Giáo án lớp 3 môn Đạo đức

I. Mục tiêu.

1. Học sinh hiểu:

- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao lớn đối với đất nước, với dân tộc.

- Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.

- Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.

2. Học sinh hiểu, ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

3. Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

II. Tài liệu và phương tiện.

- Các bài thơ, bài hát, truyện tranh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi. Vở bài tập đạo đức

- Tranh SGK

 

doc11 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Đạo đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết quả.
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm 1 trình bày về bức ảnh 1.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Giáo viên tổng kết
- Các nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên: Ngoài ra, em còn biết những gì về Bác Hồ. Câu hỏi gợi ý:
Hoạt động 2: Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác”
* Mục tiêu: Học sinh biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác.
* Tiến hành:
- Giáo viên kể chuyện.
_-HS lắng nghe
-Y/c Học sinh đọc thầm và thảo luận.theo 2câu hỏi cuồi bài
- Học sinh đọc thầm chung và thảo luận theo 2 câu hỏi cuối bài.
- Gọi học sinh trình bày trước lớp.
- Vài học sinh nêu ý kiến của mình.
Giáo viên chốt: 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về “Năm điều Bác Hồ dạy”
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu và ghi nhớ “Năm điều Bác Hồ dạy”
* Tiến hành: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp 5 điều Bác Hồ dạy.
- Học sinh đọc nối tiếp 5 điều Bác Hồ dạy.
- Giáo viên ghi lên bảng.
- Giáo viên chia 4 nhóm, yêu cầu 2 nhóm tìm hiểu về 1 số biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy.
- Học sinh thảo luận nhóm.
Giáo viên chốt: -> hướng dẫn học sinh cố gắng thực hiện tốt.
- Nhóm khác bổ sung.
- 1 em đọc lại 5 điều.
Hướng dẫn thực hành: Về học thuộc và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy.
- - Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ 
Đạo đức:
BÀI 1: 	KÍNH YÊU BÁC HỒ (T2)
I. Mục tiêu.
1. Học sinh hiểu:
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao lớn đối với đất nước, với dân tộc.
Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
2. Học sinh hiểu, ghi nhớ và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
3. Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II. Tài liệu và phương tiện.
Vở bài tập đạo đức
Các bài thơ, bài hát, truyện tranh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
Phô tô các bức ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1.
III. Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu.
Khởi động:
Học sinh hát tập thể hoặc nghe băng bài hát: Tiếng chim trong vừơn Bác …….
- Học sinh hát tập thể .
Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ.
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy.
* Tiến hành: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và trao đổi với bạn bên cạnh: Em đã thực hiện những điều nào trong Năm điều Bác Hồ dạy. Thực hiện như thế nào? Điều nào thực hiện chưa tốt? Vì sao? Em dự định làm gì?
- Học sinh trao đổi nhóm đôi theo câu hỏi thảo luận của giáo viên.
- Học sinh tự liên hệ theo cặp.
- Một vài học sinh liên hệ trước lớp.
Giáo viên: Khen những em làm tốt. Nhắc cả lớp học tập theo bạn.
Hoạt động 2: Học sinh trình bày, giới thiệu những tư liệu (tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao . . .) đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và thêm kính yêu Bác Hồ.
* Mục tiêu: Giúp học sinh có thêm những thông tin về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ và các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu các em đưa ra những gì sưu tầm được theo lời cô dặn cả lớp.
- học sinh sinh hoạt theo nhóm. Mỗi học sinh sẽ giới thiệu cho cả lớp vật mình sưu tầm được, ý nhghĩa.. .
- Mỗi nhóm lên trình bày kết quả sưu tầm được (dưới nhiều hình thức: hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh_.
- Lớp thảo luận, nhận xét kết quả sưu tầm của các bạn.
- Giáo viên khen những học sinh, nhóm học sinh sưu tầm được nhiều tư liệu và giới thiệu hay.
- Giáo viên giới thiệu thêm 1 số tư liệu khác về Bác Hồ.
Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên.
* Mục tiêu: Củng cố lại bài học.
* Tiến hành: 
- Giáo viên phổ biến cách chơi: Có 1 bạn đóng vai phóng viên đi phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ.
- 1 số học sinh thay nhau làm phóng viên đi hỏi các bạn trong lớp về Bác Hồ.
Câu hỏi phỏng vấn có thể là:
- Quê Bác Hồ ở đâu?
- Vì sao thiếu nhi yêu quý Bác Hồ….
Giáo viên kết luận: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập thống nhất. Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi …Kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi chúng ta phải thực hiện tốt Năm điều ………
- Cả lớp đọc đồng thanh câu cao dao: 
“Tháp Mười ……………..”
Dặn dò: Về xem trước :”Giữ lời hứa”.
 ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: 	GIỮ LỜI HỨA
I. Mục tiêu.
1. Học sinh hiểu:
Thế nào là giữ lời hứa.
Vì sao phải giữ lời hứa.
2. Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
3. Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
II. Tài liệu và phương tiện.
Vở bài tập đạo đức 3.
Tranh minh hoạ truyện: Chiếc vòng bạc.
Phiếu học tập dùng cho hoạt động 2 của tiết 1 và hoạt động 1 của tiết 2.
Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh, màu trắng.
III. Các hoạt động Dạy – Học chủ yếu.
	TIẾT 1
A. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nêu câu hỏi
- Tình cảm gữa Bác Hồ với các em thiếu nhi như thế nào?
- 2 – 3 em trả lời
- Tỏ lòng kính yêu Bác em phải làm gì?
- Lớp nhận xét.
B. Bài mới
Giới thiệu: Dựa vào bài cũ.
Hoạt động 1: Thảo luận truyện: Chiếc vòng bạc.
* Mục tiêu: Học sinh biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa
* Tiến hành: 
1. Giáo viên kể chuyện (có minh hoạ bằng tranh).
- Học sinh nghe - quan sát tranh.
2. Giáo viên mời 1 –2 em kể hoặc đọc lại chuyện.
- 1- 2 em kể lại chuyện.
3. Thảo luận lớp
- Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại các em bé sau 2 năm xa cách?
- Lấy ra cái vòng bạc mà em bé đã nhờ mua.
- Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của Bá?
- Cảm động …..
- Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
- Bác là người biết giữ lời hứa.
- Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì?
- Cần giữ lời hứa (tuỳ học sinh).
- Thế nào là giữ lời hứa?
- Là làm đúng những điều mình đã hứa.
- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá thế nào?
- Kính trọng.
4. Giáo viên kết luận:
- Tuy bận nhiều việc và dù thời gian đã qua nhưng Bác Hồ vẫn không quên lời hứa với em bé. Việc làm của Bác khiến mọi người cảm phục.
- Câu chuyện cho chúng ta thấy cần giữ đúng lời hứa của mình. Người giữ đúng lời hứa sẽ được mọi người tin cậy, kính trọng.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
* Mục tiêu: Học sinh biết được vì sao cần phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
* Tiến hành:
1. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao cho các nhóm xử lý tình huống .
4. Thảo luận cả lớp:
- Em có đồng ý với cách làm của nhóm bạn không?
- Học sinh đóng góp ý kiến. 
Giáo viên: 
- Theo em, Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tân sang nhà mình học bài như đã hứa?
- Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dán trả truyện và xin lỗi về việc đã làm rách truyện.
- Học sinh tự do nêu ý kiến.
5. Giáo viên kết luận
- Tiến và Hằng sẽ cảm thấy không vui, mất lòng tin ở bạn.
- Vì 1 lý do nào đó, em không thực hiện được lời hứa với người khác, em cần xin lỗi và giải thích rõ lý do.
Hoạt động 3: Tự liên hệ
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân.
* Tiến hành: 
Giáo viên yêu cầu liên hệ:
- Thời gian vừa qua, các em có hứa với ai điều gì không? Vì sao?
- Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được (hay không thực hiện được điều đã hứa)
- Học sinh tự liên hệ
Hướng dẫn thực hành:
- Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong lớp, trong trường.
 ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: 	GIỮ LỜI HỨA TIẾT 2
I. Mục tiêu.
1. Học sinh hiểu:
Thế nào là giữ lời hứa.
Vì sao phải giữ lời hứa.
2. Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
3. Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
II. Hoạt động dạy học	
Khởi động: Hát
- Học sinh hát tập thể .
1. Giới thiệu bài: Dựa vào bài trước.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi. 
* Mục tiêu: Học sinh biết đồng tình với những hành vi thể hiện giữ đúng lời hứa, không đồng tình với hành vi không giữ lời hứa.
* Tiến hành: Giáo viên phát phiếu học tập.
Nội dung phiếu: Hãy ghi vào c chữ Đ trước những hành vi đúng và chữ S trước những hành vi sai.
- Học sinh thảo luận theo nhóm 2 người.
- Một số nhóm trình bày kết quả.
- Lớp trao đổi, bổ sung.
Giáo viên kết luận: 
- Các việc làm a, d là giữ lời hứa.
- Các việc làm b, c là không giữ lời hứa.
Hoạt động 2: Đóng vai.
* Mục tiêu: Học sinh biết ứng xử đúng trong các tình huống có liên quan đến việc giữ lời hứa.
* Cách tiến hành:
Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai trong tình huống: Em đã hứa cùng bạn làm một việc gì đó nhưng sau đó em hiểu ra việc làm đó là sai (Vd: hái trộm quả, đi tắm sông . . .) khi đó em sẽ làm gì?
- Học sinh làm việc theo nhóm + thảo luận hành vi ứng xử theo tình huống giáo viên nêu
- Học sinh tự phân vai.
- Các nhóm lên đón

File đính kèm:

  • docDAO DUC.doc
Giáo án liên quan