài 1.11; 1.14 SBT trang 4, 5 (hs khá, giỏi).

File đính kèm:

  • docGiao an hoa 11 tiet 45.doc
Giáo án liên quan