Giáo án lớp 2 - Tuần 5, 6 môn Tập làm văn

I/ Mục đích, yêu cầu:

HS biết tổ chức một cuộc họp tổ. Cụ thể:

-Xác định được rõ nội dung cuộc họp.

-Tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự đã học.

II/ Đồ dùng dạy – học:

Bảng lớp ghi:

-Gợi ý về nội dung họp ( theo SGK)

-Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp ( viết theo yêu cầu 3, bài Cuộc họp của chữ viết, SGK Tiếng Việt 3, tập 1 trang 45)

III/ Các hoạt động dạy – học:

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 5, 6 môn Tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øo. Hôm nay các em sẽ tập tổ chức cuộc họp theo đơn vị tổ. Cuối giờ, các tổ sẽ dự thi để bình chọn người điều khiển cuộc họp giỏi nhất, tổ họp nghiêm túc nhất.
-GV ghi tựa bài lên bảng
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
a/ Hoạt động 1: GV giúp HS xác định yêu cầu của bài tập.
-GV hỏi: bài Cuộc họp của chữ viết đã cho các em biết: để tổ chức tốt 1 cuộc họp, các em phải chú ý những gì?
-GV nhận xét và chốt lại:
+Phải xác định rõ nội dung họp bàn về vấn đề gì? Có thể là những vấn đề được gợi ý trong SGK ( giúp nhau học tập, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20/11, trang trí lớp học, giữ vệ sinh chung). Có thể là những vần đề khác do các em tự nghĩ ra ( VD: giúp đỡ bạn …). Vấn đề đó cần có thật sẽ làm cho các thành viên có ý kiến phát biểu sôi nổi. Không phải chỉ là đóng kịch.
+Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp 
b/ GV cho các tổ làm việc:
-GV yêu cầu HS ngồi theo đơn vị tổ.
-GV theo dõi, giúp đỡ. 
c/ GV cho các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp:
-GV nhận xét.
-1 HS kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi
-2 HS đọc bức điện báo gửi gia đình.
-HS chú ý lắng nghe.
-2 HS nhắc lại tựa bài.
-1 HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý nội dung họp. Cả lớp đọc thầm.
-HS trả lời => HS nhận xét. 
-1 HS nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp ( nêu mục đích cuộc họp => nêu tình hình của lớp => nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó => nêu cách giải quyết => giao việc cho mọi người).
-Từng tổ làm việc.
-Các tổ làm việc dưới sự điều khiển của tổ trưởng để chọn nội dung họp.
-Từng tổ thi tổ chức cuộc họp. Cả lớp nhận xét. Bình chọn tổ họp có hiệu quả nhất ( tổ trưởng điều khiển cuộc họp đàng hoàng tự tin, các thành viên phát biểu ý kiến tốt.)
C/ Củng cố dặn dò:
-GV khen ngợi các cá nhân và tổ làm tốt bài tập thực hành.
-Nhắc HS cần có ý thức rèn luyện khả năng tổ chức cuộc họp. Đây là năng lực cần có từ tuổi HS, càng cần khi các em trở thành người lớn.
 Tiết 6: 	KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
I/ Mục đích, yêu cầu 
1.Rèn kĩ năng nói: HS kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình.
2.Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu), diễn đạt rõ ràng.
II/ Đồ dùng dạy – học
HS: VBT
III/ Các hoạt động dạy – học
A/ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2HS:
-HS1 trả lời câu hỏi: Để tổ chức tốt một cuộc họp, cần phải chú ý những gì? ( Phải xác định rõ nội
dung cuộc họp và nắm được trình tự công việc trong cuộc họp.)
-HS2 nói về vai trò của người điều khiển cuộc họp. ( Người điều khiển cuộc họp phải nêu mục đích cuộc họp rõ ràng; dẫn dắt cuộc họp theo trình tự hợp lí; làm cho cả tổ sôi nổi phát biểu; giao việc rõ ràng).
B/ Dạy bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài: 
Trong tiết học trước, các em đă thực hành để biết tổ chức một cuộc họp. Trong tiết học hôm nay, gắn với chủ điểm Tới trường, mỗi em sẽ kể về buổi đầu đén trường của mình, sau đó, viết lại những điều đã kể.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập 
a/ Hoạt động1: bài tập1( miệng)
-GV ghi bài1 lên bảng
-GV yêu cầu HS: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng. Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày khai giảng hoặc buổi đầu cắp sách đến lớp.
-GV ghi câu hỏi gợi ý lên bảng:
+ Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều?
+Thời tiết thế nào? Ai dẫn em đến trường?
+Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đã kết thúc thế nào?
+Nêu cảm xúc của em về buổi học đó?
-GV gọi 2 HS khá, giỏi kể mẫu.
-GV nhận xét.
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
-GV gọi bốn HS thi kể trước lớp.
-GV nhận xét.
b/ Hoạt động2: bài tập 2 (viết)
-GV ghi bài 2 lên bảng.
-GV nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật,đúng đề tài,đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
-HS viết xong,gọi 6 em đọc bài.
-GV nhận xét,rút kinh nghiệm.
Một HS nêu yêu cầu của bài.
-HS lớp nhận xét.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình.
-HS cả lớp nhận xét.
-Một HS nêu yêu cầu của bài ( Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu).
-HS cả lớp nhận xét.
-HS bình chọn những bạn viết hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV yêu cầu những HS chưa hoàn thành bài viết ở lớp về nhà viết tiếp,những HS đă viết xong bài về nhà viết lại cho bài văn hay hơn.
Tiết 7: 	NGHE – KỂ: KHÔNG NỠ NHÌN. 
	TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I/ Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng nghe và nói: Nghe kể câu chuyện Không nỡ nhìn,nhớ nội dung trưyện, hiểu điều câu chuyện muốn nói, kể lại đúng.
2.Tiếp tục rèn kĩ năng tổ chức cuộc họp: Biết cùng các bạn trong tổ mình tổ chức cuộc họp trao đổi một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng.
II/ Đồ dùng dạy – học: 
-Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa.
-Bảng lớp viết:
+Bốn gợi ý kể chuyện của bài tập 1.
+Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
III/ Các hoạt động dạy - học: 
A/ Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra 3 HS đọc bài viết kể về buổi đầu đi học của em.
-GV nhận xét.
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
Trong tiết tập làm văn hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện khôi hài khuyên con người phải biết xử sự có văn hoá ở nơi công cộng. Sau đó, các em sẽ tiếp tục được rèn kĩ năng tổ chức cuộc họp qua một bài tập có nội dung mới. 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
a/ Hoạt động 1: Bài tập 1
-GV yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ truyện, đọc thầm lại 4 câu hỏi ngợi ý để dễ ghi nhớ câu chuyện khi nghe cô kể.
-GV kể chuyện lần 1( giọng vui, khôi hài)
-GV hỏi HS:
+Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
+Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?
+Anh trả lời thế nào?
-GV kể chuyện lần 2.
-GV gọi 1 HS giỏi kể lại câu chuyện.
-GV cho HS tập kể chuyện.
-GV gọi 4 HS nhìn bảng chép các câu hỏi gợi ý, thi kể lại chuyện.
-GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi 4: Em có nhận xét gì về anh thanh niên?
-GV chốt lại tính khôi hài của câu chuyện: Anh thanh niên trên chuyến xe đông khách không biết nhường chỗ cho người già, phụ nữ, lại che mặt và giải thích rất buồn cười là không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
-GV nhắc HS cần có nếp sống văn minh nơi công cộng: Bạn trai phải biết nhường chỗ cho bạn gái, nam giới khoẻ mạnh phải biết nhường chỗ cho những người già yếu.
b/ Hoạt động 2: Bài tập 2
-GV cho HS nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp.
-GV ghi bảng trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
-GV nhắc HS:
+Cần chọn nội dung họp là vấn đề được cả tổ quan tâm. Đó có thể là nội dung được gợi ý trong SGK, cũng có thể là những vần đề mỗi tổ tự đề xuất.
+Chọn tổ trưởng là những bạn lần trước chưa được đóng vai điều khiển cuộc họp. Mỗi cuộc họp nên bàn 1 việc.
-GV theo dõi, hướng dẫn các tổ họp.
-GV gọi 3 tổ trưởng thi điều khiển cuộc họp của tổ mình trước lớp.
-GV nhận xét.
-1 HS đọc toàn văn yêu cầu của bài tập.
-Anh ngồi hai tay ôm mặt.
-Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?
-Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
-HS chăm chú nghe.
-HS từng cặp tập kể.
-Lớp bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất và hiểu tính khôi hài của câu chuyện.
-HS có thể có những ý kiến khác nhau.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập và gợi ý về nội dung họp.
-1 HS đọc trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
-Từng tổ làm việc nhanh theo trình tự :
+Chỉ định những người đóng vai tổ trưởng.
+Tổ trưởng chọn nội dung họp.
+Họp tổ.
-HS cả lớp nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-GV yêu cầu HS nhớ cách tổ chức, điều khiển cuộc họp để tổ chức tổt các cuộc họp của tổ, lớp.
-GV nhắc HS chuẩn bị trước nội dung tiết TLV tuần sau (kể về 1 người hàng xóm mà em quý mến).
Tiết 8: 	KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I/ Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng nói: HS kể lại tự nhiên chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.
2.Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu), diễn đạt rõ ràng.
II/ Đồ dùng dạy – học:
-Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi kể về 1 người hàng xóm.
III/ Các hoạt động dạy – học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
-2 HS kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn, sau đó nói về tính khôi hài của câu chuyện.
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
a/ Hoạt động 1: Bài tập 1
-GV ghi yêu cầu của đề bài và 4 câu hỏi bài tập 1 lên bảng.
-GV nhắc HS: 4 câu hỏi trên gợi ý để các em kể về 1 người hàng xóm. Em có thể kể 5 đến 7 câu sát theo những gợi ý đó. Cũng có thể kể kĩ hơn, với nhiều câu hơn về đặc điểm, hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm của gia đình em với người đó, tình cảm của người đó với gia đình em không hoàn toàn lệ thuộc của 4 câu hỏi gợi ý.
-GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
-GV cho HS 

File đính kèm:

  • docTLV.doc
Giáo án liên quan