Giáo án Thủ công-Mĩ thuật Lớp 4 - Tuần 8 - Nguyễn Trọng Hùng

1. Kiểm tra đồ dùng học tập

2. Bài mới

- Giáo viên giới thiệu bài

HĐ 1: Quan sát- nhận xét.

- Dùng tranh,ảnh các con vật cho h/s quan sát.

(?) Đây là con vật gì?

(?) Hình dáng các bộ phận của con vật ntn?

(?) Màu sắc của nó ntn?

(?) Hình dáng của con vật khi hoạt động thay đổi ntn?

(?) Ngoài các con vật này còn có con vật nào em biết nữa? Mô tả hình dáng, đặc điểm chính của chúng.

(?) Em thích nặn con vật nào?

=> GV gợi ý cho các em về những đặc điểm nổi bật của con vật mà em chọn để nặn.

HĐ 2: Cách nặn con vật.

- GV dùng đất nặn mẫu và yêu cầu h/s chú ý cách nặn mẫu của gv.

+ Cách 1: Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại.

+ Cách 2: Nặn các bộ phận chính từ 1 thỏi đất sau đó thêm các chi tiết cho sinh động.

- Yêu cầu h/s chuẩn bị đồ dùng lên bàn.

HĐ 3: Thực hành.

- Nhắc h/s nên chọn con vật quen thuộc và yêu thích để nặn.

- GV đi từng bàn để quan sát, gợi ý hoặc h¬ớng dẩn bổ sung, giúp các em tạo dáng và sắp xếp hình nặn thành đề tài. Yêu cầu h/s giữ vệ sinh lớp học.

HĐ 4: Nhận xét, đánh giá.

- Yêu cầu h/s bày sản phẩm lên bàn,lấy 4 bài nặn(đẹp và xấu) để h/s nhận xét bài bạn.

- GV nhận xét lại.Khen ngợi những h/s có bài đẹp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thủ công-Mĩ thuật Lớp 4 - Tuần 8 - Nguyễn Trọng Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 08
Ngày soạn : 4/10/2014
Ngày dạy : Thứ Hai 6/10/2014 - SÁNG
MĨ THUẬT :	 TẬP NẶN TẠO DÁNG
 NẶN HOẶC VẼ CON VẬT QUEN THUỘC
I. Mục tiêu: 
- H/s nhận biết đuợc hình dáng, đặc điểm của con vật.
- Biết cách nặn và nặn đợc con vật theo ý thích.
- H/s thêm yêu mến các con vật.
II. Chuẩn bị:
1. GV:	 - SGK, SGV.
	 - Tranh ảnh 1 số con vật quen thuộc.
 - Hình gợi ý cách nặn.
 - Đất nặn 
2. HS: - SGK
 - Đất nặn hoặc vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra đồ dùng học tập
2. Bài mới
- Giáo viên giới thiệu bài
HĐ 1: Quan sát- nhận xét.
- Dùng tranh,ảnh các con vật cho h/s quan sát.
(?) Đây là con vật gì?
(?) Hình dáng các bộ phận của con vật ntn?
(?) Màu sắc của nó ntn?
(?) Hình dáng của con vật khi hoạt động thay đổi ntn?
(?) Ngoài các con vật này còn có con vật nào em biết nữa? Mô tả hình dáng, đặc điểm chính của chúng.
(?) Em thích nặn con vật nào?
=> GV gợi ý cho các em về những đặc điểm nổi bật của con vật mà em chọn để nặn.
HĐ 2: Cách nặn con vật.
- GV dùng đất nặn mẫu và yêu cầu h/s chú ý cách nặn mẫu của gv.
+ Cách 1: Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại.
+ Cách 2: Nặn các bộ phận chính từ 1 thỏi đất sau đó thêm các chi tiết cho sinh động.
- Yêu cầu h/s chuẩn bị đồ dùng lên bàn.
HĐ 3: Thực hành.
- Nhắc h/s nên chọn con vật quen thuộc và yêu thích để nặn.
- GV đi từng bàn để quan sát, gợi ý hoặc hớng dẩn bổ sung, giúp các em tạo dáng và sắp xếp hình nặn thành đề tài. Yêu cầu h/s giữ vệ sinh lớp học.
HĐ 4: Nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu h/s bày sản phẩm lên bàn,lấy 4 bài nặn(đẹp và xấu) để h/s nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét lại.Khen ngợi những h/s có bài đẹp.
4. Dặn dò
- Quan sát hoa, lá để bài sau học vẽ đơn giản hoa, lá.
 Lắng nghe
- H/s quan sát.
- H/s trả lời.( nêu đặc điểm, hình dáng các con vật).
- Học sinh chú ý theo dõi
- H/s chuẩn bị đất nặn, làm bài tập thực hành.
- Trình bày sản phẩm lên bàn.
- Nhận xét bài nặn của bạn
	TUẦN 08
Ngày soạn : 4/10/2014
Ngày dạy : Thứ Tư 8/10/2014 – SÁNG
KĨ THUẬT :	KHÂU ĐỘT THƯA (T1)
I/ Mục tiêu:
 -HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
 -Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
 -Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Tranh quy trình khâu mũi đột thưa.
 -Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt sau nổi dài 2,5cm).
 -Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x 30cm.
 +Len (hoặc sợi), khác màu vải.
 +Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : Kiểm tra dụng cụ học tập.
2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Khâu đột thưa.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu đột ở mặt phải, mặt trái đường khâu kết hợp với quan sát H.1 (SGK) và trả lời câu hỏi :
 +Nhận xét đặc điểm mũi khâu đột thưa ở mặt trái và mặt phải đường khâu ?
 +So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường.
 -Nhận xét các câu trả lời của HS và kết luận về mũi khâu đột thưa.
 -GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa(phần ghi nhớ).
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
 -GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
 -Hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, (SGK) để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
 -Cho HS quan sát H2 và nhớ lại cách vạch dấu đường khâu thường, em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu đột thưa.
 -Hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 2 và quan sát hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi khâu đột thưa.
 +Em hãy nêu cách khâu mũi đột thưa thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm
 +Từ cách khâu trên , em hãy nêu nhận xét các mũi khâu đột thưa.
 -GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len.
 -GV và HS quan sát, nhận xét.
 -Dựa vào H4, em hãy nêu cách kết thúc đường khâu.
 * GV cần lưu ý những điểm sau:
 +Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
 +Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”, 
 +Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
 +Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường. 
 -Gọi HS đọc ghi nhớ.
 -GV kết luận hoạt động 2. 
 -Yêu cầu HS khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu. 
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
 -Chuẩn bị tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-HS quan sát.
-HS trả lời.
-HS đọc phần ghi nhớ mục 2.
-Cả lớp quan sát.
-HS nêu.
-Lớp nhận xét.
-HS đọc và quan sát, trả lời câu hỏi.
-HS dựa vào sự hướng dẫn của GV để thực hiện thao tác.
-HS nêu.
-HS lắng nghe.
-2 HS đọc.
-HS tập khâu.
-HS cả lớp.

File đính kèm:

  • docgiao_an_thu_cong_mi_thuat_lop_4_tuan_8_nguyen_trong_hung.doc
Giáo án liên quan