Giáo án Số học 6 - Tuần 15 - Bài 2: Tập hợp các số nguyên

3. Thái độ:

- Rèn luyện tính cẩn thận, sự yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị.

1.Giáo viên: - Thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu, bảng phụ.

2. Học sinh: - SGK, thước kẻ có chia đơn vị.

 - Ôn tập kiến thức bài "Làm quen với số nguyên âm" và làm bài tập

III. Tiến trình trên lớp.

1. Kiểm tra bài cũ

 Vẽ một trục số. Chỉ ra những số nguyên âm, số tự nhiên.

2.Dạy bài mới:

 Đặt vấn đề:

Chúng ta đã được biết về tập hợp số tự nhiên, số nguyên âm. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với tập hợp số mới đó là tập hợp các số nguyên

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tuần 15 - Bài 2: Tập hợp các số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Tiết 41 
§2. TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS biết được tập hợp số nguyên bao gồm các số nguyên dương, số 0 và các số nguyên âm. 
2. Kỹ năng: 
- Phân biệt được các số nguyên dương, số nguyên âm và số 0. 
- Biết điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm và viết được số đối của một số nguyên.
- HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
- HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
3. Thái độ: 
- Rèn luyện tính cẩn thận, sự yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
1.Giáo viên: - Thước kẻ có chia đơn vị, phấn màu, bảng phụ.
2. Học sinh: - SGK, thước kẻ có chia đơn vị.
 - Ôn tập kiến thức bài "Làm quen với số nguyên âm" và làm bài tập 
III. Tiến trình trên lớp.
1. Kiểm tra bài cũ
	Vẽ một trục số. Chỉ ra những số nguyên âm, số tự nhiên.
2.Dạy bài mới: 
	Đặt vấn đề: 
Chúng ta đã được biết về tập hợp số tự nhiên, số nguyên âm. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với tập hợp số mới đó là tập hợp các số nguyên
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu về tập hợp số nguyên
GV dùng trục số HS vừa vẽ:
 ? Hãy chỉ ra các số tự nhiên, các số nguyên âm.
-GV biểu diễn bằng sơ đồ ven. 
- GV giới thiệu: các số tự nhiên khác 0 đgl số nguyên dương
-GV: Tập hợp gồm các số nguyên dương, số 0 và số nguyên âm đgl tập hợp số nguyên.
-GV: Tập hợp các số nguyên được kí hiệu là Z
GV ghi bảng
?Hãy chỉ ra một vài số nguyên âm.
?Hãy chỉ ra một vài số nguyên dương.
? Vậy số 0 là số nguyên âm hay số nguyên dương?
GV giới thiệu ý 1 của chú ý 
GV nhấn mạnh: mặc dù Số 0 không phải là số nguyên âm, cũng phải là số nguyên dương, nhưng số 0 vẫn là số nguyên
? GV chỉ vào điểm biểu diễn số -3 trên trục số và hỏi: Điểm này biểu diễn số mấy?
-GV: Điểm này đgl điểm 3
- GV hỏi tương tự với một điểm khác.
?Tóm lại: Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là gì?
-GV giới thiệu ý 2 của chú ý
? Tập N và tập Z có mối quan hệ như thế nào?
HS chỉ ra số tự nhiên, số nguyên âm.
HS nghe và ghi nhớ.
HS ghi
HS chỉ ra vd số nguyên âm, dương. 
HS trả lời
HS lắng nghe
HS trả lời
HS trả lời
HS phát biểu lại chú ý
HS trả lời
1. Số nguyên.
Tập hợp các số nguyên là tập hợp gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương.
Kí hiệu: Z
Z = {...; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; ...}
 + Số nguyên dương: 1; 2; 3; ... hoặc (+1; +2; +3; ...)
 + Số nguyên âm : - 1 ; - 2 ; - 3 ...
 + Số 0
* Chú ý: 
- Số 0 không phải là số nguyên dương cũng không phải là số nguyên âm.
- Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về ứng dụng của số nguyên
-GV: Các em đã biết tập N được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, vậy tập Z có ứng dụng gì trong cuộc sống? Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu về một ứng dụng rất quen thuộc của số nguyên trong cuộc sống.
-GV dán bảng phụ
? Các đại lượng ở cột bên trái cùng hướng hay ngược hướng với các đại lượng ở cột bên phải?
? Các đại lượng ở cột bên nào sẽ được biểu thị bằng số nguyên âm
? vậy số nguyên thường được dùng để biểu thị các đại lượng ntn với nhau?
- GV ghi nhận xét.
-Bây giờ ta xét một ví dụ (bảng phụ)
-GV yêu cầu 2HS(cùng bàn) thảo luận nhóm để trả lời ?1
-GV gọi một vài nhóm nêu kết quả
-GV ghi kq lên bảng
GV chia nhóm 4em thảo luận ?2 trong 1,5 phút.
GV hd HS vẽ hình để giải
-GV gọi một vài nhóm nêu kết quả
-GV ghi kq lên bảng
- GV yêu cầu HS trả lời ?3a
HS: Ngược hướng
HS trả lời.
HS trả lời
HS ghi
HS thảo luận trả lời
Đại diện nhóm nêu kq, nhóm khác nhận xét
HS thảo luận trả lời
Đại diện nhóm nêu kq, nhóm khác nhận xét
*Nhận xét: Số nguyên thường được dùng để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
Ví dụ: SGK
?1 
Điểm C được biểu thị bởi số +4
Điểm D được biểu thị bởi số -1
Điểm E được biểu thị bởi số -4
?2
a) Sáng hôm sau ốc sên cách A là 1m
b) Sáng hôm sau ốc sên cách A là 1m
?3
a) Hai kết quả như nhau nhưng ốc sên lại ở hai vị trí khác nhau
b) Nếu coi A là điểm gốc thì:
a)Sáng hôm sau ốc sên ở điểm +1
b) Sáng hôm sau ốc sên ở điểm -1
Hoạt động 3. Tìm hiểu về số đối
? Từ kq ?3, hai số -1 và 1 có quan hệ gì đặc biệt với nhau hay không? Ta cùng tìm hiểu phần 2. Số đối
?Điểm -1 cách điểm 0 mấy đơn vị
?Điểm 1 cách điểm 0 mấy đơn vị
?Điểm -1 và 1 nằm về mấy phía của điểm 0
-GV: Vì điểm -1 và điểm 1 cách đều điểm 0 và nằm về hai phía của điểm 0 nên số -1 và 1 đgl hai số đối nhau, nghĩa là -1 là số đối của 1, 1 cũng là số đối của -1. 
? Tương tự như vậy, ta còn có những cặp số đối nhau nào nữa. 
? Trong tập số nguyên có bao nhiêu cặp số đối nhau?
GV giới thiệu: Số đối của 0 là 0
GV phân nhóm 4 em để làm Bài 1. Điền số thích hợp vào ô trống trên phiếu học tập.
-GV cùng cả lớp nhận xét
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS thực hiện
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
2. Số đối
-2
-1
0
-3
1
2
3
Nhận xét:
 1 và -1, 2 và -2, 3 và -3, ... là các số đối của nhau.
 Số đối của 0 là 0
Bài 1. Điền số thích hợp vào ô trống
Số nguyên a
-3
7
-91
Số đối của a
79
4
-5
Hoạt động 4. Bài tập củng cố
GV phân nhóm 4 em để làm Bài 2. Chọn ô đúng hoặc sai cho các ý sau trên phiếu học tập. 
-GV cùng cả lớp nhận xét
GV phân nhóm 4 em để làm Bài 7/ trên phiếu trắng trong 1,5phút
-GV thu bài làm một số nhóm dán lên bảng và nhận xét chỉnh sửa
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Nhóm khác đối chiếu kết quả và sửa sai.
Bài 2. Chọn ô đúng hoặc ô sai cho các ý sau.
(Bảng phụ)
Bài 7/70SGK
Dấu ‘+’ biểu thị cao hơn mực nước biển.
Dấu ‘-’ biểu thị thấp hơn mực nước biển.
4. Củng cố.
?Người ta thường dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng như thế nào? 	
HS: Số nguyên thường được sử dụng để biểu thị các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
? Tập hợp Z các số nguyên bao gồm những số nào ?
HS: Z gồm các số nguyên âm, các số nguyên dương và số 0.
? Tập hợp Z và N quan hệ với nhau như thế nào?
5. Dặn dò
	Ôn lại tập hợp số nguyên, số nguyên dương, số nguyên âm, số đối.
	Làm bài tập 6,8,9,10 trang 70+71/SGK;	bài 9, 10, 12, 13 trang 55+56/SBT
	Nghiên cứu trước bài THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN

File đính kèm:

  • docTAP HOP Z CAC SO NGUYEN.doc
Giáo án liên quan