Giáo án Tập làm văn lớp 3 - Học kì 1

Bài 2 :

 Dựa theo mẫu đơn đã học ,em hãy viết đơn xin vào Đội

 Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh

I .Mục đích yêu cầu :

Dựa theo mẩu đơn của bài tập đọc :Đơn xin vào Đội , mỗi học sinh viết 1 lá đơn xin vào Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh .

II.Đồ dùng dạy học :

_ gv đơn mẫu .

_ hs vở bài tập .

III.Các hoạt động dạy _học chủ yếu:

A-Kiểm tra bài cũ:

_ GV kiểm tra vở của 4,5 em viết đơn xin cấp thẻ đọc sách .

_ Kiểm tra 2 hs làm lại bài tập 1 ( nói những điều em biết về Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh .)

_ HS, GV nhận xét , kiểm tra bài cũ .

B-Bài mới :

 

doc84 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tập làm văn lớp 3 - Học kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Học sinh lắng nghe 
_ Học sinh nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện
_ Nội dung câu chuyện giáo viên có thể phô tô phát cho học sinh .
_ Một học sinh yêu cầu của bài
Hoạt động lớp , cá nhân
_ Học sinh giới thiệu về tổ một cách mạnh dạn, tự tin , nói những điểm tốt và điểm riêng trong tính nết của mỗi bạn. Việc tốt bạn làm trong tháng qua
_ Cần giới thiệu gây ấn tượng hấp dẫn.
_ Học sinh giỏi làm mẫu: “Thưa các chú, các bác cháu là Thành lớp 3 xin giới thiệu với các chú, các báx về tổ cháu. Tổ cháu có8 bạn. Bạn ngồi đầu bàn thứ nhất là Giang. Bạn Giang đứng dậy chào.
_ Giang đứng dậy: “chào các chú, các bác!”
_ Bạn bên cạnh là Văn 
_ Các bạn trong tổ đều có điểm đáng quí. Bạn Giang Tháng vừa qua các bạn đã làm nhiều việc tốt
_ Học sinh làm việc theo tổ.
Hoạt động nhóm
_ Các thành viên trong nhóm nối tiếp nhau làm người giới thiệu
_ Các đại diện tổ thi nhau kể trước lớp 
_ Lớp nhận xét bình chọn người giới thiệu chân thực đầy đủ, gây ấn tượng nhất trong tổ mình 
_ “Tất cả chúng em đều là người 
Việt Nam”
Hoạt động 3
3. Củng cố – dặn dò
_ Các em đã học tiếp tục về tự giới thiệu về mình. Các em cần thực hiện tốt bài tập này trong cuộc sống
_ Nhận xét tiết học
_ Tiết sau: Tuần 15
Rút kinh nghiệm:..
TUẦN 15
Thứ ngày tháng năm
Tập làm văn
 Bài 15: 1. Kể chuyện : Giấu cày
2. Viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em
I.Mục đích yêu cầu 
1. Rèn luyện kĩ năng nói
_ Nghe nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung truyện vui: Giấu cày
_ Giọng kể vui, khôi hài
2. Rèn luyện kĩ năng viết
_ Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 14, viết được đoạn văn giới thiệu về tổ em.
_ Đoạn viết chân thực, câu văn rõ ràng , sáng sủa( nhiệm vụ chính ) 
 II.Đồ dùng dạy học 
_ Tranh minh họa truyện cười: Giấu cày
_ Bảng câu gợi ý để nhớ truyện
_ Bảng câu gợi ý học sinh làm bài T2 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu .
A. KT bài cũ .
_ Một học sinh kể lại chuyện “Tôi cũng như bác”
_ Một học sinh giới thiệu với các bạn trong lớp về tổ mình , và các hoạt động của tổ trong tháng qua
_ Giáo viên nhận xét điểm.
B. Dạy bài mới .
1. Giới thiệu bài
_ Giáo viên nêu mục đích – yêu cầu tiết học
Hôm nay ta học TLV tuần 15
1) Kể chuyện : Giấu cày 
2) Viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Hoạt động 1
Bài tập 1
_ Giáo viên yêu cầu bài 1
Giáo viên kể lần 1
_ Kể xong dừng lại hỏi:
H: Bác nông dân đang làm gì?
H: Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói thế nào?
H: Vì sao bác bị vợ trách?
_ Khi mất cày bác làm gì?
_ Giáo viên nhận xét bổ sung
Giáo viên kể tiếp lần 2
_ Giáo viên nhận xét 
_ Sau đây là nội dung câu chuyện:
GIẤU CÀY
Có một người đang cày ruộng , thì vợ gọi về ăn cơm. Thấy vợ gọi về riết quá, bác ta hét to trả lời:
_ Để tôi giấu cái cày vào bụi đã.
Về nhà bác tabị vợ trách:
_ Oâng giấu cày mà la to như thế, kẻ gian nó biết chổ lấy đi thì sao?
Lát sau cơm nước xong, bác ta ra ruộng. Quả nhiên cày mất rồi. Bác ta bèn chạy một mạch về nhà, nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy ai, bác ta mới ghé sát tai vợ thì thào:
_ Nó lấy mất cày rồi.
Truyện cười Việt Nam 
Hoạt động 2
Bài tập 2 
_ Giáo viên nêu nhiệm vụ nhắc học sinh chú ý: chỉ viết nội dung giới thiệu về tổ mình và cá hoạt động của các bạn trong tổ
_ Giáo viên yêu cầu một học sinh 
_ Giáo viên theo dõi
_ Giúp đỡ học sinh yếu
_ Giáo viên nhận xét một số bài đầy đủ ý, lới văn hay , ý đẹp.
Hoạt động 3
3. Củng cố – dặn dò
_ H: Đề viết tốt lời giới thiệu về tổ mình em cần chú ý điều gì? 
_ Các bạn tên gì?
_ Các bạn có nết tốt gì?
_ Các bạn đã làm được việc tốt cụ thể gì trong tháng qua.
Giáo viên yêu cầu bạn nào chưa xong về nhàviết tiếp
_ Nếu viết chưa hay có thể viết lại
_ Tiết sau: Tuần 16
_ Cả lớp quan sát tranh minh họa và đọc ba câu hỏi gợi ý
_ Bác đang cày ruộng
_ Bác hét to: “Để tôi giấu cái cày này vào bụi đã!”
_ Vì giấu cày mà la to như thế sẽ bị kẻ gian lấy mất cày.
_ Nhìn trước nhìn sau chẳng thấy ai, bác ghé tai vợ thì thầm: “Nó lấy mất cày rồi!”
_ Học sinh khác nhận xét bổ sung
_ Học sinh khá, giỏi kể tiếp mẫu chuyện
_ Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe 
_ Một số học sinh nhì gợi ý trên bảng thi kể lại chuyện
_ Khi đáng nói nhỏ thì anh ta nói to
_ Khi đáng nói to thì anh ta nói nhỏ
_ Giấu cày, đáng bí mật lại hét toáng, kẻ trộm biết.
_ Mất cày, đáng phải kêu to để mọi người biết mà giúp tìm cày, bắt trộm thì lại nói thầm
_ Học sinh bổ sung
_ Học sinh có thể dùng tờ phô tô giáo viên phát truyện “Giấu cày”
_ Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 (trang 128)
_ Học sinh làm mẫu 
Ví dụ : tổ em có 8 bạn là: Giang, Vân, Minh, Ngân
7 người trong tổ là người kinh chỉ riêng bạn Lò Thị Ngân là người Thái
Mỗi bạn trong tổ đều có điểm đáng quý 
Ví dụ: bạn Minh học rất giỏi, hay giúp đỡ bạn bè. Trong tháng qua bạn Minh đã nhận được 15 điểm 10
_ Cả lớp viết bài vào vở hoặc vở bài tập 
_ Học sinh làm xong 5 đến 7 em đọc bài.
_ Lớp nhận xét .
TUẦN 16
Thứ ngày tháng năm
Tập làm văn .
Bài 16
 1.Kể chuyện: Kéo cây búa lên .
2.Kể những điều em biết về nông thôn .
I.Mục đích –yêu cầu :
Rèn kĩ năng nói :
1. Nghe _nhớ lại những tìh tiết chính để kể lại đúng nội dung chuyện vui :Kéo cây búa lên.
 Lời kể vui ,khôi hài .
2. Kể được những điều em biết về nông thôn .(hoặc thành thị ) theo gợi ý sgk .
 Bài mới đủ ý ,dùng từ đặt câu đúng .
II.Đồ dùng dạy học :
_ Tranh minh hoạ truyện :Kéo cây búa lên .
_ Nội dung truyện _gv phô tô cho hs .
_ Bảng lớp viết gợi ý chuyện kể (BT1)
_ Bảng viết phụ ,viết gợi ý nói về nông thôn (hoặc thành thị )
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ :
_ Một học sinh kể lại chuyện “Giấu cày:
_ Một học sinh đọc lại lời giới thiệu của em về các bạn trong tổ
_ Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
_ Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của bài dạy
 + Hôm nay các em lại được nghe câu chuyện vui “Kéo cây búa lên”
 Truyện ngụ ngôn
 + Và các em kể những điều mình biết về nông thôn (hoặc thành thị ) cho cô cùng các bạn nghe 
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 1 .Trang 138
Giáo viên kể chuyện lần 1
_ Giọng kể cần thể hiện
_ Lời người dẫn truyện dí dỏm. Lời chàng ngốc khoe vui vẻ, hồn nhiên
_ Câu kết tả một cảnh buồn mà khôi hài
_ Giáo viên kể xong hỏi
H: Truyện này có những nhận vật nào?
H: Truyện này có những nhận vật nào?
H: Về nhà anh chàng khoe gì với vợ?
Giáo viên kể chuyện lần hai
_ Giáo viên nhận xét tuyên dương
Cuối cùng giáo viên hỏi
H: Câu chuyện buồn cười ở điểm nào?
_ Giáo viên nhận xét 
Nội dung câu chuyện
KÉO CÂY LÚA LÊN
Có một chàng ngốc ra thăm đồng. Thấy ruộng lúa nhà mình xấu hơn ruộng lúa nhà bên,
Anh ta bèn lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cao hơn cây lúa nhà người , về nhà anh ta khoe:
_ Lúa của nhà ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn cây lúa nhà người ở ruộng bên rồi.
Chị vợ liền ra đến đồng thì thấy bao nhiêu lúa nhà mình đã héo rũ.
Truyện ngụ ngôn
Hoạt động 2
Bài tập 2 (T138)
_ Giáo viên yêu cầu em có thể kể về nông thôn hoặc nơi thành thị mà em biết .
_ Giáo viên giúp học sinh hiểu gợi ý. Sau một chuyến đi chơi, về quê, tham quan, hay qua ti vi, sách báo, hoặc nghe ai kể 
_ Giáo viên tuyên dương
_ Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý
_ Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh hoạ.
_ Học sinh chú ý nghe cô kể
_ Học sinh trả lời câu hỏi
_ Chàng ngốc và vợ
_ Kéo cây lúa cao hơn lúa ruộng nhà bên cạnh.
_ Đã kéo lúa lên cao hơn lúa nhà bên cạnh.
_ Cả ruộng lúa nhà mình héo rũ
_ Cây lúa bị kéo lên đứt rễ nên héo rũ
_ Học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
_ Một học sinh giỏi, khá kể toàn bộ câu chuyện
_ Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe 
_ Ba, bốn học sinh kể cho cả lớp nghe 
_ Học sinh nhận xét , bổ sung
_ Chàng ngốc kéo lúa lên làm lúa chết hết, lại tưởng mình đã làm cho ruộng lúa mọc nhanh hơn.
_ Lớp nhận xét bình chọn tuyên dương
_ Một học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý SGK
_ Học sinh tự chọn đề tài.
_ Một học sinh kể mẩu
_ Dựa vào câu hỏi gợi ý
_ Lớp nhận xét rút kinh nghiệm về nội dung kể, về cách diễn đạt.
Ví dụ: Về quê ngoại phải đi qua cánh đồng lúa xanh tươi. Các cô, các chú nông dân đang tát nước bón phân cho lúa. Mọi người vui vẻ bàn chuyện chuẩn bị trồng rau, chăn nuôi lợn, gà theo phương pháp mới có hiệu quả cao hơn. Nhiều nhà ở nông thôn nay đã xây tường khang trang .
_ Hoặc học sinh kể khác
_ Một số học sinh xung phong kể trước lớp .
_ Lớp bình chọn những bài hay.
Hoạt động 3
3. Củng cố dặn dò 
_ Giáo viên nhận xét dặn dò , biểu dương những học sinh tốt
_ yêu cầu học sinh về nhà suy nghĩ thêm về nội dung , về cách diễn đạt của bài kể cho tốt.
_ Tuần 17 – Viết thư cho bạn kể về những điều mì

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_lam_van_lop_3_hoc_ki_1.doc
Giáo án liên quan