Giáo án Số học 6 tuần 21
I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng:
1. Kiến thức: Nhắc lại được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt là dấu của tích hai số âm.
2. Kĩ năng: Vận dụng được quy tắc để tính tích hai số nguyên, đổi đúng dấu tích.
3. Thái độ: Hình thành khả năng dự đoán kết quả trên cơ sở tìm ra quy luật của các hiện tượng, của các số.
II. Chuẩn bị của GV - HS:
1. Giáo viên: SGK, GA, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, máy tính bỏ túi.
III. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục :
1. Ổn định lớp: ( 1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ: (7 ph)
Học xong bài giảng này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: Nhắc lại được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, đặc biệt là dấu của tích hai số âm. 2. Kĩ năng: Vận dụng được quy tắc để tính tích hai số nguyên, đổi đúng dấu tích. 3. Thái độ: Hình thành khả năng dự đoán kết quả trên cơ sở tìm ra quy luật của các hiện tượng, của các số. II. Chuẩn bị của GV - HS: 1. Giáo viên: SGK, GA, bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, máy tính bỏ túi. III. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục : Ổn định lớp: ( 1 ph) Kiểm tra bài cũ: (7 ph) Giáo viên Học sinh GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra. HS1: Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu, làm bài tập 77 HS2: Chữa bài 115/68 SBT Nếu tích hai số nguyên là số âm thì hai thừa số đó có dấu như thế nào? Bài 77- SGK/89 Chiều dài của vải mỗi ngày tăng là a) 250.3 = 750 (dm) b) 250.(-2) = - 500(dm) nghĩa là giảm 500 dm Bài 115- tr68 SBT m 4 -13 5 -5 n -6 20 -20 20 m.n -24 -260 -100 -100 3. Giảng bài mới: (33 phút) ĐVĐ: Phép nhân số nguyên cùng dấu có giống với phép nhân số tự nhiên không? Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: ( 8 ph) GV: Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0 - Yêu cầu HS làm ?1 GV: Khi nhân hai số nguyên dương tích là một số như thế nào? 1. Nhân hai số nguyên dương ? 1 a) 12.3 = 36 b) 5.120 = 600 *Tích hai số nguyên dương là một số nguyên dương. Hoạt động 2: ( 15 ph) GV: Treo bảng phụ ? 2 HS: Lên điền kết quả 4 dòng đầu GV: Trong 4 tích này, ta giữ nguyên (- 4) còn thừa số thứ nhất giảm dần 1 đơn vị, em thấy tích như thế nào? GV: Theo quy luật đó hãy dự đoán kết quả 2 tích cuối GV: Tích của hai số nguyên âm là một số như thế nào? GV: Yêu cầu HS làm ? 3 theo nhóm HS hoạt động nhóm 1 HS lên bảng làm Nhận xét GV: Chữa, đánh giá. 2. Nhân hai số nguyên âm ? 2 3.(- 4) = -12 2.(- 4) = - 8 Tăng 4 1.(- 4) = - 4 0.(- 4) = 0 Tăng 4 (-1).(- 4) = 4 (-2).(- 4) = 8 *Tích hai số nguyên âm là một số nguyên dương ? 3 Tính a) 5.17 = 85 b) (-15).(- 6) = 90 c) 13.(-5) = -65 d) (-150).(- 4) = 600 e) (+7).(-5) = -35 f) 45.0 = 0 Hoạt động 3: ( 10 ph) GV: yêu cầu HS làm bài ?4 theo nhóm HS: làm ? 4 (3 ph) GV: Hãy rút ra kết luận. Nhân một số nguyên với 0? Nhân hai số nguyên cùng dấu? Nhân hai số nguyên khác dấu? HS: Nêu kl GV nêu vì dụ dẫn đến chú ý SGK. HS theo dõi, phát biểu chú ý. 3. Kết luận ? 4 a) b là số nguyên dương b) b là số nguyên âm *Kết luận: + a.0 = 0.a = 0 + Nếu a, b cùng dấu: a.b = + Nếu a, b khác dấu: a.b = - Ví dụ: 27.(-5) = -135 ⇒ (+27).(+5) = +135 (-27).(+5) = -135 (-27).(-5) = + 135 (+5).(-27) = - 135 * Chú ý: sgk 4. Củng cố: ( 3 ph) Nêu quy tăc nhân hai số nguyên cùng dấu? Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu khác qui tắc nhân 2 số nguyên khác dấu ntn? 5. Hướng dẫn HS: ( 1 ph) - Học thuộc quy tắc nhân hai số nguyên - Bài tập 83; 84 /92 SGK - Bài 120 ® 125/69 SBT V. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ngày soạn: 7/1/2014 Ngày dạy : 14/01/2014 Tuần: 21 Tiết : 62 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: Áp dụng quy tắc nhân hai số nguyên vào giải bài tập, nhớ được quy tắc dấu (âm x âm = dương). 2. Kĩ năng: Thực hiện đúng phép nhân hai số nguyên, bình phương của một số nguyên, sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép nhân. 3. Thái độ: Trân trọng những ứng dụng thực tế của phép nhân hai số nguyên (Thông qua bài toán chuyển động). II. Chuẩn bị của GV - HS: 1. Giáo viên: SGK, GA, máy tính bỏ túi. 2. H ọc sinh: SGK, vở ghi, máy tính bỏ túi ( nếu có) III. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục : 1. Ổn định lớp: ( 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) Giáo viên Học sinh Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu, cùng dấu, nhân với số 0 HS phỏt biểu như kết luận SGK- 90 3. Giảng bài mới: ( 35 phút) ĐVĐ: Làm thế nào có thể xác đính chính xác dấu của kết quả phép nhân? Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 ( 12 phút) GV: Treo bảng phụ ghi bài tập 84/92 SGK. Gợi ý điền vào cột 3 trước rồi căn cứ vào cột 2 và 3 để điền cột 4 GV cho HS trao đổi cặp khoảng 3 phút sau đó gọi HS lên bảng thực hiện vào bảng phụ. GV gọi HS nhận xét, GV chốt lại. GV: Cho HS hoạt động theo nhóm làm bài 86 và 87/93 SGK GV: yêu cầu 1 nhóm trình bày rồi kiểm tra thêm một vài nhóm khác. Mở rộng: biểu diễn các số 25, 36, 49 dưới dạng tích của hai số nguyên bằng nhau. GV: Nhận xét gì về bình phương của mọi số? Bài 84 SGK/92 Dấu của a Dấu của b Dấu của ab Dấu của ab2 + + - - + - + - + - - + + + - - Bài 86 SGK/93 a -15 13 4 9 -1 b 6 -3 -7 - 4 - 8 ab - 90 -39 28 -36 8 Bài 87 SGK/93 32 = (- 3)2 = 9 49 = 72 = (- 7)2 25 = 52 = (- 5)2 0 = 02 36 = 62 = (- 6)2 *Bình phương của mọi số không âm Hoạt động 2 ( 8 phút) GV: Treo bảng phụ bài 82/92 SGK GV cho mỗi tổ làm một bài. GV gọi 3 HS lên bảng thực hiện. GV nhận xét chốt lại. GV: Treo bảng phụ ghi bài 88/93 x có thể nhận những giá trị nào? x có thể nhận các giá trị nguyên âm, nguyên dương, 0 Bài 82 SGK/92 a) (-7). (-5) > 0 b) (- 17) .5 < (-5).(-2) c) (+19). (+16) < (-17). (-10) Bài 88 SGK/93 x > 0 ⇒ (-5).x < 0 x 0 x = 0 ⇒ (-5).x = 0 Hoạt động 3 ( 10 phút) GV: Treo bảng phụ ghi đề bài 133/71 SBT GV: Quãng đường và vận tốc quy ước như thế nào? GV: Thời điểm quy ước thế nào? GV: Hãy giải thích ý nghĩa các đại lượng ứng với từng trường hợp. HS: a) v = 4, t = 2 nghĩa là người đó đi từ trái ®phải và thời gian là sau 3h nữa. GV: Xét về ý nghĩa thực tế bài toán chuyển động, quy tắc phép nhân số nguyên phù hợp với ý nghĩa thực tế. Bài 133 SBT/71 - 8 - 4 0 4 8 B D O C A Quãng đường và vận tốc quy ước: chiều trái ®phải : + chiều phải ®trái : - Thời điểm hiện tại: 0 Thời điểm trước: - Thời điểm sau: + a) v = 4, t = 2 nghĩa là người đó đi từ trái ®phải và thời gian là sau 2h nữa. Vị trí của người đó : A (+4). (+2) = (+8). b) 4.(-2) = - 8 .Vị trí của người đó : B c) (- 4).2 = - 8 . Vị trí của người đó : B d) (- 4).(-2) = 8. Vị trí của người đó : A. Hoạt động 4 ( 5 phút) GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu sgk nêu cách đặt số âm trên máy GV: Yêu cầu HS dùng máy tính để tính bài 89/93 sgk Bài 89 SGK/93 a) (-1356).7 = -9492 b) 39.(-152) = -5928 c) (-1909).(-75) = 143175. 4. Củng cố: ( 3 phút) Qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu, cùng dấu, nhân với số 0. 5. Hướng dẫn HS: ( 1 phút) - Ôn lại quy tắc nhân số nguyên. - Ôn lại tính chất phép nhân trong N - BTVN: 126 ® 131 SBT/70. V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 7/1/2014 Ngày dạy : 15/01/2014 …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 21 Tiết : 63 TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN I. Mục tiêu: Học xong bài giảng này, HS có khả năng: 1. Kiến thức: Nhớ được các tính chất cơ bản của phép nhân: Giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Nhớ được cách xác định dấu của tích nhiều số nguyên. 2. Kĩ năng: Vận dụng được các tính chất của phép nhân để tính nhanh giá trị của biểu thức. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, niềm say mê môn học. II. Chuẩn bị của GV - HS: 1. Giáo viên:SGK, GA, phấn màu, bảng phụ….. 2. Học sinh: SGK, vở ghi, máy tính bỏ túi( nếu có)…. III. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, giải quyết vấn đề. IV. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục : 1. Ổn định lớp: ( 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút). Giáo viên Học sinh Phép nhân các số tự nhiên có tính chất gì? Nêu dạng tổng quát HS nêu như nội dung bảng trong SGK - 15 3. Giảng bài mới: ( 33 phút) ĐVĐ: Tính chất phép nhân số nguyên có gì giống với phép nhân số tự nhiên? Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: ( 6 phút) GV: Treo bảng phụ Hãy tính 2.(-3) = ? (-3).2 = ? (-7).(- 4) = ? (- 4).(-7) = ? HS: Đứng tại chỗ đọc kết quả Rút ra nhận xét HS: Nêu tính chất . 1. Tính chất giao hoán 2.(-3) = - 6 (-3).2 = - 6 (-7).(- 4) = 28 (- 4).(-7) = 28 a.b = b.a Hoạt động 2: ( 12 phút) GV: Treo bảng phụ HS: Lên bảng tính, rút ra nhận xét GV: Yêu cầu HS phát biểu tính chất GV: Nêu chú ý 1 GV: Để tính nhanh tích của nhiều số ta có thể làm như thế nào? HS: Viết gọn dưới dạng luỹ thừa GV: Nêu chú ý 2 GV: Nếu tích có nhiều thừa số bằng nhau thì có thể viết gọn như thế nào -Chỉ vào bài 93 hỏi trong tích trên có mấy thừa số mang dấu âm? Kết quả tích mang dấu gì? - Yêu cầu HS làm ? 1; ? 2 GV: Treo bảng phụ ghi nhận xét 2. Tính chất kết hợp [9(-5)]2 = (-45).2 = -90 9[(-5)2] = 9.(-10) = - 90 ⇒ [9(-5)]2 = 9[(-5).2] (a.b).c = a.(b.c) *Chú ý: SGK ? 1Tích một số chẵn các thừa số nguyên âm mang dấu dương ? 2Tích một số lẻ các thừa số nguyên âm mang dấu âm Nhận xét: SGK/94 Luỹ thừa bậc chẵn của một số nguyên âm là một số nguyên dương (-3)4 = 81 Luỹ thừa bậc lẻ của một số nguyên âm là một số nguyên âm (- 4)3 = - 64 Hoạt động 3: ( 5 phút) GV: Tính (-5).1 = ? 1.(-5) = ? (+10).1 = ? GV: Nhân một số nguyên a với (-1) kết quả thế nào? 3. Nhân với 1 a.1 = 1.a = a a.(-1) = (-1).a = - a Hoạt động 5: ( 10 phút) GV: Muốn nhân một số với một tổng ta làm thế nào? -Nếu a.(b - c) thì sao? -Yêu cầu HS làm ? 5 4. Tính chất phân phối a.(b + c) = ab + ac a.(b- c) = a.[b +(- c)] = ab + a(- c) = ab – ac a.(b- c) = ab – ac ? 5 : Tính bằng hai cách và so sánh kết quả. a) (- 8).(5+3) = -8.8 = - 64 (- 8). (5+3) = -8.5 + (- 8).3 = - 40 + (-24) = - 64 b) (-3 +3).(-5) = 0.(-5) = 0 (-3+3).(-5) = (-3).(-5) + 3.(-5) = 15 + (-15) = 0 4. Củng cố: (5 phút) Các tính chất của phép nhân? Bài 93 b/95: Tính nhanh b) (-98).(1 - 246) -246.98 = -98 + 98.246 - 246.98 = -98 5. Hướng dẫn HS: ( 1 phút) - Học thuộc tính chất của phép nhân. - Học phần nhận xét và chú ý. - Làm bài tập 90; 91; 92; 94; 95; 96;97 ; 98/95, 96 SGK. V. Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- TUAN 21.doc