Giáo án thanh tra toàn diện Toán - Tiết 83: Ôn tập phép cộng và phép trừ (tiếp theo)
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh:
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm.
- Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng.
- Làm bài tập : Bài 1( cột 1,2,3), Bài 2( cột 1,2), Bài 3, Bài 4.
- Giáo dục học sinh tính toán chính xác, cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học:
Ngày soạn : 08/12/2013 Ngày dạy : 11/12/2013 GIÁO ÁN THANH TRA TOÀN DIỆN TOÁN Tiết: 83 ÔN TẬP PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ ( tiếp theo) Sgk/ 84; TGDK: 35’ I/ Mục tiêu : Giúp học sinh: - Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm. - Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán về ít hơn, tìm số bị trừ, số trừ, số hạng của một tổng. - Làm bài tập : Bài 1( cột 1,2,3), Bài 2( cột 1,2), Bài 3, Bài 4. - Giáo dục học sinh tính toán chính xác, cẩn thận. II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III/ Các hoạt động dạy học: 1/Hoạt động đầu tiên: Ôn tập về phép cộng và phép trừ - Gọi 2HS làm bảng lớp- hs còn lại làm nháp. Bài 1: Đặt tính rồi tính a) 68+ 27; 65-27 b) 71-28; 36+ 36 - Nhận xét bài cũ, ghi điểm. - Gv nhận xét. 2/ Hoạt động bài mới: Ôn tập về phép cộng và phép trừ *Giới thiệu bài: Để giúp các em củng cố và khắc sâu các kiến thức liên quan đến bảng cộng, bảng trừ đã học. Hôm nay chúng ta cùng nhau làm các bài tập trong bài “ Ôn tập phép cộng và phép trừ ( tiếp theo) ” . - GV ghi bảng * Hoạt động :Thực hành - GV hướng dẫn làm. Bài 1: Tính nhẩm: - Hs nêu yêu cầu. - Gv viết lên bảng: 5+9= ? ; 9+5=? . Vị trí các số hạng trong hai tổng này như thế nào ? - Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng như thế nào? - Gv: Vậy khi nhẩm được kết quả tổng của một phép tính thì các em có thể suy ra nhanh kết quả của phép tính còn lại mà không cần phải nhẩm nữa. Gv yêu cầu hs làm bài tập ( cột 1,2,3). Hs sửa bài bằng cách tham gia trò chơi truyền điện. a/ 5 + 9 = 14 8 + 6 = 14 3 + 9 = 12 9 + 5 = 14 6 + 8 = 14 3 + 8 = 11 b/ 14 - 7 = 7 12 - 6 = 6 14 - 5 = 9 16 - 8 =8 18 - 9 = 9 17 - 8 = 9 - Gv nhận xét, tuyên dương. Kết luận: Đây là các phép tính thuộc bảng cộng , trừ trong phạm vi 20. Để làm bài nhanh và đúng các em phải thuộc các bảng cộng, bảng trừ đã học. Chuyển ý: Các em đã tính nhẩm rất tốt, vậy các em hãy vận dụng các bảng cộng, trừ mà mình đã học thuộc vào thực hiện các phép tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Bài 2: Đặt tính rồi tính - Bài toán yêu cầu gì? - Khi đặt tính cần chú ý điều gì? - Bắt đầu tính từ đâu? - Yêu cầu hs làm bài tập ( cột 1,2). a/ 36 100 b/ 100 45 +36 - 75 - 2 + 45 72 25 98 90 - Hs trình bày cách đặt tính và tính. Hs nhận xét, sửa lỗi ( nếu có) - GV nhận xét, cho điểm. Kết luận: Khi đặt tính cần đặt các hàng thẳng cột với nhau, bắt đầu tính từ hàng đơn vị( từ phải sang trái). -> Chuyển ý: Vừa rồi các em đã biết cách đặt tính để làm các phép tính cộng trừ có nhớ. Vậy để tìm thành phần chưa biết của một phép tính chúng ta phải làm gì, các em sang bài tập 3. Bài 3. Tìm x: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - X được gọi là gì trong phép tính cộng x+ 16= 20 ? - Nêu tên gọi các thành phần của phép tính x-28=14? - X cần tìm trong phép tính 35-x=15 là gì? a/ x + 16 = 20 b/ x – 28 = 14 c/ 35 - x = 15 x = 20 - 16 x = 14 + 28 x = 35 - 15 x = 4 x = 42 x = 20 - Hs trình bày bài, nhận xét. - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào? ( ý a) - Tại sao x lại bằng 14 cộng với 28 ? ( ý b) - Muốn tìm số trừ ta làm thế nào? Gv nhận xét cho điểm. Kết luận: Khi làm một bài toán tìm x, chúng ta phải xác định được thành phần chưa biết, nhớ lại quy tắc tìm thành phần chưa biết đó và sau đó tính toán một cách cẩn thận và chính xác. Lưu ý khi trình bày bài làm ( các dấu “ =” thẳng cột với nhau). Bài 4: - Gọi hs đọc đề bài. - Bài toán cho biết những gì? - Bài toán hỏi gì? Tóm tắt: 50kg Anh 16kg Em ? kg - Hs trình bày bài. Gv có thể hỏi thêm lời giải các em khác. - Bài toán thuộc dạng gì? - Gv chấm, nhận xét sửa sai. Kết luận : Khi giải một bài toán chúng ta phải xác định bài toán yêu cầu gì, cho biết những gì và thuộc dạng toán nào. Khi làm bài giải, chú ý phải có 3 phần là lời giải, phép tính có đơn vị trong dấu ngoặc đơn và đáp số. 3/ Hoạt động cuối cùng: Trò chơi: “ Ai nhanh ai đúng” - GV nêu yêu cầu và phổ biến luật chơi. - Chia lớp ra làm 3 đội, mỗi đội là 1 tổ, có 4 phép tính, yêu cầu học sinh điền vào ô trống các số còn thiếu để có phép tính đúng, 2hs ngồi cùng 1 bàn sẽ thảo luận làm 1 phép tính, các tổ thi đua làm xem tổ nào làm xong nhanh và có kết quả đúng nhất là đội chiến thắng. 1 8 2 7 5 2 +3 + 3 6 -3 6 -3 5 5 6 4 3 6 1 7 - GV nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét tiết học. Về nhà xem bài mới. -HS nhắc lại. - 2 em. - Hs nhắc lại. - Các số hạng trong hai tổng đổi chỗ cho nhau. - Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. - Hs làm vở. - HS tham gia chơi. -Đặt tính rồi tính. - Đặt tính thẳng cột,sao cho hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột hàng chục. - Bắt đầu tính từ hàng đơn vị( từ phải sang trái). - Cả lớp làm vở + 2 em làm bảng phụ. -Tìm x. - Số hạng chưa biết. - x: số bị trừ, 28: số trừ,14: hiệu. - Số trừ. - Hs làm vở- 3hs làm bảng phụ. - Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi cho số hạng kia. - Vì x là số bị trừ trong phép trừ x- 28= 14. Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. - Ta lấy số bị trừ trừ cho hiệu. - Bài toán cho biết anh cân nặng 50kg, em nhẹ hơn anh 16kg. - Em cân nặng bao nhiêu Kilogam? - Hs làm vở , 1h làm bảng phụ. Bài giải Em nặng số kilogam là: 50 -16 =34(kg) Đáp số: 34 kg - Bài toán về ít hơn. - hs tham gia chơi. 18 28 72 52 + 37 + 36 - 36 - 35 55 64 36 17 IV/ Phần bổ sung: ...................................... Tam Thanh, ngày 08 tháng 12 năm 2013 Người soạn: Nguyễn Thị Dũng
File đính kèm:
- ontapphepcongvapheptru.doc