Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Bài: Cây đa quê hương

I. MỤC TIÊU YÊU CẦU

1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng từ khó, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài.

 - Biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm, nhấn giọng ở những từ gợi tả gợi cảm.

2. Hiểu :

 - Hiểu nghĩa các từ khó: Thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, li kỳ, tưởng chừng, lững thững.

 - Hiểu nội dung: Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp của cây đa quê hương qua đó cũng cho ta thấy tình yêu thương gắn bó của tác giả với cây đa, với quê hương của ông.

3. Giáo dục :

 - Giáo dục HS tình yêu quê hương của mình.

II. ĐỒ DÙNG

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc

 - Bảng ghi câu cần luyện đọc.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Bài: Cây đa quê hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết kế bài dạy
Môn : Tập đọc
cây đa quê hương
I. Mục tiêu yêu cầu
1. Đọc thành tiếng:
 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng từ khó, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài.
 - Biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm, nhấn giọng ở những từ gợi tả gợi cảm.
2. Hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ khó: Thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, li kỳ, tưởng chừng, lững thững.
 - Hiểu nội dung: Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp của cây đa quê hương qua đó cũng cho ta thấy tình yêu thương gắn bó của tác giả với cây đa, với quê hương của ông.
3. Giáo dục :
 - Giáo dục HS tình yêu quê hương của mình.
II. Đồ dùng
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc 
 - Bảng ghi câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ .
Hôm trước các con đã học bài tập đọc nào ?
- GV yêu cầu đọc đoạn 1, đoạn 2 bài " Những quả đào ".
- Người ông đã dành những quả đào cho ai ?
- HS nhận xét đánh giá .
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 3, đoạn 4 bài " Những quả đào ".
-Trong bài em thích nhân vật nào? Vì sao ?
- GV nhận xét đánh giá điểm HS.
b. Bài mới.
1. Giới thiệu bài :
- GV treo tranh và hỏi :Bức tranh vẽ gì ?
- GV: Đó là cây đa, cánh đồng lúa chín và đàn trâu là những cảnh quen thuộc ở làng quê Việt Nam.
 Vậy vẻ đẹp của cây đa quê hương thế nào ? Tình yêu thương gắn bó của tác giả với cây đa quê hương ra sao chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc :" Cây đa quê hương".
 - GV ghi bảng : " Cây đa quê hương ".
2. Luyện đọc.
a. Đọc mẫu: 
- GV đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
 - Ghi tên tác giả.
b, Luyện đọc câu
- GV yêu cầu mỗi HS đọc 1 câu nối tiếp đến hết bài.
 - GV yêu cầu HS nhận xét bạn đọc , tìm từ đọc sai ( khó ) để sửa.
- GV viết từ khó đọc lên bảng .
- GV yêu cầu HS đọc ; lớp đọc ?
c, Hướng dẫn luyện đọc đoạn và giải nghĩa từ .
- GV Bài này chia làm 2 đoạn. Đoạn 1 từ đầu đến ai đang cười đang nói . Đoạn 2 : Phần còn lại 
- GV nêu : Toàn bài đọc giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1.
 - GV nói : Để đọc tốt đoạn văn này ngoài ngắt nghỉ đúng các dấu câu , các em cần chú ý cách đọc câu văn dài ở cuối đoạn 1.GV đưa bảng phụ và đọc câu:
+ Trong vòm lá / gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kỳ/ tưởng chừng như ai đang cười đang nói . 
- GV : Qua cách đọc của cô , con nào cho cô biết cô đã ngắt , nghỉ ở chỗ nào ? Cô đã nhấn giọng ở từ ngữ nào ?
- GV dùng thước gạch xiên chỗ ngắt , nghỉ; gạnh chân vào từ nhấn giọng .
- GV cho từng HS đọc , lớp đọc câu trên .
- GV: gọi 1 HS đọc lại đoạn 1 .
 - GV nói Cây đa đã gắn liền với thời thơ ấu của tác giả . Vậy thời thơ ấu là độ tuổi nào ?
- GV: Cây đa đó là một toà cổ kính . Con hiểu hình ảnh một toà cổ kính như thế nào ?
+ Đặt cho cô câu cói từ chót vót.
+ Qua cách đặt câu có từ chót vót , con hãy giải nghĩa từ chót vót ?
+ Trong vòm lá gió chiều gẩy lên những điệu nhạc ly kỳ .Vậy li kỳ có nghĩa là gì ?
+ Đọc chú giải cho cô từ :" Tưởng chừng" .
- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2.
- GV nói : Để đọc tốt đoạn 2 chúng ta cần chú ý câu văn : 
Xa xa /, giữa cánh đồng ,/ đàn trâu ra về,/ lững thững từng bước nặng nề . //
 - GV: Con hãy đọc câu văn cho cô ?
- GV: Con hãy bật mí cho các bạn biết vì sao con đọc câu văn này hay thế ?
- GV gạch xiên sau từ ngắt nghỉ và nhấn giọng .
- GV yêu cầu HS , lớp đọc lại câu văn trên ?
- Con hãy đọc lại đoạn 2 cho cô ?
GV :Đi chậm từng bước một còn gọi là đi như thế nào ?
d, Đọc theo nhóm 2.
 - GV yêu cầu lớp đọc theo nhóm 2, mỗi bạn đọc 1 đoạn .
g, Thi đọc giữa các nhóm.
- GV cho HS thi đọc giữa các nhóm .
 + Thi lần 1 :Mỗi HS đọc 1 đoạn .
- Yêu cầu HS nhận xét ?
 + Thi lần 2 :Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
- GV yêu cầu HS nhận xét đánh giá .
h, Đọc đồng thanh cả bài.
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh 
3. Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 SGK?
-Câu1: Tìm từ ngữ, câu văn cho biết cây đa sống rất lâu.
- Yêu cầu HS nhận xét 
- GV tiểu kết: Cây đa nghìn năm đẹp như 1 toà cổ kính . Toà cổ kính đó đẹp như thế nào ?
 Chúng ta hãy tìm hiểu xem cây đa được tả bằng hình ảnh nào? cụ thể thân, cành, ngọn, rễ.
- Tiểu kết :GV đưa tranh chỉ và nói: Cây đa quê hương được tác giả miêu tả thật đẹp , thân cây được ví với một toà cổ kính , chín , mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể , cành cây lớn hơn cột đình , ngọn cây chót vót giữa trời xanh, rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ giống như con rắn hổ mang.
 - Qua cách miêu tả của tác giả dựa vào đó các con hãy nói đặc điểm của mỗi bộ phận cây đa bằng 1 từ theo ý hiểu và ngôn ngữ của các con. 
VD: Thân cây rất to. ..
- GV :Để làm được điều đó trước tiên các con thảo luận cặp đôi nhé.
- GV :Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ cho cô: 
+ Thân cây ?
+ Cành cây
+ Ngọn cây?
+ Rễ cây ? 
-Yêu cầu HS nhận xét .
- GV tiểu kết : Cây đa quê hương dưới ngòi bút của tác giả thật êm đềm, thơ mộng, không những thế trong ánh mắt của các con cây đa thật đẹp, sinh động, gần gũi thân thương . Thật thú vị biết bao khi chúng ta ngồi dưới gốc đa được ngắm nhìn những cảnh đẹp quê hương lại càng tuyệt vời hơn. Vậy đó là cảnh đẹp nào chúng ta đọc đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 4 SGK.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 4 SGK.
- GV :Hình ảnh cây đa , cách đồng lúa, đàn trâu là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với những đứa trẻ mục đồng Việt Nam cũng như thời thơ ấu của tác giả .Qua đây càng thể hiện rõ sự gắn bó và tình yêu thương quê hương da diết của tác giả .
4. Luyện đọc lại .
- GVyêu cầu HS đọc đoạn 1?
- GV yêu cầu HS nhận xét ?
 - GV yêu cầu HS đọc đoạn 2?
- GV yêu cầu HS nhận xét ?
- GV cho 2 HS thi đọc đoạn 1.
- GV yêu cầu HS nhận xét bình chọn bạn đọc hay .
- GV gọi1 HS đọc toàn bài ?
5. Củng cố dặn dò.
- Qua bài văn em thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào ?
- Một lần nữa nhìn tranh con có thể tả lại cảnh đẹp cây đa của tác giả được cho cả lớp nghe .
- GV: Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên của mỗi chúng ta, luôn gắn bó với tuổi thơ ấu của mỗi người . Quê hương là chùm khế ngọt . Quê hương là cầu tre nhỏ. Quê hương là đêm trăng tỏ .Nhưng với tác giả Nguyễn Khắc Viện , quê hương là cây đa, là cánh đồng lúa chín,là đàn trâu ... Đó là hính ảnh thân thương luôn in đậm trong tâm trí tác giả . Quê hương em có những cảnh đẹp như của tác giả không ?Đó là những cảnh nào ?
- Con có tình cảm gì đối với quê hương của con ?
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà chuẩn bị bài : " Cậu bé và cây si già".
- HS: Những quả đào.
- HS đọc 2 đoạn đầu.
- HS: Ông đã dành quả đào cho vợ và 3 cháu .
- HS nhận xét , đánh giá .
- 1 HS đọc đoạn 3, đoạn 4
- HS trả lời ..
- HS quan sát bức tranh .
- Bức tranh vẽ cây đa , có một số bạn nhỏ ngồi dưới gốc cây đa , vẽ cánh đồng lúa chín vàng và đàn trâu đang đi . 
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài .
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp câu.
-HS nhận xét và rút ra từ khó đọc: Gắn liền, nổi lên, gẩy lên, lững thững, lặng nề.
- HS đọc ; lớp đọc ,
- HS theo dõi SGK.
- HS đọc đoạn 1. 
- 1 HS nhận xét cách ngắt nghỉ. - 1 HS nhận xét cách nhấn giọng .
- 2,3 HS đọc - lớp đồng thanh.
- 1 HS đọc đoạn 1.
- HS : Thời thơ ấu là độ tuổi lúc còn là trẻ con.
- HS: Là cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm .
- HS : +Cây cau nhà em cao chót vót .
+ Ngọn núi cao chót vót.
+ Ngọn cây bạch đàn chót vót giữa trời .
- HS : (Cao) vượt lên hẳn những vật xung quanh .
-HS : Li kỳ có nghĩa là vừa lạ vừa hấp dẫn.
+ HS đọc : Nghĩ như là, ngỡ là.
- 1 HS đọc đoạn 2.
-HS đọc câu văn.
- HS : Con đã ngắt sau từ xa xa , cánh đồng, về; nghỉ sau từ nặng nề và nhấn giọng ở từ " lững thững, nặng nề " .
- HS đọc, lớp đọc .
- HS đọc đoạn 2.
- HS : Đi chậm từng bước còn gọi là đi lững thững.
- HS hoạt động nhóm 2 mỗi bạn đọc 1 đoạn .
- HS : Nhóm 1: 1 HS đọc đoạn 1. Nhóm 2: 1 HS đọc đoạn 2.
-HS nhận xét , đánh giá 2 bạn. 
- Nhóm 3, nhóm 4 cử 2 bạn cùng thi đọc đoạn 2 .
- Lớp nhận xét - đánh giá.
- Lớp đọc đồng thanh .
- 1 HS đọc đoạn 1.
-HS đọc câu hỏi 1.
- HS1: Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.
- HS2: Đó là 1 toà cổ kính .
- HS nhận xét..
- HS lắng nghe.
- Thân cây : Là một toà nhà cổ kính chín mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể .
- Cành cây: Lớn hơn cột đình.
- Ngọn cây : Chót vót giữa trời xanh.
- Rễ cây : Nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ giống như những con rắn hổ mang.
-HS thảo luận cặp đôi.
- Thân cây rất lớn /Thân cây rất to.
- Cành cây rất to/ Cành cây xum suê che cả một vùng trời .
- Ngọn cây cao /Ngọn cây cao vút...
- Rễ cây ngoằn ngoèo/ Rễ cây kì dị.
- HS nhận xét .
- HS đọc đoạn 2.
- HS đọc câu hỏi 4 SGK.
- HS trả lời: Ngồi hóng mát ở gốc đa tác giả thấy lúa vàng gợn sóng ; xa xa giữa cánh đồng đàn trâu ra về lừng thững từng bước nặng nề.
- Bóng sừng trâu dưới nắng chiều kéo dài , lan rộng giữa ruộng đồng yên lặng.
- HS nghe .
- HS đọc đoạn 1.
- HS nhận xét .
- HS đọc đoạn 2.
- HS nhận xét .
- 2 HS thi đọc đoạn 1
- HS nhận xét , bình chọn bạn đọc hay.
- 1 HS đọc toàn bài .
- HS : Qua bài văn em thấy tác giả là người luôn gắn bó với quê hương và yêu quê hươngtha thiết .
- HS : Chỉ tranh và nói : Cây đa như một toà cổ kính , cành cây xum suê, ngọn đa cao chót vót , rễ cây nổi lên mặt đất như những con rắn hổ mang .Chiều chiều ngồi dưới gốc đa hóng mát được ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng gợn sóng thật thích mắt .Đặc biệt cảnh đàn trâu lững thững ra về lúc trời chiều thật thơ mộng . Tất cả những cảnh đó càng làm cho bất cứ ai khi ngắm nhìn càng thêm yêu quê hương của mình. 
- HS trả lời.
- HS : + Con rất yêu quý quê hương của mình .
 + Dù mai sau con có đi đâu xa con không bao giờ lãng quên quê hương mình .
+ Con sẽ cố gắng học tập tốt để trở thành người có ích , sau này phục vụ quê hương thật tốt
- HS nghe .

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_2_bai_cay_da_que_huong.doc