Giáo án Thể dục 9 - Tiết 1 đến tiết 3

I/ Mục tiêu:

Hiểu được mục tiêu, nội dung chương trình môn học TD lớp 9. Giúp các em có những hiểu biết cần thiết về tố chất sức bền trong hoạt động TDTT và sinh hoạt hàng ngày

II/ Địa điểm - Phương tiện:

- Địa điểm: Phòng học

- Phương tiện: Giáo án, SGV

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục 9 - Tiết 1 đến tiết 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /8/2009
Ngày dạy: /8/2009
Tiết 1: lý thuyết
I/ Mục tiêu:
Hiểu được mục tiêu, nội dung chương trình môn học TD lớp 9. Giúp các em có những hiểu biết cần thiết về tố chất sức bền trong hoạt động TDTT và sinh hoạt hàng ngày
II/ Địa điểm - Phương tiện:
- Địa điểm: Phòng học 
- Phương tiện: Giáo án, SGV
III/ Nội dung – phương pháp:
Nội dung
đl
phương pháp – tổ chức
Phần mở đầu:
1.1: Nhận lớp:
ổn định, kiểm tra sĩ số
Phổ biến nội dung giờ học
1.2: Khởi động: 
Chơi trò chơi:
“Lịch sự”
6’- 8’
Cán sự ổn định - báo cáo GV
GV nêu nhiệm vụ - cả lớp khởi động với trò chơi
Phần cơ bản:
1: Mục tiêu chương trình TD lớp 9:
- Biết được một số kiến thức kỹ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khoẻ nâng cao thể lực.
- Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, thói quen tự giác tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh.
- Có sự tăng tiến về thể lực thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và khả năng của bản thân về TDTT.
- Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học và nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường.
2. Nội dung chương trình TD lớp 9: 
2.1: Lý thuyết chung (2T)
2.2: Đội hình đội ngũ (2T)
2.3: Bài TD phát triển chung (6T)
2.4: Chạy nhanh (8T)
2.5: Chạy bền (6T)
2.6: Nhảy xa, nhảy cao (18T)
2.7: Đá cầu (6T)
2.8: Môn thể thao tự chọn (12T)
2.9: Ôn tập, kiểm tra (6T)
2.10: Kiểm tra tiêu chuẩn RLTT (4T)
3. Một số hiểu biết cần thiết về sức bền:
Sức bền có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống, nếu không có sức bền con người vừa mới làm việc, học tập đã mệt mỏi, như vậy sẽ không bao giờ làm được việc gì có kết quả cao.
Sức bền là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi học tập, lao động hay tập luyện TDTT kéo dài.
Sức bền gồm có: sức bền chung và sức bền chuyên môn
Sức bền chung là khả năng của cơ thể khi thực hiện các công việc nói chung trong một thời gian dài.
Sức bền chuyên môn là khả năng của cơ thể khi thực hiện chuyên sâu một hoạt động lao động, hay bài tập thể thao trong một thời gian dài. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy : sức bền của một số HS THCS rất kém, do các em không chịu khó tập luyện. Sức bền kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập, do đó cần phải biết cách tập luyện phát triển sức bền
32’
(10’)
(5’)
(17’)
GV thuyết trình HS lắng nghe.
HS ghi vào vở
GV tóm tắt nội dung chương trình thể dục 9
HS nghe giảng – ghi vở
G vấn đáp gợi mở
H nghe, suy nghĩ, nêu ý kiến
? Theo em điều gì giúp cơ thể chúng ta làm việc trong thời gian dài mà không thấy mệt mỏi
? Sức bền biểu hiện ở những dạng nào
Ví dụ khả năng leo núi của người vùng cao; khả năng bơi, lặn của người làm nghề chài lưới (đánh bắt cá) ; khả năng của VĐV chạy 10km ; 20km ; 42,195km….
G nêu kết luận chung
H ghi nội dung bài học vào vở
Phần kết thúc:
- Củng cố nội dung bài học
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- Ra yêu cầu về nhà
- Xuống lớp
5’– 7’
G nêu câu hỏi – H suy nghĩ trả lời
? Sức bền chia ra làm mấy loại
? Hãy kể tên các loại sức bền
G nêu nhận xét, ra bài về nhà
Ngày soạn: /8/2009
Ngày dạy: /8/2009
Tiết 2: lý thuyết
I/ Mục tiêu:
Cung cấp cho học sinh một số nguyên tắc, hình thức và phương pháp để tập luyện và phát triển tố chất sức bền trong hoạt động TDTT cũng như trong cuộc sống lao động hàng ngày. Ngoài ra giúp các em tự xây dựng các bài tập cho riêng mình hàng ngày.
II/ Địa điểm - Phương tiện:
- Địa điểm: Phòng học 
- Phương tiện: Giáo án, SGV
III/ Nội dung – phương pháp:
Nội dung
đl
phương pháp – tổ chức
Phần mở đầu:
1.1: Nhận lớp:
ổn định, kiểm tra sĩ số
Phổ biến nội dung giờ học
1.2: Khởi động: 
Chơi trò chơi:
“Tiếp âm”
6’- 8’
Cán sự ổn định - báo cáo GV
GV nêu nhiệm vụ - cả lớp khởi động với trò chơi
Phần cơ bản:
1. Một số hiểu biết cần thiết về sức bền:
2. Một số nguyên tắc, phương pháp và hình thức tập luyện:
a, Một số nguyên tắc:
- Tập phù hợp với sức khoẻ của mỗi người. 
- Tập từ nhẹ đến nặng dần. 
- Tập thường xuyên hằng ngày hoặc 3 – 4 lần/tuần một cách kiên trì, không nóng vội.
- Trong một giờ học, sức bền phải học sau các nội dung khác và bố trí ở cuói phần cơ bản.
- Tập chạy bền xong không dừng lại đột ngột, mà cần thực hiện một số động tác hồi tĩnh trong vài phút.
- Song song với tập chạy, cần rèn luyện kĩ thuật bước chạy, cách thở trong khi chạy, cách vượt qua một số chướng ngại vật trên đường chạy và các động tác hồi tĩnh sau khi chạy…
b, Một số hình thức và phương pháp tập luyện đơn giản:
- Tập sức bền bằng chơi trò chơi vận động hoặc tập một số bài tập như: Nhảy dây bền, tâng cầu tối đa, tập chạy phối hợp với nhịp thở “hai lần hít vào, hai lần thở ra”…
Kết hợp chạy với đi bộ và rút ngắn dần cự li hoặc thời gian đi bộ để tăng cự li hoặc thời gian chạy.
- Tập sức bền bằng đi bộ hoặc chạy trên địa hình tự nhiên theo sức khoẻ 
- Tập sức bền bằng các môn có tác dụng rèn luyện sức bền như: đi bộ thể thao, chạy (bơi) cự li trung bình và cự li dài
- Có thể tập cá nhân hoặc theo nhóm, tại chỗ hoặc di chuyển. Thời gian tập thích hợp vào sáng sớm hoặc vào buổi chiều tối trước khi ăn cơm. 
Hình thức tập rất phong phú, phương pháp tập đơn giản, nếu có ý thức giữ gìn và nâng cao sức khoẻ ai cũng có thể tự tập được. Điểm khó ở đây là cần tập thường xuyên, kiên trì theo sức khoẻ của mình
32’
(15’)
(17’)
GV vấn đáp gợi mở từng vấn đề
HS nghe, suy nghĩ nêu ý kiến
? Có nên vừa khỏi ốm đã chạy với cự ly 1000m ngay không
? Khi chay cự ly trung bình và dài em sẽ chạy ntn
? Trong giờ học có nội dung chạy bền em thấy thường chạy khi nào
? Khi chạy bền xong ta cần chú ý điều gì
? Điều cần chú ý trong khi chạy bền là gì
? Bản thân em trong sinh hoạt hàng ngày có rèn luyện sức bền không? Hãy kể tên hình thức tập
G chốt lại kiến thức chính
H ghi nguyên tắc và các nhóm bài tập sức bền vào vở
Phần kết thúc:
- Củng cố nội dung bài học
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- Ra yêu cầu về nhà
- Xuống lớp
5’– 7’
G nêu câu hỏi – H suy nghĩ trả lời
? Trình bày nguyên tắc tập sức bền
? Kể tên các nhóm bài tập sức bền
G nêu nhận xét, ra bài về nhà
Ngày soạn: /8/2009
Ngày dạy: /8/2009
Tiết 3: ĐHĐN – Bài thể dục
I/ Mục tiêu:
1, ĐHĐN: Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số từ 1 đến hết, điểm số 1-2, đứng nghiêm-nghỉ, các tư thế quay, dàn hàng, dồn hàng, đội hình 0 – 2 – 4. Yêu cầu: biết và thực hiện tương đối chính xác các động tác.
2, Bài TD: Học từ nhịp 1 – nhịp 10 (bài TD phát triển chung nam, nữ). Yêu cầu: biết và bước đầu thực hiện được các nhịp liên hoàn.
II/ Địa điểm - Phương tiện:
- Địa điểm: Sân tập
- Phương tiện: Giáo án, SGV, còi TD
III/ Nội dung – phương pháp:
Nội dung
đl
phương pháp – tổ chức
Phần mở đầu:
1.1: Nhận lớp:
ổn định, kiểm tra sĩ số
Phổ biến nội dung giờ học
1.2: Khởi động: 
Chạy nhẹ nhàng quanh sân tập, xoay các khớp, ép dây chằng
6’- 8’
1v
Cán sự ổn định - báo cáo G
G nêu nhiệm vụ - cả lớp khởi động 
(HS) ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ 
 ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ 
 ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ 
 ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ 
 °(GV)
Phần cơ bản:
1, ĐHĐN: 
- Ôn các động tác:
+ tập hợp hàng dọc, dóng hàng
+ điểm số từ 1 đến hết, điểm số 1-2
+ đứng nghiêm - nghỉ
+ quay trái, phải, đằng sau
+ dàn hàng, dồn hàng
+ đội hình 0 – 2 – 4
2, Bài TD:
Học từ nhịp 1 – nhịp 10 bài liên hoàn nam, nữ
2.1: Nam từ nhịp 1 – nhịp 10
2.2: Nữ từ nhịp 1 – nhịp 10
32’
(15’)
(17’)
G phân tích lại chi tiết động tác
H tập đồng loạt sau đó chia nhóm 
H luyện tập cả hàng ngang và hàng dọc
G làm mẫu, phân tích từng nhịp và liên hoàn
H nghe, quan sát, luyện tập
Phần kết thúc:
- Củng cố nội dung bài học
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- Ra yêu cầu về nhà
- Xuống lớp
5’– 7’
G củng cố, nhận xét, ra bài về nhà
 ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ 
 ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ 
 ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ 
 ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ ‚ 
 °

File đính kèm:

  • docTD9 tiet1-3.doc
Giáo án liên quan