Giáo án Số học lớp 6 học kì II

HĐ1: Tìm hiểu khái niệm tập hợp

GV giới thiệu về tập hợp :

 Tập hợp các đồ vật đặt trên bàn.

 Tập hợp các học sinh của lớp 6A

 Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4

 Tập hợp các chữ cái a ; b ; c

GV: Em hãy cho ví dụ về tập hợp

Vậy khi có một tập hợp thì viết như thế nào?

HĐ2:Tìm hiểu cách viết và các ký hiệu.

 GV : Thường dùng các chữ cái in hoa để đặt tên tập hợp.

 GV giới thiệu cách viết :

 Các phần tử của tập hợp được đặt trong hai dấu ngoặc nhọn  cách nhau bởi dấu”;” hoặc dấu “,”

 Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

GV: Các số tự nhiên nhỏ hơn 4 là những số nào? Các số đó dược viết trong dấu ngoặc gì?

Hãy viết tập hợp A trên?

GV: Hãy viết tập hợp B các chữ cái: a; b; c ?

GV: Tập hợp này có mấy phần tử ? Đó là những phần tử nào?

GV: Cho HS đứng tại chỗ nêu cách viết.

GV viết: B = a; b ; c ; a và hỏi cách viết trên đúng hay sai ?

GV giới thiệu ký hiệu “” và “” và hỏi

+ Số 1 có là phần tử của tập hợp A không ?

Ký hiệu : 1  A và cách đọc

+ Số 5 có là phần tử của A ?

Giới thiệu :+Ký hiệu : 5  A và cách đọc

Trong các cách viết sau cách viết nào đúng, cách viết nào sai?

Cho : A = 0 ; 1 ; 2 ; 3 B = a ; b ; c

a) a  A ; 2  A ; 5  A

b) 3  B ; b  B ; c  B

GV : Khi viết một tập hợp ta cần phải chú ý điều gì ?

GV gthiệu cách viết tập hợp A bằng cách 2

 GV : Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp A ?

GV: để viết một tập hợp có mấy cách? Đó là những cách nào?

GV giới thiệu cách minh họa tập hợp A ; B như SGK

 

 

doc233 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Số học lớp 6 học kì II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Dấu các số hạng giữ nguyên
GV: Từ đó cho biết: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc như thế nào?
GV: Yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc bỏ dấu ngoặc (SGK)
HS: Phát biểu các quy tắc dấu ngoặc (SGK)
GV: Đưa ví dụ tính nhanh (SGK)
GV: Yêu cầu HS làm ?3 
HS: Lần lượt hai HS thực hiện ?3 trên bảng
GV: Tổng kết
HĐ2: Tổng đại số (15phút)
GV: Giới thiệu như GSK
 - Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên.
 - Khi viết tổng đại số: Bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc.
GV: Đưa ví dụ trên bảng và yêu cầu HS làm.
HS: Làm VD như yêu cầu
GV: Giới thiệu các phép biến đổi trong tổng đại số.
GV: Nêu chú ý (SGK)
1. Quy tắc dấu ngoặc
 ?1 Hướng dẫn 
Số đối của 2 là (-2)
Số đối của (-5) là 5
Số đối của là 
 b. Tổng các số đối của 2 và -5 là:(-2)+5=3.
 Số đối của tổng cũng là 3.
 Vậy “Số đối của một tổng bằng tổng các số đối của các số hạng”.
 ?2 Hướng dẫn 
Tính và so sánh kết quả
 a. 7+(5-13)=7+(-8)= -1
 7+5+(-13)=12+(-13)= -1
 7+(5-13) = 7+5+(-13)
 b. 12-(4-6)=12-(-2)=12+2=14
 12-4+6=8+6=14 12-(4-6) = 12-4+6
 * Quy tắc dấu ngoặc: (SGK)
Ví dụ: Tính nhanh
 ?3 Tính nhanh
 a. (768-39)-768 = 768-39-768 = -39
 b. (-1579)-(12-1579) = -1579-12+1579 = -12
2. Tổng đại số
 VD: 5+(-3)-(-6)-(+7) = 5+(-3)+(+6)+(-7)
 =5-3+6-7 =11-10 =1
* các phép biến đổi trong tổng đại số:
 - Thay đổi vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.
 - Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tuỳ ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu trừ “-“ thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
u Chú ý: Nếu không sợ nhầm lẫn, ta có thể nói gọn tổng đại số là tổng.
4. Củng cố (3phút)
– GV nhấn mạnh lại quy tác dấu ngoặc cho học sinh.
– Hướng dẫn học sinh làm bài tập 55 SGK 
5. Dặn dò (1phút)
	– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập còn lại.
	– Chuẩn bị bài tập phần luyện tập.
Tiết: 51 Ngày soạn: 30.11.2011 
 §8. QUY TẮC DẤU NGOẶC - BÀI TẬP 
I. MỤC TIÊU
	- Biết vận dụng quy tắc dấu ngoặc vào giải bài tập
- Tính toán nhanh, hợp lý. Cẩn thận, chính xác. 
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Thước thẳng, giáo án, phấn
* Học sinh: Đồ dùng học tập, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: (1phút)Kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ: (3phút) Phát biểu quy tắc dấu ngoặc.
3. Bài luyện tập (1phút)
HĐ 
NỘI DUNG CHÍNH
* Bài tập 57. Sgk (18 phút)
Gv yêu cầu 4 Hs lên bảng thực hiện. Ưu tiên gọi học sinh trung bình, yếu, kém.
Hs lớp làm vào nháp và chú ý quan sát nhận xét.
* Bài tập 58/85 (12phút)
Gv hướng dẫn: ta chỉ thực hiện phép tính với những số hạng đồng dạng với nhau. thực hiện phép tính phần số với nhau. phần chữ( ẩn) với nhau. Chú ý tới quy tắc dấu ngoặc.
Hs làm. 2 Hs lên bảng trình bày.
Hs lớp thực hiện. Quan sát 2 bạn làm trên bảng và bổ xung nhận xét nếu cần.
* Bài tập 60/85 sgk (8phút)
2Hs lên bảng làm bài tập 60/85 sgk.
Hs lớp làm và quan sát. Nhận xét bổ xung nếu cần.
Bài tập 57 trang 85. Tính tổng
Hướng dẫn 
a. (-17) + 5 + 8 + 17 
=[(-17) + 17] + 13 = 0 + 13 =13
b. 30 + 12 + (-20) + (-12)
= [12 +(-12)] +[30 + (-20)] = 0 + 10 = 10
c. (-4) + (- 440) + (-6) + 440
= [(-440) + 440] + [(-4) + (-6)] = 0 + (-10) = -10
d. (-5) + (-10) + 16 + (-1)
= [(-5)+(-1) + (-10)] + 16 = (-16) + 16 = 0.
Bài tập 58 trang 85
Hướng dẫn 
a. x + 22 + (-14) + 52
= x + (-14) + 74 = x + 60
b. (-90) - (p +10) + 100.
= [(-90) + (-10) ] + (-p) +100
= [(-100) + 100] -p = - p.
Bài tập 60 trang 85 sgk
Hướng dẫn 
a. (27 + 65) + ( 346 - 27 - 65)
= 27 + 65 + 346 - 27 - 65
= (27 - 27) + (65 - 65) + 346 = 346
b. (42 - 69 + 17) - ( 42 +17)
= 42 - 69 + 17 - 42 - 17
= (42- 42) + (17 - 17) - 69 = 0 + 0 - 69 = - 69
4. Củng cố (3 phút)
– GV nhấn mạnh lại quy tác dấu ngoặc cho học sinh chú ý khi có dấu trừ đằng trước.
– Hướng dẫn học sinh làm các bài tập còn lại.
5. Dặn dò (1phút)
	– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập.
	 .
Tiết: 53 Ngày soạn: 03.12.2011 Luyện tập quy tắc chuyển vế ?
 I. Mục tiêu:
 - Học sinh vận dụng các tính chất của đẳng thức.
+ Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại nếu a + c = b + c thì a = b
+ Nếu a = b thì b = a
- Học sinh luôn phải ghi nhớ khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính, rèn tính cẩn thận cho học sinh.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 - GV: SGK, thước thẳng, phấn màu, chiếc cân bàn-hai quả cân nặng 1kg và hai nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau, ... 
 - HS: SGK, học thuộc quy tắc dấu ngoặc và xem trước bài mới.
III. Tiến trình dạy học:
 - ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
 HS1: Phát biểu các tính chất của đẳng thức.
 * Tính chất: 
 Nếu a = b thì a + c = b + c
 Nếu a + c = b + c thì a = b
 Nếu a = b thì b = a
C. Luyện tập:
Bài tập 61 (SGK/T87):
a) 7 – x = 8 – (-7)
 GV hướng dẫn, sau đó gọi HS lên bảng làm.
b) x- 8 = (-3) -8
 GV hướng dẫn, rồi gọi HS lên bảng làm.
 GV: Nhận xét và HD sửa sai.
 Bài tập 62 (SGK/T87):
 - GV hướng dẫn rồi gọi HS lên bảng làm.
Bài tập 66 (SGK/T87):
 4 –(27 – 3) = x –(13- 4)
 ? Đối với bài toán này ta nên áp dụng công thức nào trước ?
 Bài 4: 1/ Tìm x biết: (1, 5 đ)
a/ 5 – (10 – x) = 7
b/ - 32 - (x – 5) = 0
c/ - 12 + (x – 9) = 0
d/ 11 + (15 – x) = 1
 Bài 3: Tìm số nguyên x, biết rằng: 
x + 7 = - 5 - 14 
– 18 – x = - 8 – 13 
311 – x + 82 = 46 + (x – 21)
Giải:
x + 7 = - 5 - 14 
x = -19 – 7 
x = - 26 
– 18 – x = - 8 – 13 
- 18 + 8 + 13 = x
x = 23
311 – x + 82 = 46 + (x – 21)
311 + 82 – 46 + 21 = x + x
2x = 368
 x = 184
3.x – 15 = 0
3.x = 15
x = 5
x - 8 = 7 hoặc x – 8 = - 7 
với x – 8 = 7 
 x = 7 + 8 
 x = 15 
với x – 8 = - 7 
 x = - 7 + 8
 x = 1
IV. Củng cố:
 - GV gọi HS nhắc lại quy tắc chuyển vế.
a) 7 - x = 8 - (-7)
Þ 7- x = 8 + 7 
Þ - x = 8 Þ x = -8
 b) x- 8 = (-3) -8
Þ x= -3
 Bài tập 62 (SGK/T87):
a) |a| = 2 
 Suy ra: a = 2 hoặc a = -2
 b) | a + 2 | = 0
 Suy ra: a + 2 = 0 hay a = -2
Bài tập 66 (SGK/T87):
HS: Công thức dấu ngoặc.
4 - (27 - 3) = x - (13 - 4)
 4 - 24 = x - 13 + 4
 - 24 = x - 13
 -24 + 13 = x
 - 11 = x hay x = -11
Bài 4: 1 Tìm x . 
a/ 5 – (10 – x) = 7 5 – 10 + x = 7
- 5 + x = 7 x = 7 + 5 = 12.
Thử lại 5 – (10 – 12) = 5 – 10 + 12 = 7
Vậy x = 12 đúng là nghiệm.
b/ - 32 – (x -5) = 0 - 32 – x + 5 = 0 - 27 – x = 0 x = - 27
c/ x = 21
d/ x = 25
Tiết: 53	Luyện tập Thiếu? 	
ÔN TẬP HỌC KỲ I 
I. MỤC TIÊU
- Ôn lại các kiến thức cơ bản về tập hợp, mối quan hệ giữa các tập N, N*, Z, số và chữ số. Thứ tự trong N, trong Z, số liền trước, liền sau. Biểu diễn một số trên trục số.
- Rèn kĩ năng só sánh các số nguyên, biểu diễn các số trên trục số.
- Rèn luyện khả năng hệ thống hoá cho HS.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên: Thước thẳng, giáo án, phấn
* Học sinh: Đồ dùng học tập, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ: Hãy nhắc lại các tập hợp số mà em đã học.
3. Bài ôn tập
HĐ 
NỘI DUNG CHÍNH
HĐ1: Ôn tập chung về tập hợp
 Cách viết tập hợp, kí hiệu
GV: Để viết một tập hợp người ta có những cách nào?
HS: Thường có hai cách
 + Liệt kê các phần tử
 + Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
GV: Yêu cầu HS cho ví dụ
HS: Cho ví dụ, GV: Viết dưới dạng tập hợp 
GV: Chú ý mỗi phần tử của tập hợp được liệt kê một lần, thứ tự tuỳ ý.
 Số phần tử của một tập hợp
GV: Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử. Cho ví dụ?
HS: Một tập hợp có thể có một phần tử, nhiều phần tử, vô số phần tử hoặc không có phần tử nào.
GV: Ghi các ví dụ HS cho lên bảng
 Tập hợp con của một tập hợp
GV: Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B. Cho ví dụ?
HS: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B
GV: Ghi ví dụ HS cho trên bảng
GV:Thế nào là hai tập hợp bằng nhau?
HS: Nêu, gv tổng kết trên bảng
 Giao của hai tập hợp
GV: Giao của hai tập hợp là gì? Cho ví dụ?
HS: Nêu, gv: tổng kết
 HĐ2: Tập N, tập Z
 Khái niệm về tập hợp N, tập Z
GV: Thế nào là tập N, tập N*, tập Z? Biểu diễn các tập hợp đó
HS: Trả lời,
 gv: tổng kết
GV: Mối quan hệ giữa các tập hợp đó như thế nào?
HS: Trả lời, gv: ghi bảng
GV: Vẽ sơ đồ lên bảng
 Thứ tự trong N, trong Z
GV: Mỗi số tự nhiên đều là số nguyên. Hãy nêu thứ tự trong Z. Cho ví dụ?
HS: Nêu như SGK 
HS: Cho VD, gv: Tổng kết trên bảng
GV: Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang, nếu a<b thì vị trí điểm a so với b như thế nào?
HS: Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang, nếu a < b thì điểm a nằm bên trái điểm b.
GV: Yêu cầu HS lên bảng biểu diễn các số 3;0;-3;-2;1 trên trục số
HS: Biểu diễn, gv: Nhận xét
GV: Tìm số liền trước và số liền sau của số 0, số (-2)
GV: Nêu quy tắc so sánh hai số nguyên?
HS: Nêu quy tắc như SGK
GV: Tổng kết.
I. Ôn tập chung về tập hợp
 1. Cách viết tập hợp, kí hiệu
Thường có hai cách viết một tập hợp
 + Liệt kê các phần tử
 + Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
 VD: Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
2. Số phần tử của một tập hợp.
 Ví dụ: 
. Ví dụ tập các số tự nhiên x sao cho 
x + 5 = 3
3. Tập hợp con
 VD
 Thì 
* Nếu và thì A=B
4. Giao của hai tập hợp
 (SGK)
II. Tập N, tập Z
 1. Khái niệm về tập hợp N, tập Z
- Tập hợp N là tập hợp các số tự nhiên
- N* là tập các số tự nhiên khác 0
 N*
- Z là tập hợp các số nguyên gồm các số tự nhiên và các số nguyên âm.
* N*là một tập con của N, N là một tập con của Z. N*
 2. Thứ tự trong N, trong Z
 (SGK)
 VD: -5 < 2; 0 < 7
* Số liền trước và số liền sau
 Ví dụ:
Tìm số liền trước và số liền sau của số 0, số (-2)
 Số 0 có số liền trước là -1 và số liền sau là 1
 Só (-2) có số liền trước là (-3) và số liền sau là (-1)
4. Củng cố
– GV nhấn mạnh lại các kiến thức trọng tâm và các dạng bài tập cơ bản.
– Hướng dẫn học sinh về nhà ôn tập tiếp theo.
5. Dặn dò
	– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập phần ôn tập.
Ngày soạn: ... / ... / 201.. Ngày dạy: ... / ... / 201..
Tuần: 18	
Tiết: 54	
ÔN TẬP HỌC KỲ I (tt)
I. MỤC TIÊU
- Ôn tập quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, qui tắc cộng trừ số nguyê

File đính kèm:

  • docGIAO AN SO HOC 6 2 COT CKTKN.doc
Giáo án liên quan